Bài giảng Chương oxi – không khí học kì 2

- HS nắm vững được các khái niệm cụ thể về nguyên tố và đơn chất oxi, nguyên tố hóa học đầu tiên được nghiên cứu trong chương trình hóa học ở trường phổ thông: tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng, trạng thái tự nhiên và cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp

- HS nắm được những khái niệm mới: sự oxi hóa, sự cháy, sự oxi hóa chậm, phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy.

 

doc6 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1924 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương oxi – không khí học kì 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HKII CHƯƠNG OXI – KHÔNG KHÍ MỤC TIÊU CHƯƠNG: 1.Kiến thức: HS nắm vững được các khái niệm cụ thể về nguyên tố và đơn chất oxi, nguyên tố hóa học đầu tiên được nghiên cứu trong chương trình hóa học ở trường phổ thông: tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng, trạng thái tự nhiên và cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp HS nắm được những khái niệm mới: sự oxi hóa, sự cháy, sự oxi hóa chậm, phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy. Củng cố và phát triển các khái niệm hóa học đã học ở các chương I, II và III về chất, hỗn hợp, nguyên tử, nguyên tố hóa học, đơn chất, hợp chất, phân tử, công thức hóa học, hóa trị, phản ứng hóa học, sự biến đổi của chất, định luật bảo toàn khối lượng các chất, phương trình hóa học 2.Kĩ năng: Hình thành và tiếp tục phát triển một số kĩ năng sau: Kĩ năng quan sát thí nghiệm và tiến hành một số thí nghiệm đơn giản như điều chế oxi, nhận biết oxi, thu khí oxi, đốt một vài đơn chất trong oxi Kĩ năng đọc viết ký hiệu các nguyên tố hóa học, công thức hóa học, phương trình hóa học, kĩ năng tính toán khối lượng các chất và thể tích các khí tham gia và tạo thành theo phương trình hóa học Kĩ năng phân tích, tổng hợp, phán đoán, vận dụng các kiến thức hóa học đã biết để giải thích một số hiện tượng tự nhiên thường gặp hoặc giải quyết một vài yêu cầu đơn giản trong thực tiển đời sống, sản xuất như: biết điều kiện phát sinh sự cháy và biết cách dập tắt sự cháy, cơ sở khoa học của việc ủ phân xanh và phân chuồng, các biện pháp bảo vệ không khí trong sạch 3. Thái độ: - Tiếp tục củng cố lòng ham thích học tậpï môn hóahọc. Có ý thức vận dụng kiến thức về oxi, không khí và kiến thức hóa học nói chung vào thực tế cuộc sống để có thể hòa hợp với môi trường thiên nhiên và cộng đồng. Tiết 37 Tuần dạy: TÍNH CHẤT CỦA OXI I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Biết được điều kiện thường về nhiệt độ, áp suất, oxi là chất khí không màu, không mùi, tan ít trong nước, nặng hơn không khí Khí oxi là đơn chất rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia phản ứng với nhiều đơn chất, hợp chất 2.Kĩ năng:Viết được PTHH của oxi với S, P, Fe Nhận biết được khí oxi, biết cách sử dụng đèn cồn và cách đốt một số chất trong oxi 3.Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường II.Trọng tâm: Tính chất hóa học của oxi. III. Chuẩn bị: -GV: oxi được điều chế sẳn và thu vào 3 lọ 100ml; lưu huỳnh; photpho đỏ( cho Gv) phiếu học tập ,Thìa đốt, đèn cồn, diêm. -HSø: Tìm hiểu tính chất vật lí, hóa học của oxi. IV.Tiến trình: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS 8A1 8A2 2. Kiểm tra miệng: Câu hỏi Đáp án Bài tập 4a sgk/79(10đ) Số mol CaCO3 = 0,1 (mol) a/TheoPTHH: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ NỘI DUNG BÀI DẠY -GV: Gọi HS viết CTHH, KHHH, NTK, PTK… * Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lí của oxi -GV: Cho Hs quan sát lọ chứa khí oxi(lọ 1) à nhận xét trạng thái, màu sắc, mùi của khí oxi +HS nhóm quan sát nhận xét theo yêu cầu -GV: Yêu cầu HS nhóm thảo luận nội dung các câu hỏi đã nêu trong sgk( phần I) +HS nhóm phát biểu +HS đọc ý 3 phần I * Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hoá học của oxi -GV hướng dẫn HS quan sát trên màn hình và làm TN:Oxi tác dụng với S; P. +HS đọc sgk theo yêu cầu, theo sự hướng dẫn của GV, HS thực hiện thí nghiệm -GV: Yêu cầu HS đọc phần thí nghiệm trong 1a trang 81 sgk -GV giới thiệu lại dụng cụ hóa chất hướng dẫn +HS đốt S trong không khí, trong oxi +HS so sánh hiện tượng lưu huỳnh nóng chảy trong oxi và trong không khí. Chất tạo ra là gì? +HS nhóm thảo luận phát biểu. Viết PTPỨ, nêu trạng thái của chất tham gia và sản phẩm 1 