Bài giảng Chương IV : nhóm halogen

1/. Hóa tính :

Clo dễ nhận 1 electron thể hiện tính oxi hóa mạnh.

a) Tác dụng với kim loại

2M + nCl2 = 2MCln (n : hóa trị cao nhất của kim loại)

Ví dụ : 2Fe + 3Cl2 = 2FeCl3

b) Tác dụng với H2 :

Cl2 + H2 = 2HCl (hidroclorua)

c) Tác dụng với phi kim

 

doc44 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2434 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Chương IV : nhóm halogen, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG IV : NHÓM HALOGEN: F CL Br I PHẦN LÝ THUYẾT CLO 1/. Hóa tính : Clo dễ nhận 1 electron thể hiện tính oxi hóa mạnh. a) Tác dụng với kim loại 2M + nCl2 = 2MCln (n : hóa trị cao nhất của kim loại) Ví dụ : 2Fe + 3Cl2 = 2FeCl3 b) Tác dụng với H2 : Cl2 + H2 = 2HCl (hidroclorua) c) Tác dụng với phi kim 3Cl2 + 2P = 2PCl3 5Cl2 + 2P = 2PCl5 d) Tác dụng với chất khử Cl2 + H2S = S + 2HCl Cl2 + 2FeCl2 = 2FeCl3 Cl2 + SO2 + 2H2O = 2HCl + H2SO4 e. Tác dụng với chất hữu cơ Cl2 + C2H2 = 2HCl + 2C (muội than) f) Tác dụng với nước Cl2 + H2O = HCl + HClO (axit hipoclorơ) Clo vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa. HClO là axit yếu, yếu hơn cả H2CO3 nhưng có tính oxi hóa mạnh nên có tính tẩy trắng, diệt trùng. g) Tác dụng với dung dịch kiềm Cl2 + 2NaOH = NaCl + NaClO + H2O 3Cl2 + 6KOH 5KCl + KClO3 + 3H2O Cl2 + Ca(OH)2 = CaOCl2 + 2H2O 2Cl2 + 2Ca(OH)2 = CaCl2 + Ca(ClO)2 + 2H2O 2/. Điều chế a). Trong phòng thí nghiệm Nguyên tắc: HClđ + chất oxi hóa mạnh ® Cl2­ Ví dụ: 4HCl + MnO2 = Cl2 + MnCl2 + 2H2O 16HCl + 2KMnO4 = 5Cl2 + 2MnCl2 + 2KCl + 8H2O 6HCl + KClO3 = 3Cl2 + KCl + 3H2O b). Trong công nghiệp 2NaCl + 2H2O Cl2 + H2 + 2NaOH 2NaCl 2Na + Cl2 HIĐROCLORUA HCl = 36,5 * ĐIỀU CHẾ : a) Phương pháp Sunfat NaCltinh thể + H2SO4 đặc NaHSO4 + HCl­ 2NaCltinh thể + H2SO4 đặc Na2SO4 + 2HCl­ b) Phương pháp tổng hợp H2 + Cl2 2HCl AXIT CLOHIĐRIC – MUỐI CLORUA 1/ AXIT CLOHIDRIC * Hóa tính : HCl là 1 axit mạnh. Tác dụng với chất chỉ thị màu : làm quỳ tím hóa đỏ. Tác dụng với bazơ : HCl + NaOH = NaCl + H2O 3HCl + Fe(OH)3 = FeCl3 + 3H2O Tác dụng với oxit bazơ : 2HCl + CuO = CuCl2 + 2H2O Tác dụng với kim loại (đứng trước hidro trong dãy hoạt động hóa học) Fe + 2HCl = FeCl2 + H2­ Cu + HCl®Không xảy ra Tác dụng với muối: HCl + AgNO3 = AgCl¯+ HNO3 (sản phẩm có ¯ hoặc ­) 2HCl + Na2SO3 = 2NaCl + SO2­ + H2O 2HCl + CaCO3 = 2NaCl + CO2­ + H2O 2/ MUỐI CLORUA : các muối clorua đều tan (trừ AgCl, PbCl2, …) nhận biết gốc clorua (Cl-) dùng dung dịch AgNO3 có hiện tượng ¯ trắng HCl + AgNO3 = AgCl¯ + HNO3 NaCl + AgNO3 = AgCl¯ + NaNO3 AgCl : ¯ trắng không tan trong nước, không tan trong HNO3, hóa đen ngoài ánh sáng. 2AgCl = 2Ag + Cl2 (trắng) (đen) MỘT SỐ HỢP CHẤT CHỨA OXI CỦA CLO 1/. Nước Javen: Cl2 + 2NaOH = NaCl + NaClO + H2O Dung dịch NaCl và NaClO (hoặc KCl và KClO) được gọi là nước Javen Nước Javen có tính oxi hóa mạnh, có tính tẩy trắng NaClO + CO2 + H2O = NaHCO3 + HClO 2/ Clorua vôi : là chất bột màu trắng xốp, luôn