Bài giảng Chương III : mol và tính chất hóahọc

- Yêu cầu học sinh biết được những khái niệm mới, và quan trọng đó là: mol, khối lượng mok, thể tích mol chất khí, tỉ khối của chất khí

- Hs biết cách chuyển đổi qua lại giữa số mol chất và khối lượng chất, giữa số mol khí và thể tích khí( đktc)

- HS biết được cách tính tỉ khối của chất khí A đối với chất khí B và từ đó suy ra được khối lượng mol của một chất khí

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1414 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương III : mol và tính chất hóahọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG III : MOL VÀ TÍNH CHẤT HÓAHỌC ***************** Mục tiêu của chương: Yêu cầu học sinh biết được những khái niệm mới, và quan trọng đó là: mol, khối lượng mok, thể tích mol chất khí, tỉ khối của chất khí Hs biết cách chuyển đổi qua lại giữa số mol chất và khối lượng chất, giữa số mol khí và thể tích khí( đktc) HS biết được cách tính tỉ khối của chất khí A đối với chất khí B và từ đó suy ra được khối lượng mol của một chất khí Từ những nội dung mà Hs biết được ở trên, yêu cầu Hs vận dụng để giải những bài tập hóa học liên quan với CTHH, PTHH ***************** MOl Bài18-Tiết 26 Tuần dạy:14 I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hs biết được -Định nghĩa mol,khối lượng mol,thể tích mol của chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn(đktc: 0oC,1atm) 2.kĩ năng: -Tính được khối lượng mol nguyên tử, mol phân tử của các chất theo công thức -Củng cố các khái niệm trên rèn kỹ năng tính PTK và củng cố về CTHH của đơn chất vàhợp chất 3.Thái độ: -Giáo dục hs yêu thích môn học II.Trọng tâm -Ý nghĩa của mol, khối lượng mol, thể tích mol III.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: bảng phụ và vẽ hình 3.1 sgk trang 64 2. học sinh:xem bài trước ở nhà IV. Tiến trình: 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 2. Kiểm tra miệng: -Trả bài kiểm tra 3. Bài mới Hoạt động giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1:Gv giớ thiệu bài như sgk Hoạt động 2: Tìm hiểu mol là gì? GV: để tìm hiểu khái niệm mol ta tìm hiểu phần mol là gì? GV liên hệ thực tế nêu ví dụ: 10quả cam còn gọi là 1 chục => dẩn dắt hs đến khái niệm mol GV: Nêu:”Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó” GV: con số 6.1023 được gọi là số Avôgadrô ( ký hiệu N ) GV: cho HS đọc phần “ Em có biết” để HS hình dung được con số 6.1023 to lớn dường nào GV: 1 mol nguyên tử nhôm có chứa bao nhiêu nguyên tử nhôm? HS thảo luận, GV ghi bảng GV: 0,5mol phân tử CO2 chứa bao nhiêu phân tử CO2 GV: đưaCho hs làm BT 1 ở bảng phụ BT 1: Em hãy điền chử Đ vào ô trống trước những câu mà em cho là đúng trong các câu sau: 1/ Số nguyên tử sắt có trong 1mol nguyên tử sắt bằng số nguyên tử Magiê trong 1mol nguyên tử Magiê 2/ Số nguyên tử oxi có trong 1mol phân tử oxi bằng số nguyên tử đồng có trong 1mol nguyên tử đồng 3/ 0,25mol phân tử H2O có 1,5.1023 phân tử nước Gọi 1 HS trả lời HS điền chử