Bài giảng Chương II: kim loại tiết 21: tính chất vật lí của kim loại

I/ Mục tiêu

 1/Kiến thức

- HS biết một số t/c vật lý của kim loại

- HS biết một số ứng dụng của kim loại trong đời sống và sản xuất

 2/Kỹ năng

- Biết thực hiện thí nghiệm đơn giản, quan sát, mô tả hiện tượng, nhận xét và rút ra kết luận về từng t/c vật lý

- Biết liên hệ t/c vật lý với một số ứng dụng của kim loại

 

doc36 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Chương II: kim loại tiết 21: tính chất vật lí của kim loại, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:28/10 Ngày dạy:1/11 Chương II: Kim loại Tiết 21: tính chất vật lí của kim loại I/ Mục tiêu 1/Kiến thức HS biết một số t/c vật lý của kim loại HS biết một số ứng dụng của kim loại trong đời sống và sản xuất 2/Kỹ năng - Biết thực hiện thí nghiệm đơn giản, quan sát, mô tả hiện tượng, nhận xét và rút ra kết luận về từng t/c vật lý - Biết liên hệ t/c vật lý với một số ứng dụng của kim loại 3/ Thái độ Giáo dục tính sáng tạo, tích cực *, Trọng tâm Tính chất vật lý của kim loại II/ Chuẩn bị 1/ Giáo viên: - Hoá chất : Dây thép, dây nhôm, than gỗ - Dụng cụ : Búa đinh, đèn điện, kim, ca nhôm, giấy gói bánh kẹo, đèn cồn 2/ Học sinh Ôn lại các kiến thức về độ dẫn điện của kim loại trong chương trình vật lí 7. III. tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ(5’) Giới thiệu bài.Gv vừa vẽ sơ đồ vừa giới thiệu GV trong chương I, các em đã được tìm hiểu về các hợp chất vô cơ. Sang chương II, chúng ta sẽ tìm hiểu về kim lọai. Bài đầu tiên trong chương là bài tính chất vật lí của kim lọai. 2. Bài mới Hoạt động của Gv-HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tính dẻo(12’) GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm - Dùng búa đập vào đoạn dây nhôm - Lấy búa đập vào một mẩu than -> quan sát nhận xét. HS: Làm thí nghiệm theo nhóm GV: Gọi đại diện nhóm lên nêu hiện tượng, giải thích và nêu kết luận. HS: Nêu hiện tượng, giải thích và nêu kết luận. Hoạt động 2: Tính dẫn điện(7’) GV: - Trong thực tế dây dẫn thường làm bằng những kl nào ? - Các kl khác có dẫn điện không ? HS:- Trong thực tế dây dẫn thường được làm bằng đồng nhôm ......... - Các kl khác có dẫn điện. HS: Nêu kết luận Hoạt động 3: Tính dẫn nhiệt(7’) GV:?kim loại có thể dẫn nhiệt được không HS: trả lời Nêu các ứng dụng của tính chất này trong thực tế Hoạt động 4: ánh kim(5’) ? Quan sát các đồ trang sức có đặc điểm gì HS : ánh kim GV: Thuyết trình: Quan sát đồ trang sức bằng bạc, vàng ..... ta thấy trên bề mặt có vẻ sáng lấp lánh rất đẹp các kl khác có vẻ sáng tương tự I, Tính dẻo Thí nghiệm Kết luận: Kim loại khác nhau có tính dẻo khác nhau II/ Tính dẫn điện +, Nhận xét: Kim loại có tính dẫn điện +, Khả năng dẫn điện của kim loại khác nhau; Ag; Cu; Al; Fe;… *, Chú ý: SGK II/ Tính dẫn nhiệt +, Kết luận: Kim loại có tính dẫn nhiệt +,ứng dụng : SGK IV/. ánh kim +; Ví dụ : Vàng ; bạc;….. +; Nhận xét: Kim loại có ánh kim +, ứng dụng: Đồ trang sức 3. Củng cố(7ph) ? Nhắc lại tính chất vật lí của kim loại? Yêu cầu hs lên vẽ bản đồ tư duy về kiến thức đã học trong bài Với mỗi tính chất kim loại được ứng dụng vào đời sống như thế nào? Đọc “ Em có biết?” Bài tập 2/ SGK- 48 4.Hướng dẫn về nhà(2’) Bài tập: 3,4,5/ SGK-48 Nắm chắc các tính chất vật lí của kim loại, hiểu những ứng dụng đó dựa trên các tính chất như thế nào. Đọc trước bài tính chất hoá học của kim loại. ……………………………………… Ngày soạn:30/10 Ngày dạy:3/11 Tiết 22: Tính chất hóa học của kim loại I/ Mục tiêu 1/Kiến thức -Tính chất hoá học của kl, viết PTPU tương ứng: Tác dụng với phi kim, dd axit, dd muối. 2/Kỹ năng - Quan sát hiện tượng thí nghiệm cụ thể rút ra được t/c hoá học của kim loại. - Tính khối lương của kl trong phản ứng, thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp 2 kl. 3/ Thái độ -Giáo dục tính sáng tạo, cẩn thận tỉ mỉ khi làm thí nghiệm. * Trọng tâm :tính chất hoá học của kim loại II/ Chuẩn bị 1/ Giáo viên Bảng phụ Hoá chất : AgNO3; H2SO4 l ; dd CuSO4;Cu; Fe; Zn; Na; dây thép;AlCl3 Dụng cụ : Giá ống no ; ống no ; đũa thuỷ tinh; lọ thuỷ tinh miệng rộng có nút nhám 2/ Học sinh Ôn lại tchh của axit và muối III. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ .(5’) HS 1:Nêu t/c vật lý của kim loại, ưd HS2: Nêu t/c hoá học của axit , muối, oxi. GV giới thiệu bài :Chúng ta đã bết hơn 80 kim loại khác nhau như nhôm ,sắt ,magie… Các kim loại này có tính chất hoá học nào? 2.Bài mới Hoạt động của Gv-HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1:Phản ứng của kim loại với phi kim(10’) GV: Làm thí nghiệm 1: đốt Fe trong ôxi GV: Làm thí nghiệm 2:Đưa một muôi sắt đựng Na nóng chảy vào bình đựng clo HS: Nêu hiện tượng TN1: Sắt cháy trong ôxi với ngọn lửa sáng chói, tạo ra nhiều hạt nhỏ màu nâu đen TN2: Na nóng chảy, cháy trong khí clo tạo thành khói trắng GV: Yêu cầu nêu kết luận về tính chất tác dụng với PK ? HS: Nêu kl như trong SGK Hoạt động 2:Phản ứng của kim loại với dung dịch axit(7’[) GV: Gọi một HS nhắc lại tính chất này. Làm thí nghiệm minh hoạ tính chất PTPƯ minh họa HS: Nêu lại một số kim loại phản ứng với axit tạo thành muối giải phóng khí hiđrô. Hoạt động 3: Phản ứng của kim loại với dung dịch muối(10’) GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm TN1: Cho một mẩu dây đồng vào ống nghiệm đựng dd AgNO3 TN2: : Cho một mẩu dây kẽm vào ống nghiệm đựng dd CuSO4 TN3: Cho một mẩu dây đồng vào ống nghiệm đựng dd AlCl3 HS: Làm thí nghiệm theo nhóm, nêu hiện tượng TN1: - Có kl màu trắng xám bám vào dây đồng, đồng tan dần - Dung dịch không màu chuỷên dần sang màu xanh lam. - Viết PTHH TN2: - Có kl màu trắng đỏ bám vào dây kẽm, kẽm tan dần - Màu xanh lam của dung dịch nhạt dần - Viết PTHH TN3:Không có hiện tượng gì xảy ra. HS: Đồng không đẩy được nhôm chứng tỏ đồng yếu hơn nhôm. I, Phản ứng của kim loại với phi kim 1. Kim loại tác dụng với oxi đôxit PTHH: Fe + O2đ Fe3O4 2. Kim loại tác dụng với phi kim khác PTHH: Na + Cl2 đ NaCl Kết luận SGK/49 II, Phản ứng của kim loại với dung dịch axit PTHH: Zn+ 2HCl đ ZnCl2+ H2 Kết luận SGK/49 Thí nghiệm 1 a) Hiện tượng b) PTHH: Cu+ AgNO3 đ Cu(NO3)2+ Ag 2. Thí nghiệm 2 a) Hiện tượng b) PTHH: Zn+ CuSO4 đ Cu+ ZnSO4 Kết luận SGK/49 3. Củng cố(10’) ? Nhắc lại tính chất hóa học chung của kim loại ?Khi nào KLPƯ được với dd muối Bài 2/SGK-51 GV: Đưa bảng phụ các sơ đồ gọi học sinh lần lượt hoàn thành các PTHH Làm bài 6 / 51 4. HDVN(3’) Đọc trước bài “Dãy HĐHH của kim loại ” - Làm bài 2, 4 , 5 / 51 Dạng toán bài 6 : Tăng giảm khối lượng GV HD bài 3 : Dùng dd BaCl2 hoặc dd HC ……………………………………………………………….. Ngày soạn: 2/11 Ngày dạy:11/11 Tiết 23 : Dãy hoạt động hóa học của kim loại I/ Mục tiêu 1/Kiến thức HS biết dãy hoạt động hóa học của kim loại. HS hiểu được ý nghĩa của dãy HĐHH của kim loại. 2/Kỹ năng - Quan sát hiện tượng thí nghiệm cụ thể rút ra được t/c hoá học của kim loại và dãy hoạt động của kim loại. - Vận dụng ý nghĩa của dãy HĐHH của kim loại để xét phản ứng cụ thể của KL để dự đoán kết quả phản ứng của KL cụ thể với dung dịch axit, với nước và với dung dịch mưối. 3/ Tư duy - Yêu thích môn học. * Trọng tâm Dãy hoạt động của kim loại II/ Chuẩn bị 1/ Giáo viên Bảng phụ Hoá chất : đinh sắt, dây đồng, dd FeSO4 , Ag, dd AgNO3; dd CuSO4; dd HCl, dd phenolphtalein.Dụng cụ : Giá ống no ; ống no , kẹp gỗ. 2/ Học sinh: - Ôn lại tchh của axit và muối. III. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ .(7’) HS1:Nêu các tính chất hóa học chung của kim loại viết PTHH minh họa? HS2 chữa bài tập 3/SGK - 51 Gv:Mức độ hoạt động hoá học khác nhau của các kim đựoc thể hiện như thế nào?Có thể dự đoán được phản ứng của kim loại với các chất khác không?Dãy hoạt động hoá học của kim loại sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó? 2. Bài mới Hoạt động của Gv-HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1(20’): Dãy hoạt động hoá học được xây dựng như thế nào? GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm TN1: Cho một mẩu Na vào 1 cốc đựng nước cất có thêm vài giọt dd phêlonphtalêin Cho một mẩu Fe vào 1 cốc đựng nước cất có thêm vài giọt dd phêlonphtalêin TN2: Cho một mẩu Fe vào 1 ống nghiệm có chứa1 đến 2 dd CuSO4 Cho một mẩu Cu vào 1 ống nghiệm có chứa1 đến 2 dd FeSO4 HS: Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV, sau đó nêu hiện tượng và viết PTHH GV:Yêu cầu nêu hiện tượng, giải thích và viết PTHH minh họa. GV: Hướng đẫn HS làm thí nghiệm 3, 4 TN3: Cho một mẩu Ag vào 1 ống nghiệm có chứa1 đến 2 dd CuSO4 Cho một mẩu Cu vào 1 ống nghiệm có chứa1 đến 2 ml dd AgNO3 HS: Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV, sau đó nêu hiện tượng và viết PTHH GV:Yêu cầu nêu hiện tượng, giải thích và viết PTHH đồng thời nêu kết luận. GV: Giới thiệu dãy hoạt động hóa học của kim loại. Hoạt động 2(9’): Dãy hoạt động hoá học có ý nghĩa như thế nào? GV:Đưa bảng phụ ý nghĩa của dãy hoạt động của kim loại và giải thích. HS: Đọc lại ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại trong SGK I, Dãy hoạt động hoá học được xây dựng như thế nào? 1. Thí nghiệm 1 PTHH: 2Na+ 2H2O đ 2NaOH+H2 Kết luận(SGK) 2. Thí nghiệm 2 PTHH: Fe+ CuSO4 đ Cu+ FeSO4 3. Thí nghiệm 3 PTHH Cu+ AgNO3 đ Cu(NO3)2+ Ag 4. Thí nghiệm 4. PTHH Fe+ 2HCl đ FeCl2+ H2 Kết luận(SGK) Dãy hoạt động hóa học của một số kim loại: K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au II, Dãy hoạt động hoá học có ý nghĩa như thế nào? (SGK/54) 3. Củng cố(7’) ? Đọc lại dãy hoạt động hóa học của một số kim loại. ? Nêu ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại. Hs trả lời bài 1/SGK-54 Chọn C Hs lên trình bày bài 2/SGK-54 b, Zn Zn(r)+ CuSO4(dd) đ Cu(r)+ ZnSO4(dd) 4. Hướng dẫn học ở nhà(2’) Học thuộc dãy hoạt động hóa học của một số kim loại. Nắm