bốc mùi clo Ca(OH)2 + Cl2 = CaOCl2 + H2O Clorua vôi có tính oxi hóa mạnh dùng để tẩy trắng, tẩy uế 3/ Kali clorat : KClO3 3Cl2 + 6KOH 5KCl + KClO3 + 3H2O KClO3 dễ bị phân hủy khi đun nóng 2KClO3 2KCl + 3O2­ 4KClO3 KCl + KClO4 BROM & IOT * HÓA TÍNH : Br2 và I2 có tính oxi hóa mạnh nhưng kém clo a). Tác dụng với kim loại 2Al + 3Br2 = 2AlBr3 2 Al + 3I2 = 2AlI3 b). Tác dụng với hidro H2 + Br2 2HBr H2 + I2 2HI HI kém bền dễ bị phân hủy : 2HI = I2 + H2 Dung dịch HBr và HI có tính axit mạnh Độ mạnh của các axit : HCl < HBr < HI c). Mức độ hoạt động Cl2 > Br2 > I2 : tính oxi hóa giảm dần Br2 + 2NaI = NaBr + I2 Cl2 + 2NaBr = 2NaCl + Br2 FLO * HÓA TÍNH : tính oxi hóa mạnh nhất. a). Tác dụng với kim loại : kể cả Au và Pt 2Al + 3F2 = 2AlF3 b). Tác dụng với hidro : ngay trong bóng tối, ở nhiệt độ thấp. H2 + F2 = 2HF (Hidroflorua) HF + H2O ® dung dịch axit flohidric Dung dịch HF là 1 axit yếu nhưng có tính chất riêng là ăn mòn thủy tinh: 4HF + SiO2 = SiF4 + 2H2O (silictetraclorua) Điều chế HF : CaF2 + H2SO4 đặc = 2HF + CaSO4 c./ Tác dụng với nước : 2F2 + H2O = 4HF + O2­ PHẦN BÀI TẬP A/ TRẮC NGHIỆM: Axit mạnh nhất là: A. HClO2 B. HClO C. HClO4 D. HClO3 Axit có tính oxi hóa mạnh nhất là: A. HClO3 B. HClO2 C. HClO4 D. HClO Hợp chất nào có chứa nguyên tớ oxi có sớ oxi hóa +2? A. F2O B. H2O C. K2O2 D. Na2O Dung dịch axit clohiđric đặc nhất ở 20oC có nờng đợ A. 27% B. 47% C. 37% D. 33% Cho dãy axit HF, HCl, HBr, HI. Theo chiều từ trái sang phải tính chất axit biến đởi như thế nào: A. Tăng B. Giảm C. Khơng thay đởi D. Vừa tăng vừa giảm Khi mở vòi nước máy, nếu chú ý mợt chút sẽ phát hiện mùi lạ. Đó là do nước máy còn lưu giữ vết tích của chất sát trùng đó chính là clo và người ta giải thích khả năng diệt khuẩn là do A. Clo đợc nên có tính sát trùng B. Clo có tính oxi hóa mạnh C. Clo tác dụng với nước tạo HClO chất này có tính oxi hóa mạnh D. Mợt nguyên nhân khác Chọn đáp án đúng. Dùng muới iớt hằng ngày để phòng ngừa bệnh bướu cở. Muới iớt ở đây là A. NaI B. I2 C. NaCl và I2 D. NaI và NaCl Dung dịch X khôngmàu tác dụng với dung dịch bạc nitrat, sản phẩm có chất kết tủa màu vàng. X là chất nào sau đây? A. Natri iotua B. Đồng (II) bromua C. Sắt (III) nitrat D. Chì (II) clorua. Hãy ghép thành cặp chất với tính chất của chất cho phù hợp: Chất Tính chất A. Iot a. Là halogen lỏng ở nhiệt độ phòng. B. Brom b. Là hợp chất có nhiều trong nước biển. C. Clo c. Là hợp chất dễ bị phân hủy bởi ánh sáng D. Hiđro clorua d. Là chất khí tan trong nước tạo ra 2 axit. E. Bạc bromua e. Là khí không màu, bốc khó trong không khí ẩm. F. Natri clorua f. Là chấr rắn trong nhóm VIIA. Có những phản ứng hóa học sau: A. Cl2 + 2NaOH ® NaCl + NaClO + H2O B. Br2 + 2NaI ® 2NaBr + I2 C. Br2 + 2NaOH ® NaBr + NaBrO + H2O. D. Br2 + 5Cl2 + 6H2O ® 3HBrO3 + 10HCl. Phản ứng hóa học nào đã chứng minh: Brôm có tính oxi hoá mạnh hơn iot? Clo có tính oxi hoá mạnh hơn brôm? Clorua vôi có công thức phân tử là CaOCl2 , trong hợp