Đ vào câu 1, 3 Hoạt động 3:Tìm hiểu về khối lượng mol GV: Nêu định nghĩa khối lượng mol HS: ghi vào vở HS làm phần ví dụ: ?Em hãy tính phân tử khối của oxi, khí cacbonic điền vào cột 2 bảng sau: ( phiếu học tập ) Phân tử PTK Khốilượng mol O2 32 đv C 32g CO2 44 đv C 44g H2O 18đv C 18g GV: Em hãy so sánh PTK của 1 chất với khối lượng mol của chất đó HS: Khối lượng mol nguyên tử ( hay phân tử ) của 1 chất có cùng số trị với nguyên tử khối hay phân tử khối của chất đó * GV Lưu ý hs : Khối lượng của 1 mol phân tử( nguyên tử) = PTK( NTK) của chất đó GV: Gọi HS làm BT 2 Tính khối lượng mol của các chất: H2SO4, Al2O3, C6H12O6, SO2 HS: M H2SO4 = 98g; M Al2O3 = 102g; M C6H12O6 = 180g; M SO2 = 64g Hoạt động 4 : tìm hiểu về thể tích mol Lưu ý chỉ nói đến thểtích mol chất khí GV: Theo em hiểu thể tích mol chất khí là gì? HS: Thể tích mol chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử chất khí đó GV: Em hãy quan sát hình 3.1 và nhẫn xét ( cóthể gợi ý HS nhận xét, để HS rút ra kết luận) - Các chất khí trên có khối lượng mol khác nhau, nhưng thểtích mol ( ở cùng điều kiện ) thì bằng nhau HS trả lời ghi vào vởi GV: Nêu: ở đktc ( nhiệt độ = 00C và áp suất 1atm) thể tích của 1 mol bất kỳ chất khí nào cũng bằng 22,4l Gọi HS viết biểu thức *GV mở rộng: 1mol chất khí ở điều kiện thường chiếm thể tích là 24 lít I. Mol là gì? -Mol là lượng chất có chứa N ( 6.1023) nguyên tử hoặc phân tử chất đó. Ví dụ: a) 1mol nguyên tử nhôm có chứa 6.1023 nguyên tử nhôm b) 0,5 mol phân tử CO2 có chứa 3.1023 phân tử CO2 II. Khối lượng mol là gì? - Khối lượng mol ( ký hiệu M ) của 1 chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử đó Ví dụ: khối lượng mol nguyên tử hidro M H = 1g Vd: Khối lượng mol phân tử H2SO4 M (H2SO4 ) = 98g Khối lượng mol phân tử SO2 M ( SO2 ) = 64g III. Thể tích mol của chất khí là gì? -Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó + Một mol của bất kỳ chất khí nào( ở cùng điều kiện vềnhiệt độ và áp suất, đều chiếm những thể tích bằng nhau). Ở đktc, thể tích mol của các chất khí đều bằng 22,4l ( Ở đktc ta ó VH2 = VN2 = VO2 = 22,4l) 4. Câu hỏi , bài tập củng cố - BT 1/ 65 sgk đáp án: a/ 1,5mol nguyên tử nhôm có số nguyên tử là 9.1023 nguyên tử nhôm b/ 0,5mol phân tử H2 có số phân tử là 3. 1023 phân tử H2 c/ 0,25mol phân tử NaCl có số phân tử là 1,5. 1023 phân tử NaCl d/ 0,05mol phân tử H2O có số phân tử là 0,3. 1023 phân tử H2O -BT2/ 65 sgk: Khối lượng của: a. 1mol nguyên tử Cl có khối lượng M Cl= 35,5g. Tương tự M Cl2 = 71g b. M Cu = 64g; M CuO = 80g c. M C = 12g; M CO = 28g; M CO2 = 44g d. M NaCl = 58,5g; M C6H12O6 = 180g; M C12H22O11 = 342g 5. Hướng dẫn HS tự học: *Đối với bài hoc hôm nay: - Học bài - Làm BT 3, 4/ 65 sgk +HD: Dựa vào kiến thức bài học *Đối với bài học tới - Chuẩn bị bài “ Chuyễn đổi giữa khối lượng,thể tích và lượng chất “ Tìm hiểu :Cấu trúc bài có mấy nội dung chính? V. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doctiet 26 hoa 8.doc
Giáo án liên quan