HS viết PTPỨ lên bảng -GV: Khi có dấu hiệu phản ứng phải đậy nhanh nút lại vì SO2 độc -GV tiếp tục giới thiệu hóa chất: P trang thái rắn màu nâu đỏ, không tan trong nước +HS đọc phần quan sát sgk +HS thao tác thực hành theo hướng dẫn của GV Làm TN đốt cháy P đỏ trong không khí rồi đưa nhanh vào lọ chứa oxi Chất tạo ra có CTHH là gì? HS phát biểu và viết PTHH HS thảo luận nhóm, phát biểu như sgk MR: -GV: Có thể dùng oxi tác dụng với một số phi kim khác như Cacbon; Hidrô + HS: nhận xét về hóa trị của oxi trong các hợp chất KHHH: O; NTK: 16 CTHH: O2; PTK: 32 I. Tính chất vật lý của oxi. Oxi là chất khí không màu, không mùi, tan ít trong nước, nặng hơn không khí Dưới áp suất khí quyển oxi hóa lỏng ở – 1830C. Oxi lỏng có màu xanh nhạt II. Tính chất hóa học. 1. Tác dụng với phi kim. a. Với lưu huỳnh. t0 PTHH: S + O2 à SO2 (r) (k) ( khí sunfurơ) Với phốt pho. t0 4P + 5O2 2P2O5 ( r ) (k) ( r ) 4.Củng cố và luyện tập: Trả lời BT 6/ 84 sgk a/ Con dế mèn sẽ chết vì thiếu oxi.Khí oxi duy trì sự sống. b/ Phải bơm, sục khí vào bể nuôi cá (oxi tan trong nước) để cung cấp thêm cho cá. 5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà Bài cũ: +Học bài và làm bT 2, 3/ 86 sgk Chuẩn bị phần còn lại của bài học: + Đọc kĩ nội dung bài, xem trước các bài tập còn lại. V. Rút kinh nghiệm. Tiết 38 ND:……./……./…….. TÍNH CHẤT CỦA OXI (TT) I.Mục tiêu: 1.Kiến thức:Khí oxi là chất khí rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều kim loại, phi kim và các hợp chất. Trong các phản ứng hóa học, nguyên tố oxi luôn có hóa trị II 2.Kĩ năng:Viết được PTHH với Fe; với hợp chất 3.Thái độ:Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ II. Chuẩn bị: -GV: oxi được điều chế sẳn và thu vào lọ 100ml, dây sắt, mẫu gỗ nhỏ, đèn cồn, diêm -HSø: Chuẩn bị bài phần còn lại III. Phương pháp dạy học: - Thí nghiệm chứng minh. - Đàm thoại gợi mở - Thảo luận nhóm IV. Tiến trình: 1. Ổn định tổ chức: kiểm diện HS 8A1 8A2 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi Đáp án HS1: Hãy cho biết tác dung của oxi với lưu huỳnh. viết PTHH? (5đ) Trình bày tính chất vật lý của oxi: ( 5đ) HS2: Hãy viết PTHH của Phốt pho, cacbon tác dụng với oxi (10đ) t0 Oxi tác dụng với lưu huỳnh tạo thành khí sunfurơ S + O2 à SO2 (5đ) ( r ) (k) (k) - Chất khí, không màu, không mùi, tan ít trong nước,… PTHH: 4P + 5O2 à 2P2O5 C + O2 à CO2 3. Bài mới: GV: Đặt vấn đề vào bài mới như sgk HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ NỘI DUNG BÀI DẠY * Hoạt động 1: Tìm hiểu về tính chất hoá học của oxi : tác dụng với kim loại -GV: Yêu cầu HS đọc sgk phần thí nghiệm -GV: giới thiệu đoạn dây sắt, đưa vào lọ chứa khí oxi. Các em có thấy dấu hiệu của PƯHH không? +HS: quan sát thí nghiệm biểu diễn của GV. Phát biểu không thấy dấu hiệu phản ứng. -GV tiếp tục làm TN +HS: nhóm quan sát, nhận xét à phát biểu về hiện tượng xảy ra -GV: chất tạo thành có CTHH là gì? Viết PTPỨ +HS: viết PTPỨ * Hoạt động 2: Tìm hiểu oxi tác dụng với hợp chất -GV: Chúng ta đã nghiên cứu tác dụng của oxi với đơn chất phi kim và kim loại. Vậy oxi có tác dụng với hợp chất không? -GV: Yêu cầu HS đọc phần sgk 3/11 HS đọc sgk theo yêu cầu -GV: Khí oxi có tác dụng với hợp chất nào? sản phẩm tạo thành là những chất gì? +HS: phát biểu, viết PTPỨ -GV: Hãy kết luận về tính chất hóa học của oxi +HS: thảo luận nhóm, phát biểu 1HS đọc sgk phần ghi nhớ Nhiều HS đọc phần ghi nhớ nhiều lần II. Tính chất hóa học. 2. Tác dụng với kim loại * Với sắt: 3Fe + 2O2 t0 Fe3O4 (r ) (k) (r, oxit sắt từ) 3. Tác dụng với hợp chất t0 Vd: Khí mê tan cháy trong không khí do tác dụng với oxi PTHH: CH4 + 2 O2 à 2 H2O + CO2 Ghi nhớ: Khí oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất. Trong các hợp chất hóa học, nguyên tố oxi có hóa trị II 4. Củng cố và luyện tập: Phát phiếu học tập câu 1 sgk - HS làm BT 3/84 sgk - đáp án: (1) Rất hoạt động Phi kim, kim loại, hợp chất t0 PTHH: 2C4H10 + 13O2 à 8CO2 + 10H2O 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Học bài và Làm BT 1, 2, 3, 4 / 84 sgk Gợi ý BT 5: mC = 98% . 24 kg than mS = 0,5% . 24 kg than Viết PTHH tìm số mol CO2; SO2 trong mỗi phản ứng => thể tích theo công thức biến đổi: V = n . 22,4 - Chuẩn bị bài: “ Sự oxi hóa- phản ứng hóa hợp- ứng dụng của oxi”: Đọc kĩ nội dung bài và trả lời các câu hỏi sgk. V. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docT37,38m.doc
Giáo án liên quan