chất này nguyên tố Clo có số oxi hoá là: A. - 1 B. +1 C. -1 và +1 D. 0 Khi nung nóng, kali clorat đồng thời bị phân hủy theo 2 phản ứng KClO3(r) ® KCl (r) + O2 (k) KClO3(r) ® KClO4( r) + KCl (r) Câu nào diển tả đúng nhất về tính chất của KClO3 ? A. KClO3 chỉ có tính oxi hoá. B. KClO3 chỉ có tính khử C. KClO3 vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử D. KClO3 không có tính oxi hoá, không có tính khử. Cho 6 gam Brôm có lẫn tạp chất clo vào 1 dung dịch chứa 1,6g NaBr. Sau khi clo phản ứng hết, ta làm bay hơi hỗn hợp sau thí nghiệm và sấy khô chất rắn thu được. Khối lượng chất rắn sau khi sấy khô là 1,36g. Hàm lượng phần trăm của clo trong 6g brôm nói trên là: A. 2,19% C .4,19% B. 3,19% D. 1,19% X, Y là 2 nguyên tố halogen thuộc 2 chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Hỗn hợp A có chứa 2 muối của X, Y với Na. Để kết tủa hoàn toàn 2,2g hỗn hợp A, phải dùng 150ml dung dịch AgNO3 0,2M. X, Y có thể là các cặp nguyên tố nào sau đây: A. Cl và Br B. F và Cl C. F và Br D. Br và I. Hoà tan 10g hỗn hợp 2 muối cacbonat của kim loại hóa trị II và III vào dd HCl, ta thu được dd A và 0,672 lit khí bay ra( ở đkc). Khi cô cạn dd A, khối lượng muối khan thu được là: A.10,33g B. 9,33g C . 11,33g D. 12,33g Nước clo có tính tẩy màu vì các đặc điểm sau: A. Clo tác dụng với nước tạo nên axit HClO có tính tẩy màu. B. Clo hấp thụ được màu. C. Clo tác dụng với nước tạo nên axit HCl có tính tẩy màu. D. Tất cả đều đúng. Có 6 bình không ghi nhãn, mỗi bình chứa 1 trong các dung dịch sau: Natri clorua, natri bromua, kali iotua, axit clohidric, kali hiđrôxit. Để phân biệt các dung dịch trên, ta có thể dùng lần lượt các hoá chất sau: A. Quỳ tím, dd AgNO3 B. Phenolphtalien, dd AgNO3, khí Cl2 C. Quỳ tím, khí Cl2 D. Cả A, B, C đều đúng. Chất X là muối Canxi halogenua. Cho dd chứa 0,200g X tác dụng với dd AgNO3 thì thu được 0,376g kết tủa bạc halogenua. X là công thức phân tử nào sau đây: A. CaCl2 B. CaBr2 C. CaI2 D. CaF2 Có 5 bình mất nhãn, mỗi bình đựng 1 trong các dd mất nhãn sau: NaCl, H2SO4, FeCl3, MgCl2, NaOH. Nếu chỉ dùng thêm 1 hoá chất làm thuốc thử thì có thể chọn chất nào sau đây: A. dd AgNO3 B. dd CuSO4 C. Quỳ tím D. B và C đúng. Để phân biệt 5 dd: NaCl, NaBr, NaI, NaOH, HCl đựng trong 5 lọ mất nhãn, có thể dùng trực tiếp nhóm thuốc thử nào sau đây: A. Phenolphtalien, khí Cl2 B. Quỳ tím, khí Cl2 C. dd AgNO3, dd CuCl2 D. Quỳ tím, dd AgNO3. Những câu nào sau đây không chính xác: A. Halogen là những chất oxi hoá mạnh. B. Khả năng oxi hoá của halogen giảm từ flo đến iot. C. Trong các hợp chất, các halogen đều có thể có số oxi hoá: -1, +1, +3, +5, +7. D. Các halogen có nhiều điểm giống nhau về tính chất hoá học. Cho 1 lượng dư KMnO4 vào 25ml dd HCl 8M. Thể tích khí clo sinh ra: A. 1,34 lit B. 1,45 lit C. 1,44 lít D. 1,4 lít. Có 4 bình không ghi nhãn, mỗi bình chứa 1 trong các dung dịch sau: HCl, HNO3, KCl, KNO3. Để phân biệt các dung dịch trên, ta có thể dùng lần