chắc ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại Làm bài tập 4, 5/ 54 ( SGK ) Nghiên cứu trước bài: Nhôm ……………………………………….. Ngày soạn:8/11 Ngày dạy: 15/11 Tiết 24: Nhôm I/ Mục tiêu 1/Kiến thức HS biết được tính chất vật lí, tính chất hoá học của nhôm: chúng có tính chất hoá học chung của KL, nhôm không phản ứng với H2SO4đặc,nguội HNO3 đặc, nguội, nhôm phản ứng được với dung dịch kiềm Phương pháp sản xuất nhôm bằng cách điện phân nhôm oxit nóng chảy. 2/Kỹ năng - Dự đoán, kiểm tra, kết luận về tchh của nhôm . HS viết được các PTHH minh hoạ. - Tính thành phần phần trăm về khối lưựng của hỗn hợp bột nhôm và sắt. Tính khối lượng nhôm tham gia PƯHH hoặc sản xuất được theo hiệu xuất của phản ứng. 3/Thái độ Yêu thích môn học. * Trọng tâm : Tính chất hoá học của nhôm. II/ Chuẩn bị 1/ Giáo viên Bột nhôm, bìa giấy, đèn cồn, diêm, dây nhôm, dd CuCl2 , dd NaOH dặc , ống nghiệm, giá ống nghiệm , ống hút. Tranh sơ đồ điện phân nhôm ôxit nóng chảy. 2/ Học sinh:Xem lại TCHH của kim loại, dãy HĐHH. III. tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ.(8’) GV: Nêu yêu cầu kiểm tra HS1 trình bày TCHH của kim loại? HS viết dãy HĐHH của kim loại và ý nghĩa của dãy. HS2: Nêu các tính chất hóa học chung của kim loại? Bài 3a/SGK Điều chế CuSO4 từ Cu Cu (r )+H2SO4 (đ,n) đ CuSO4 (dd)+SO2(k) +2H2O(l ) Hoặc 2Cu + O2 đ 2CuO CuO + H2SO4 đ CuSO4 + H2O GV: Gọi học sinh nhận xét, đánh giá. GV vào bài: Nhôm là nguyên tố phổ biến thứ phổ biến trong vỏ Trái Đất và có nhiều ứng dụng trong đời sốngvà sản xuất.Nhôm có tính chát vật lí ,hoá học nào và có ứng dụng gì quan trọng? HS : Cho biết KHHH và nguyên tử khốicủa nhôm. 3. Bài mới Hoạt động của Gv-HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tính chất vật lí(5’) GV: Nêu mục đích của bài GV: Cho học sinh quan sát lọ đựng nhôm, dây nhôm, liên hệ thực tế cuộc sống hàng ngày. ? Nêu các tính chất vật lí của nhôm GV: Gọi học sinh đọc các tính chất vật lí của nhôm GV: Nhôm có tính dẻo nên cán mỏng hoặc kéo dài thành sợi( giấy gói...) Hoạt động2: Tính chất hoá học(18’) GV: Dự đoán các tính chất hoá học của nhôm? HS: Nhôm có tính chất hoá học của kim loại vì nhôm là một kim loại GV: Các tính chất hoá học của kim loại đã ghi ở kiểm tra bài cũ hãy làm thí nghiệm kiểm chứng? GV: Hướng dẫn học sinh rắc bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn và qua sát GV: ở điều kiện thường nhôm tác dụng với khí oxi trong không khí tạo thành lớp nhôm oxit mỏng bền vững bảo vệ các đồ vật bằng nhôm không cho nhôm tác dụng với khí oxi trong không khí và trong nước. GV: Giới thiệu thêm... HS: Làm thí nghiệm theo nhóm quan sát hiện tượng? GV: Nhận xét tính chất hoá học của nhôm HS: Kim loại nhôm có đầy đủ tính chất hoá học của kim loại. GV: Nhôm còn tính chất hoá học nào khác? GV: Làm thí nghiệm cho dây sắt và dây nhôm vào dung dịch NaOH. Yêu cầu học sinh quan sát nêu hiện tượng HS: Quan sát nêu hiện tượng và kết luận. GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại các tính chất hoá học của nhôm. Hoạt động 3(7’): Tìm hiểu ứng dụng và cách sản xuất. Hs nêu các ứng dụng của nhôm trong thực tế và bổ sung. Hs tự đọc SGK nêu cách sản xuất nhôm Gv :nêu PTHH I/ Tính chất vật lí. Sgk/ 55 II, Tính chất