lượt các hoá chất sau: A. Quỳ tím, dd AgNO3 B. Phenolphtalien, dd AgNO3, khí Cl2 C. dd AgNO3, Phenolphtalien D.Không xác định được. Hỗn hợp X gồm 2 kim loại A, B ở 2 chu kỳ liên tiếp của nhóm IIA. Lấy 0,88g X cho hoà tan hoàn toàn trong dd HCl dư, thu được 0,672 lít Hiđrô (ở đkc) và dd Y. Cô cạn dd Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m và tên 2 kim loại A và B là: A. 3,01; Mg và Ca. B. 2,95; Be và Mg. C. 2,85; Ca và Sr. D. Tất cả đều sai. Nếu lấy khối lượng KMnO4 và MnO2 bằng nhau để cho tác dụng với dd HCl đặc thì chất nào cho nhiều clo hơn? A. MnO2 B. KMnO4 C. Lượng Cl2 sinh ra như nhau D. Không xác định được Cho MnO2 tác dụng với dd HCl. Toàn bộ khí sinh ra được hấp thụ hết vào dd kiềm đun nóng tạo ra dd X. Trong dd X có những muối nào sau đây: A. NaCl, NaClO3 B. KCl, KClO. C. NaCl, NaClO D. Kết quả khác Để phân biệt các dung dịch mất nhãn sau: NaCl, NaCO3, CaCl2, AgNO3. Người ta có thể dùng 1 trong các hoá chất nào sau đây: A. dd AgNO3 B. HCl C. Quỳ tím D. NaOH Hòa tan 5g kim loại kiềm thổ vào H2O thu được dung dịch A. Để trung hòa hết dung dịch A cần 125ml dung dịch HCl 2M. Xác định kim loại. A. Ba B. Ca C. Mg D. Na Hòa tan 11,2l hidroclorua (ở đkc) vào nước được dung dịch A. Thêm vào dung dịch A 200g dung dịch NaOH 4%. Dung dịch thu được có phản ứng axit, bazơ hay trung tính? A. Môi trường bazơ B. Môi trường trung tính C. Môi trường axit D. Một đáp án khác. Để trung hòa 200g dung dịch 1 hidroxit kim loại kiềm nồng độ 4% cần 50g dung dịch HCl 14,6%. Tìm công thức của hidroxit đã phản ứng. A. NaOH B. KOH C. LiOH D. Tất cả đều sai. Cho 200g dung dịch axit HX (X_halogen) nồng độ 14,6%. Để trung hòa dung dịch trên cần 250ml dung dịch NaOH 3,2M. tìm công thức của dung dịch HX. A. HF B. HCl C. HBr D. HI Cho biết các chất tạo thành khí cho axit clohiđric tác dụng với clorua vơi CaOCl2 A. Cl2 + CaCl2 + H2O B. CaCl2 + HCl C. CaCl2 + H2O D. CaCl2 + HCl + H2O Sắt tác dụng với chất nào dưới đây để cho muối sắt III clorua A. HCl B. Cl2 C. NaCl D. Cả A, B, C. Khí hidroclorua cĩ thể được điều chế bằng cách cho muối ăn tác dụng với A. Xút B. Axit sunfuric đậm đặc C. Nước D. H2SO4 lỗng Cho 56l (đkc) clo đi qua một lượng dư vơi tơi Ca(OH)2. Tính khối lượng clorua vơi tạo thành (Ca = 40, Cl = 35.5) A. 358g B. 278g C. 318g D. 338g Cho 10g đioxit mangan tác dụng với axit clohidric dư đun nĩng. Tính thể tích khí thốt ra (Mn = 55) A. 2.6l B. 5.2l C. 1.53l D. 2.58l 1 lít dung dịch axit HCl cĩ chứa 250 lít khí HCl ở đktc. Tính khối lượng xút cần thiết để trung hịa 1 lít dung dịch axit HCl này A. 257g B. 44.7g C. 447g D. 347g B/ BÀI TẬP: Bài 1: Bổ túc chuỗi phản ứng Br2 ®I2 ®NaI ®NaNO3 a/. NaCl ® HCl ® Cl2 ® NaClO ®NaCl ® HCl ® CuCl2 ® AgCl b/. Cl2 ® KClO3 ® KCl ® HCl ® Cl2 ® CaCl2 ® Cl2 ® O2 c/. KMnO4 ® Cl2 ® HCl ® FeCl2 ® NaCl ® HCl ® CuCl2 ® AgCl ® Ag d/. HCl ® Cl2 ® FeCl3 ® Fe(NO3)3 ® Fe(OH)3 ® Fe2O3 ® FeCl3 ® BaCl2 ® AgCl e/. MnO2 ® Cl2 ® CaCl2 ® NaCl ® NaOH ® NaClO ® NaCl ® Cl2 ® clorua vôi. f). Cl2 ® FeCl3 ® I2 ® S ® H2S ® HBr ® HCl ® CuCl2 ® Cl2 g). NaCl ® HCl ® Cl2 ® NaClO ® NaCl ® Cl2 ® KClO3 ® KClO4 ®Cl2O7 Bài 2: Hãy biểu diễn sơ đồ biến đổi các chất sau bằng phương trình hóa học: NaCl + H2SO4 ® Khí (A) + (B) + MnO2 ® Khí (C) + rắn (D) +(E) (C) + NaBr ® (F) + (G) (F) + NaI ® (H) + (I) (G) + AgNO3 ® (J) + (K) (A) + NaOH ® (G) + (E) (C) + NaOH ® (G) + (M) + (E) Bài 3: Có 1 luồng khí Clo qua dung dịch KaliBromua 1 thời gian dài. Có thể có những phản ứng hóa học nào xảy ra? Giải thích và viết các phương trình phản ứng. Bài 4: Sẽ quan sát được hiện tượng gì khi ta thêm dần dần nước Clo vào dung dịch KaliIotua có chứa sẵn 1 ít tinh bột? Dẫn ra phương trình phản ứng mà em biết. Bài 5: Đưa ra ánh sáng ống nghiệm đựng Bạc clorua có nhỏ thêm ít giọt dung dịch quỳ tím. Hiện tượng nào xảy ra? Giải thích. Bài 6: Bằng phương pháp hóa học nào có thể : a) Xác định được có khí Clo lẫn vào khí Hidroclorua. b) Thu được khí clo từ hỗn hợp khí trên? Thu được khí Hidroclorua từ hỗn hợp khí trên? Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Bài 7: Dung dịch chứa 11,1g muối của canxi với 1 halogen X phản ứng vừa đủ với 200ml dung dịch AgNO3 1M. a). Tìm halogen trong muối. b). Tính khối lượng kết tủa tạo thành. ĐS: a) Clo _ CaCl2 ; b) 28,7g Bài 8: Cho 5,4g 1 kim loại A tác dụng với khí clo (dư) thu được 26,7g muối a). Tìm kim loại A. b). Cần bao nhiêu g dung dịch HCl 36,5% để phản ứng với MnO2 dư để điều chế được lượng clo đã phản ứng. ĐS : a). Al ; b). 120g Bài 9: Từ MnO2, H2SO4 đđ, NaCl, Fe, CaCO3, H2O. Hãy viết các phương trình phản ứng điều chế : FeCl2, FeCl3, Nước Javen, Clorua vôi, MnCl2 Bài 10: Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: a). HCl, NaCl, NaOH, CuSO4 b). NaCl, HCl, KOH,NaNO3 , HNO3 ,Ba(OH)2 c). NaCl, NaBr, NaNO3, HCl, HNO3 d) HCl, NaBr, NaI, MgSO4 e) NaCl, NaBr, NaI, HCl, H2SO4, NaOH f) Chất bột : KNO3, NaCl, BaSO4, ZnCO3. Bài 11: Dùng một thuốc thử nhận biết các dung dịch sau : a). HCl, KBr, AgNO3, NaNO3 b). Na2CO3, NaCl, CaCl2, AgNO3 c). MgCl2, NaCl, HCl, NaOH Bài 12: Cho dung dịch chứa 2,38g muối halgen của Kali vào dung dịch AgNO3 dư thấy có 3,67g kết tủa. a). Tìm công thức của muối. b). Tính khối lượng dung dịch AgNO3 34% đã tham gia phản ứng. ĐS : a) KBr ; b) 10g Bài 13: Cho 3g dung dịch HCl đậm đặc, d = 1,15 vào dung dịch AgNO3 thu được 4,305g kết tủa trắng. a). Tính nồng độ mol/l của dung dịch HCl đã dùng. b). Tính thể tích khí HCl đã cho vào 1 lít nướcđể tạo thành dung dịch axit trên. c).Tính thể tích dung dịch HCl đậm đặc này cần để pha chế được 1 lit dung dịch HCl 10% (d = 1,05) ĐS : a) 11,5M; b) 352,75l; c) 250ml dung dịch. Bài 14: Cho 1 lít dung dịch HCl 0,5M vào 13,6g hỗn hợp Fe, Fe2O3, phản ứng xảy ra vừa đủ. a). Hãy viết các phản ứng xảy ra. b). Tính thể tích khí bay ra (đkc) và khối lượng các muối clorua thu được. c). Tính thành phần % theo khối lượng hỗn hợp ban đầu. ĐS: b) 2,24l H2; 12,7g FeCl2; 16,25g FeCl3 c) 41,2% Fe; 58,8%g Fe2O3 Bài 15: Hòa 1,5g hỗn hợp (Al, Mg) bằng dung dịch HCl 7,3% (d = 1,2g/ml) thu được 1,68l khí bay ra(đkc) a). Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b). Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. c). Vdd HCl cần dùng (ĐS: 0,9g Al và 0,6g Mg) Bài 16: Cho 20,6g hỗn hợp Na2CO3, CaCO3 vào 200cm3 dung dịch HCl 2M, phản ứng xảy ra vừa đủ ta được dung dịch D và V lít khí thoát ra (đkc) a). Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu. b). Tính thành phần % theo khối lượng hỗn hợp ấy. c). C% dung dịch D biết dung dịch HCl đem dùng có d = 1,2g/ml ĐS : 10,6g Na2CO3, 10g CaCO3 Bài 17: Hòa tan 16,6g hỗn hợp gồm Alvà Fe bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng, khối lượng dung dịch tăng lên 15,6g. a). Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. b). Nếu cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam muối khan? ĐS: a). mAl = 5,4g; mFe =11,2g ; b). 52,1g Bài 18: Hòa tan 7,8g hỗn hợp gồm Al, Mg bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng, khối lượng dung dịch axit tăng thêm 7g. Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. ĐS : mAl = 5,4g ; mMg = 2,4g Bài 19: Cho 10,3g hỗn hợp Cu, Al, Fe vào dung dịch HCl dư, thu 5,6l khí và 2g chất không tan. a). Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b). Tính khối lượng mỗi chất và thành phần % theo khối lượng hỗn hợp ban đầu. c). Nếu cho hỗn hợp trên nung nóng rồi tác dụng với khí Clo. Tính thể tích khí Clo (đkc) để tác dụng hết với hỗn hợp. ĐS: a) 2,7gAl; 5,6 Fe; 2g Cu ; b) 7,42 lit Bài 20: Cho 9,2g hỗn hợp CuO, Mg vào 500ml dung dịch HBr 0,6M, phản ứng xảy ra vừa đủ. a). Tính khối lượng mỗi chất và % theo khối lượng hỗn hợp ban đầu. b). Tính thể tích khí bay ra. c). Cần bao nhiêu lit dung dịch HNO3 0,5M để hòa tan hoàn toàn 4,6g hỗn hợp trên. ĐS : a) 8g CuO chiếm 86,9%; 1,2g Mg chiếm 13,1%. b) 1,12l H2 ; c) 0,320 lit Bài 21: Khi hòa tan hỗn hợp Zn, ZnO ta cần 100,8ml dung dịch HCl 36,5%, d=1,19 và thu 8,96l khí. a). Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu. b). Tính khối lượng muối ZnCl2 và C% của dung dịch thu được. ĐS : a). 26g Zn; 16,2g ZnO ; b). 81,6g ZnCl2 Bài 22: Có 25,2g hỗn hợp gồm NaBr và KCl. Hòa tan hỗn hợp vào nước chanh 500g dung dịch A. cho dung dịch A tác dụng với dung dịch AgNO3 (đủ) thấy có 47,5g kết tủa. a). Tính nồng độ % của KCl, NaBr trong dung dịch A. b). Tính thể tích dung dịch AgNO3 0,4M cần dùng trong phản ứng trên ĐS : a) C% NaBr = 2,06% ; C% KCl = 2,98% b) 0,75lít Bài 23: Cho 69,6g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc dư. Dẫn khí thoát ra đi vào 500ml dung dịch NaOH 4M (ở nhiệt độ thường) a). Viết phương trình phản ứng xảy ra. b). Xác định nồng độ mol/l của những chất có trong dung dịch sau phản ứng. Biết rằng thể tích của dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể. ĐS: CM NaCl = 1,6 mol/l ; CM NaClO = 1,6M ; CM NaOH =0,8M Bài 24: Cho 300ml 1 dung dịch có hòa tan 5,85g NaCl tác dụng với 200ml dung dịch có hòa tan 34g AgNO3, người ta thu được 1 kết tủa và nước lọc. a). Tính khối lượng chất kết tủa thu được. b). Tính nồng độ mol/l chất còn lại trong nước lọc. Cho rằng thể tích nước lọc thu được không thay đổi đáng kể. ĐS: a). 14,35g ; b). Bài 25: Có 1 dung dịch chứa đồng thời axit HCl và axit HNO3. Thêm vào 200g dung dịch AgNO3 dư thấy có 28,7g kết tủa. lọc bỏ kết tủa. để trung hòa hết lượng axit trong dung dịch sau khi lọc, cần 150ml dung dịch NaOH 2M. Tính nồng độ phần trăm của mỗi axit trong dung dịch ban đầu. ĐS : C%HCl = 3,65% ; C%HNO3 = 3,15% Bài 26: Cho 17,8g 1 kim loại có hóa trị 3 tác dụng với khí clo, sinh ra được 54,2g muối clorua kim loại. Hãy cho biết : a). Tên của kim loại. b). Cần bao nhiêu gam MnO2 và bao nhiêu ml dung dịch HCl 37% có khối lượng riêng bằng 1,19g/ml để có thể điều chế được lượng khí clo cần thiết cho phản ứng với kim loại ở trên. ĐS : a) Crom (52) ; b) 44,60g MnO2, Vdd HCl = 17ml. ---------- o0o ---------- CHƯƠNG V : OXI – LƯU HUỲNH PHẦN LÝ THUYẾT OXI 1/. HÓA TÍNH : Oxi là chất oxi hóa mạnh. a). Tác dụng với hidro : 2H2 + O2 2H2O b). Tác dụng với kim loại (trừ Au, Pt) O2 + kim loại ® Oxit kim loại Vd: 3Fe + 2O2 = Fe3O4 2Cu + O2 2CuO (đen) c). Tác dụng với phi kim (trừ Halogen) O2 + phi kim ® Oxit phi kim Vd : C + O2 CO2 S + O2 SO2 4P + 5O2 = 2P2O5 N2 + O2 2NO d). Tác dụng với oxit (của kim loại hoặc phi kim có số oxi hóa thấp) VD: 2CO + O2 = 2CO2 2NO + O2 = 2NO2 2SO2 + O2 = 2SO3 6FeO + O2 = 2Fe3O4 e). Tác dụng với chất hữu cơ : VD: C2H2 + 5/2O2 ® 2CO2 + H2O 2/. ĐIỀU CHẾ : Chưng cất phân đoạn không khí lỏng Nhiệt phân : 2KClO3 2KCl + 3O2­ 2KMnO4 K2MnO4 +MnO2 + O2 2KNO3 2KNO2 + O2­ 3/. DẠNG THÙ HÌNH CỦA OXI: Ozôn (O3) - Kém bền : 2O3 3O2 Có tính oxi hóa mạnh hơn oxi : 4Ag + O2 = 2Ag2O ( nhiệt độ cao ) 2Ag + O3 = Ag2O + O2­ (nhiệt độ thường) Tác dụng với dung dịch KI : phản ứng dùng để nhận biết O3 ( dùng dung dịch KI lẫn hồ tinh bột ) 2KI + O3 + H2O = I2 + 2KOH + O2 LƯU HUỲNH : 1/ HÓA TÍNH : lưu huỳnh vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hóa a) Tính Oxi hóa của lưu huỳnh Tác dụng với H2 : H2 + S = H2S (hidro sunfua) (mùi trứng thối) (lỏng, sôi) Tác dụng với kim loại : S + kim loại ® sunfua kim loại VD: Fe + S = FeS Hg + S = HgS (to thường) 2Al + 3S = Al2S3 b). Tính khử của S Tác dụng với phi kim (trừ N2, I2) S + O2 SO2 Tác dụng với chất oxi hóa mạnh 3S + 2KClO3 = 3SO2 + 2KCl S + 2H2SO4 = 3SO2 + 2H2O S + 6HNO3 = 6NO2 + H2SO4 + 2H2O 2/. ĐIỀU CHẾ : Khai thác mỏ quặng. 