hoá học 1,Nhôm có những tính chất hoá học của kim loại không? a, Phản ứng với phi kim 4Al + 3O2 đ 2Al2O3 2Al + 3Cl2 đ 2AlCl3 b, Phản ứng của nhôm với dung dịch axit 2Al + 6HCl đ 2AlCl3 + 3H2 c, Phản ứng với dung dịch muối 2Al + 3CuCl2 đ 2AlCl3+ Cu 2, Nhôm có tính chất hoá học nào khác? Nhôm phản ứng với dung dịch kiềm III. ứng dụng. Sgk/ 56 IV. Sản xuất nhôm. Sgk/57 -Nguyên liệu: quặng bô xit -Phương pháp: điện phân nóng chảy Criolit 2Al2O3 4Al+ O2 3.Củng cố (5’) HS làm bài tập: Bằng phương pháphóa học , nhận biết các kim l oại sau: Al, Ag, Fe. ĐA: Dùng dd NaOH nhận ra kim loại Al Dùng dd HCl nhận ra sắt. Còn lại là bạc. 4.Hướng dẫn về nhà(2’) Học bài nắm được tính chất vật lí, hóa học, ứng dụng và cách sản xuất nhôm. Làm bài tập: 1,2,3/ sgk/ 58 ............................................................ Ngày soạn:12/11 Ngày dạy: 17/11 Tiết 25: sắt I/ Mục tiêu 1/Kiến thức HS biết được tính chất vật lí, tính chất hoá học của sắt: có tính chất hoá học chung của KL, sắt không phản ứng với H2SO4đặc,nguội HNO3 đặc, nguội. Sắt là kim loại có nhiều hoá trị. 2/Kỹ năng HS biết dự đoán tính chất hh của sắt; biết liên hệ tính chất sắt với một số ứng dụng trong đời sống, sản xuất . HS biết dùng thí nghiệm & sử dụng kiến thức cũ để kiểm tra dự đoán & kết luận về tính chất HH của sắt. HS viết được các PTHH minh họa cho tính chất của sắt . 3/ Thái độ Nghiêm túc cẩn thận thông qua việc làm các thí nghiệm . * Trọng tâm Tính chất hoá học của sắt II/ Chuẩn bị 1/ Giáo viên - dây sắt quấn hình lò xo, bình clo, đèn cồn, diêm, kẹp gỗ. 2/ Học sinh:Xem lại tính chất vật lý và tính chất hóa học của nhôm. III. tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ .(10’) HS1 trình bày TCHH của nhôm? và viết PTHH minh họa . HS2 chữa bài tập số 2 HS3 chữa bài tập số 6 , HS nhận xét . GV sửa chữa, cho điểm GV vào bài: Từ xa xưa con người đã biết sử dụng nhiều vật dụng bằng sắt hoặc hợp kim của sắt.ngày nay, trong số tất cả các kim loại ,sắt vẫn được sử dụng nhiều nhất .Hãy tìm hiểu về tính chất vật lí và hoá học của sắt. 2. Bài mới Hoạt động của Gv-HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tính chất vật lí(5’) GV: Yêu cầu học sinh liên hệ thực tế cuộc sống hàng ngày. ? Nêu các tính chất vật lí của nhôm HS: Nêu các tính chất vật lí của sắt GV: Yêu cầu Hs đọc SGK Hoạt động2: Tính chất hoá học(16’) GV: Giới thiệu sắt có các tính chất hoá học của kim loại ? Sắt có những tính chất hoá học gì? Viết PTHH minh hoạ. HS: Nêu các tính chất hoá học của sắt GV: Làm thí nghiệm sắt với khí clo HS: nêu hiện tượng viết PTHH minh hoạ GV: Giới thiệu thêm ở nhiệt độ cao sắt tác dụng với S, Br2,... GV: lưu ý sắt không tác dụng với H2SO4 đặc nguội HS: Nhắc lại các tính chất hoá học của sắt GV: Lưu ý về 2 hoá trị của sắt I/ Tính chất vật lí. Sgk II, Tính chất hoá học 1, Tác dụng với phi kim 3Fe + 2O2 đ Fe3O4 2Fe + 3Cl2 đ 2FeCl3 2, Tác dụng với dung dịch axit Fe + 2HCl đ FeCl2+ H2 3, Tác dụng với dung dịch muối Fe + CuSO4 đ FeSO4 + Cu 3.Luyên tập- Củng cố(12’) Bài tập: Viết PTHH biểu diễn các chuyển hoá sau: FeCl2 Fe(NO3)2 Fe Fe FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 Fe GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm GV: Đưa biểu điểm chấm các nhóm PTHH 1-3: 1 điểm PTHH 4-7: 1,5 điểm 1 điểm cho 2 nhóm nhanh nhất Bài tập: Viết PTHH 1, Fe + 2HCl đ FeCl2)+ H2 2, 2AgNO3+FeCl2đ2AgCl + Fe(NO3)2 3, Fe(NO3)2 +MgđMg(NO3)2+Fe 4, 2Fe + 3Cl2 đ 2FeCl3) 5, FeCl3+3NaOH đFe(OH)3+3NaCl 6, 2Fe(OH)3 đ Fe2O3+ 3H2O 7, Fe2O3+ 3H2 đ 2Fe + 3H2O 4.Hướng dẫn về nhà(2’) Học bài nắm được tính chất vật lí, hóa học của sắt chú ý trường hợp sắt cho hóa trị II, III. Làm bài tập 2, 3,4 / sgk GV hướng dẫn bài 5: PT: Fe + CuSO4 -> Cu + FeSO4 = 0,01 mol. Chất rắn A gồm Fe dư và Cu m chất rắn còn lại sau phản ứng là m Cu phản ứng (1) DD b Chỉ chứa FeSO4. Chuẩn bị trước thí nghiệm “ ảnh hưởng của các chất trong môi trường đến sự ăn mòn kim loại” trong bài ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn ……………………………………… Ngày soạn:15/11 Ngày dạy:18/11 Tiết 26: hợp kim sắt: gang, thép. I/ Mục tiêu 1/Kiến thức Thành phần chính của gang và thép. Sơ luợc về phương pháp luyện gang và thép 2/Kỹ năng - Quan sát sơ đồ, hình ảnh để rút ra được nhận xét về phương pháp luyện gang và thép. 3/ Tình cảm Yêu thích môn học . *, Trọng tâm Khái niệm hợp kim và cách sản xuất gang và thép. II/ Chuẩn bị 1/ Giáo viên Một số mẫu vật gang thép:; tranh vẽ sơ đồ lò cao, lò luyện thép. 2/ Học sinh: Sưu tầm những vật dụng được làm từ thép. III. tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ .(10’) HS1 trình bày TCHH của sắt và viết PTHH minh họa . HS2 chữa bài tập số 2/ sgk/60 HS3 chữa bài tập số 4/60/sgk HS nhận xét . GV sửa chữa, cho điểm GV vào bài: Trong đời sôngs và kĩ thuật ,hợp kim của sắt là gang thép đwocj sử dụng rất rộng rãi.thế nào là gang thép?Gang thép đựoc sản xuất như thế nào? 2. Bài mới Hoạt động của Gv-HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1(12’): Hợp kim của sắt HS nghiên cứu thông tin/ sgk cho biết thế nàolà hợp kim? Gv giới thiệu hợp kim của sắt có nhiều ứng dụng là gang vàthép. GV: Cho học sinh quan sát mẫu vật yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: ? Cho biết gang và thép có đặc điểm gì khác nhau? ? Kể một số ứng dụng của gang và thép HS: Gang thép khác nhau: Gang cứng, giòn hơn thép Thép cứng hơn, đàn hồi, ít bị ăn mòn HS: Nêu các ứng dụng của gang, thép... GV: Đưa bảng phụ thành phần của gang và thép yêu cầu HS so sánh sự giống và khác nhau thành phần của gang và thép Hoạt động2(10’): Sản xuất gang và thép GV: Yêu cầu các nhóm nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi: a. Nguyên liệu để sản xuất gang b. Nguyên tắc để sản xuất gang c. Quá trình sản xuất gang. Viết PTHH GV: Giới thiệu các quặng ở Việt Nam Giới thiệu than cốc, quá trình sản xuất gang thêm các nội dung: CO khử các oxit sắt ... GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm sản xuất thép như thế nào? I/ Hợp kim của sắt. * Hợp kim là chất rắn thu được sau khi làmnguội hỗn hợp nóng chảy của nhiều kim loại khác nhau hoặc của kim loại và phi kim 1. Gang là gì? Sgk/ 61 2.Thép là gì? sgk/61 II. Sản xuất gang thép 1 Sản xuất gang như thế nào? a) Nguyên liệu: Quặng manhetit ( chứa Fe3O4) Quặng Hematit( Chứa Fe2O3) Than cốc, không khí và một số chất phụ gia b) Nguyên tắc sản xuất gang. Dùng cacbon oxit khử oxit sắt ở nhiệt độ cao. c) Quá trình sản xuất gang trong lò cao: C + O2 đ CO2 C + CO2 đ 2 CO Fe2O3 + 3CO) đ 2Fe + 3CO2 2. Sản xuất thép như thế nào? a) Nguyên liệu: Gang, sắt phế liệu, khí ôxi. b) Nguyên tắc sản xuất thép. Ô xi hóa một số nguyên tố có trong gang như C, Si, S, P.. c) Quá trình sản xuất thép FeO+ C đ Fe) + CO 3Luyện tập và củng cố(10’) GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại các nội dung chính của bài HS: nêu các nội dung chính của bài Bài 5/SGK-63 Bài 5/SGK-63 a. FeO+ Mn đ Fe + MnO b. Fe2O3 + 3CO đ 2Fe + 3CO2 4.Hướng dẫn học ở nhà(3’) Học bài theo vở ghi và SGK, làm bài tập 5, 6/ sgk/63 Bài tập: 4,6/SGK Yêu cầu HS học lí thuyết, đọc trước bài sự ăn mòn kim loại Tự làm trước các thí nghiệm của bài sự ăn mòn kim loại. Làm thí nghiệm Hình 2.19 trước 1 tuần theo nhóm. ……………………………………………………. Ngày soạn:16/11 Ngày dạy:22/11 Tiết 27: sự ăn mòn kim loại- bảo vệ kim loại không bị ăn mòn I/ Mục tiêu 1/Kiến thức Biết được: - Khái niệm về sự ăn mòn kim loại và 1 số yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn ăn mòn kim loại. - Cách bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. 2/Kỹ năng Quan sát một số thí nghiệm và rút ra nhận xét về một số yếu tố ảnh hưởng đén sự ăn mòn kim loại. Nhận biết được hiện tượng ăn mòn kim loại trong thực tế Vận dụng kiến thức để bảo vệ một số đồ vật bằng kim loại trong gia đình. 3/ Thái độ - Có ý thức bảo vệ kim loại. * Trọng tâm - Khái niệm ăn mòn kim loại và các yếu tố ảnh hưởng - Biện pháp chống ăn mòn kim loại. II/ Chuẩn bị 1/ Giáo viên Một số đồ dùng bằng kim loại đã bị gỉ 2/ Học sinh: Các nhóm mang thí nghiệm “ ảnh hưởng của các chất trong môi trường đến sự ăn mòn kim loại” đã chuẩn bị đến lớp. III. tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ .(7’) HS nêu khái niệm hợp kim và so sánh thnàh phần tính chất ứng dụng của gang và thép. HS nêu nguyên liệu, nguyên tắc sản xuất gang, viết các PTPƯ. GV giới thiệu bài: Hằng năm trên thế giới có hàng trăm triệu tấn kim loại bị phá hủy, đó là do kim loại bị ăn mòn vậy sự ăn mòn kim loại là gì? các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự ăn mòn và biện pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn ntn? 2. Bài mới Hoạt động của Gv-HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1(8’): Thế nào là sự ăn mòn kim loại GV: Cho HS quan sát một số đồ vật bằng kim loại bị gỉ ? Nêu khái niệm sự ăn mòn kim loại? HS: ... sự phá huỷ kim loại, hợp kim... GV: Giải thích nguyên nhân HS: Đọc lại SGK Hoạt động2(15’): Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại GV: Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm các nhóm đã chuẩn bị trước HS: Trình bày các thí nghiệm đã làm – nêu hiện tượng ống 1: Đinh sắt trong không khí khô không bị ăn mòn. ống 2: Đinh sắt trong nước có hoà tan o xi bị ăn mòn chậm. ống 3: Đinh sắt trong dung dịch muối ăn bị ăn mòn nhanh. ống 4: Đinh sắt trong nước cất không bị ăn mòn. GV: Từ các hiện tượng thí nghiệm rút ra nhận xét gì? HS: nêu nhận xét... GV: Giới thiệu ảnh hưởng của nhiệt độ Hoạt động3(7’): Làm thế nào bảo vệ kim loại không bị ăn mòn GV: Cho học sinh thảo luận nhóm – các cách bảo vệ kim loại tránh bị ăn mòn Lấy ví dụ minh hoạ HS: Thảo luận nhóm Các cách bảo vệ kim loại tránh bị ăn mòn 1, Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường: sơn, mạ, bôi dầu mỡ lên bề mặt kim loại... 2, Chế tạo các hợp kim ít bị ăn mòn. I. Thế nào là sự ăn mòn kim loại. Là sự phá hủy kim loại hợp kim do tác dụng hóa học trong môi trường. II. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại. ảnh hưởng của các chất trong môi trường ảnh hưởng của nhiệt độ III. Làm thế nào để bảo vệ các đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn Ngăn kh ông ch o kim loại tiếp xúc với môi trư ờng. + Sơn, mạ, bôi dầu mỡ lên trên bề mặt kim loại + Đ ể n ơi kh ô rá o lau chùi sạ ch sẽ + Rửa sạ ch sẽ dụng cụ lao động và tra dầu m ỡ. 2. Chế tạ o hợp kim dễ b ị ăn mòn. 3. Củng cố (6’) HS nhắc lại các nội dung chính trong bài. HS đọc mục em có biết 4. Hướng dẫn học ở nhà(2’) Học bài nắm được khái niệm về sự ăn mòn, các yếu tố ảnh hưởng và biện pháp bảo vệ kim loại Làm bài tập 2,4,5/ 27 ( SGK ) .................................................................. Ngày soạn: 18/11 Ngày dạy: 24/11 Tiết 28: luyện tập chương 2: kim loại I/ Mục tiêu 1/Kiến thức HS được ôn tập, hệ thống lại các kiến thức cơ bản? Dãy HĐHH của kim loại, tính chất hóa học của kim loại nói chung, tính chất giống nhau và khác nhau giữa kim loại nhôm và sắt, thành phần tính chất sản xuất gang và thép.Sản xuất nhôm bằng cách điện phân hỗn hợp nóng chảy của nhôm ôxit criolit. Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn. 2/Kỹ năng HS biết hệ thống hóa rút ra những kiến thức cơ bản của chương. HS biết so sánh rút ra tính chất giống nhau giữa nhôm và sắt . HS biết vận dụng ý nghĩa dãy HĐHH của kim loại để xé và viết các PTPƯ, giải thích các hiện tượng trong thực tế và vận dụng đẻ giải các bài tập hóa học có liên quan. 3/Thái độ - Rèn tính cẩn thận chính xác II/ Chuẩn bị 1/ Giáo viên: Bảng phụ 2/ Học sinh:Xem lại kiến thức chương II. 1. Kiểm tra bài cũ Kết hợp trong quá trình ôn tập. GV vào bài: Nêu mục tiêu của tiết ôn tập. củng cố kiến thức đã học về kim loại.Vận dụng để giải một số bài tập. 2. Bài mới III. tiến trình dạy học Hoạt động của Gv-HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ.(15ph) GV: Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức đã học trong chương 2 HS nhắc lại các kiến thức đã học trong chương 2 GV: Các tính chất hoá học của kim loại HS: ... tác dụng với phi kim, dung dịch axit, dung dịch muối GV: Viết dãy hoạt động hoá học của kim loại. Nêu ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại HS: lên bảng viết dãy hoạt động hoá học của kim loại GV: Đưa bài tập lên máy chiếu Viết PTHH phản ứng của: Kim loại với phi kim: Cl2,, O2, S Kim loại với nước Kim loại tác dụng với dung dịch axit Kim loại tác dụng với dung dịch muối GV: Gọi học sinh lên bảng. GV: So sánh tính chất hoá học của nhôm và sắt. Viết PTHH minh hoạ HS: Thảo luận nhóm trình bày trên giấy trong GV: Đưa bài làm của các nhóm lên máy chiếu các nhóm nhận xét chéo- Đưa đáp án GV: Thế nào là sự ăn mòn kim loại ? Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại ? Những biện pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn Hoạt động 2: Bài tập(23ph) GV: Đưa bài tập lên máy chiếu Bài 1: Có các kim loại: Fe, Al, Cu, Ag Trong các

File đính kèm:

  • dochoa 9 tiet 2136.doc
Giáo án liên quan