2H2S + O2 = 2S + 2H2O 2H2S + SO2 = 3S + 2H2O HIDRO SUNFUA 1/. HÓA TÍNH : H2S là chất khử mạnh, dung dịch có tính axit yếu. a). Tính khử mạnh : Tác dụng với oxi : 2H2S + O2 = 2S + 2H2O 2H2S + 3O2 = 2SO2 + 2H2O Tác dụng với Cl2: H2S + Cl2 = S + 2HCl H2S + 4Cl2 + H2O = 8HCl + H2SO4 Tác dụng với hợp chất oxi hóa: H2S + 3H2SO4 = 4SO2 + 4H2O b). Tính axit : H2S + Na = Na2S + H2 H2S + K2O = K2S + H2O H2S + CuCl2 = CuS¯ + 2HCl H2S + NaOH = NaHS + H2O (1) H2S + 2NaOH = Na2S + 2H2O (2) A £ 1 : tạo muối NaHS xảy ra (1) 1 < A < 2 : tạo 2 muối NaHS và Na2S : xảy ra (1) và (2) A ³ 2 : tạo muối Na2S xảy ra (2) 2/. ĐIỀU CHẾ : Trong công nghiệp : H2S là sản phẩm phụ của quá trình tinh chế dầu mỏ và khí thiên nhiên. Trong phòng thí nghiệm : FeS + 2HCl = FeCl2 + H2S­ hoặc S + H2 = H2S 3/. MUỐI SUNFUA Muối sunfua của Na, K, Ca, Ba, amoni (NH4+) ... tan trong nước. Muối sunfua của Mn, Fe, Zn, ... không tan trong nước nhưng tan trong axit loãng. Muối sunfua của Cu(II), Ag, Cd, Hg(II), Pb, Sn, ... không tan trong nước và không tan trong axit loãng. Các muối sunfua không tan có màu đặc trưng. Muối sunfua CuS PbS CdS SnS MnS ZnS Màu đen đen vàng gạch hồng trắng Nhận biết gốc sunfua (S2-). Để nhận biết gốc sunfua (S2-) dùng dung dịch muối Pb(NO3)2 VD: Pb(NO3)2 + H2S = PbS¯ (đen) + 2HNO3 Pb(NO3)2 + Na2S = PbS¯ + 2HNO3 LƯU HUỲNH (IV) OXIT : SO2 1/ HÓA TÍNH : a). SO2 là 1 oxit axit. SO2 + H2O = H2SO3 SO2 + CaO = CaSO3 SO2 + NaOH = NaHSO3 (1) SO2 + 2NaOH = Na2SO3 + H2O (2) A £ 1 : tạo muối NaHSO3 phản ứng (1) 1 < A < 2 : tạo 2 muối NaHSO3 và Na2SO3 : phản ứng (1) và (2) A ³ 2 : tạo muối Na2SO3 phản ứng (2) b). SO2 là một chất khử. 2SO2 + O2 2SO3 SO2 + Br2 + 2H2O = 2HBr + H2SO4 (đỏ nâu) (Ko màu) 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O = 2MnSO4 + K2SO4 + 2H2SO4 (tím) * Dùng dung dịch Br2 hoặc dung dịch KMnO4 để nhận biết SO2 c/. SO2 là 1 chất oxi hóa. SO2 + 2H2S = S + 2H2O SO2 + 2H2 = S + 2H2O 2/. ĐIỀU CHẾ: S + O2 SO2­ S + 2H2SO4 đ = 3SO2­ + 2H2O 4FeS2 + 11O2 = 2Fe2O3 + 8SO2 Na2SO3 + H2SO4 = Na2SO4 + SO2­ H2O 2H2SO4 đ + Cu CuSO4 + SO2­ + 2H2O AXIT SUNFURIC : H2SO4 * HÓA TÍNH : a). H2SO4 loãng là 1 axit mạnh Quỳ tím hóa hồng Tác dụng với bazơ, oxit bazơ H2SO4 + 2NaOH = Na2SO4 + 2H2O H2SO4 + CuO = CuSO4 + H2O Tác dụng với kim loại (trước H2) H2SO4 + Fe = FeSO4 + H2 Tác dụng với muối (sản phẩm có ¯ hoặc ­) H2SO4 + BaCl2 = BaSO4 + 2HCl H2SO4 + Na2SO3 = Na2SO4 + SO2­ + H2O H2SO4 + CaCO3 = CaSO4 + CO2­ + H2O b). H2SO4 đặc là 1 chất oxi hóa mạnh. Tác dụng với kim loại (trừ Au, Pt) H2SO4 đ + KL yếu (Cu®sau) ® SO2 + Muối sunfat(hóa trị cao I) + H2O H2SO4 đ + KL mạnh ® VD: 2H2SO4 đ + Cu = CuSO4 + SO2 + 2H2O 6H2SO4 đ + 2Fe = Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O 4H2SO4 đ + 2Al = Al2(SO4)3 + S + 4H2O 5H2SO4 đ + 4Mg = 4MgSO4 + H2S + 4H2O Tác dụng với phi kim 2H2SO4 đ + C = CO2 + 2SO2 + 2H2O 2H2SO4 đ + S = 3SO2 + 2H2O 5H2SO4 đ + 2P = 2H3PO4 + 5SO2 + 2H2O Tác dụng với hợp chất khử : (H2S, HBr, HI, FeO) H2SO4 đ + H2S = S + SO2 + 2H2O H2SO4 đ + 2HBr = Br2 + SO2 + 2H2O Tính háo nước: Vỏ bào, đường, … + H2SO4 đ ® C + H2SO4.nH2O MUỐI SUNFAT Muối axit : NaHSO4 Muối trung hòa : Na2SO4 Hầu hết các muối sunfat đều tan trong nước trừ BaSO4¯ (trắng), PbSO4¯ (trắng) không tan, Ca

File đính kèm:

  • docTom tat li thuyet BTtu luan TN HKII.doc
Giáo án liên quan