Bài giảng Clo(2)

A. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

 1. Kiến thức: hs biết các tính chất vật lí và hoá học của clo.

 2. Kỹ năng: hs biết lấy phương trình minh hoạ clo là chất oxi hóa mạnh, phản ứng với nước clo vừa đóng vai trò chất khử vừa đóng vai trò chất oxi hóa.

 3. Thái độ: ứng dụng tính chất clo ẩm có tính tẩy màu, sát khuẩn, ý thức bảo vệ môi trường.

 4. Trọng tâm: II

 

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Clo(2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án: Hoá học 10 Giáo viên: Nguyễn Thanh Thu Thủy Tuần: 19 Ngày soạn: 14/ 01/ 07 Tiết: 38 Ngày giảng: 17/ 01/ 07 CLO A. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 1. Kiến thức: hs biết các tính chất vật lí và hoá học của clo. 2. Kỹ năng: hs biết lấy phương trình minh hoạ clo là chất oxi hóa mạnh, phản ứng với nước clo vừa đóng vai trò chất khử vừa đóng vai trò chất oxi hóa. 3. Thái độ: ứng dụng tính chất clo ẩm có tính tẩy màu, sát khuẩn, ý thức bảo vệ môi trường. 4. Trọng tâm: II B. CHUẨN BỊ: C. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề D. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC: 1. Tổ chức lớp: ổn định lớp, nắm sĩ số ( 1p ) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 6p ) Nhóm halogen có những nguyên tố nào? Trình bày sự biến đổi tính chất của các đơn chất halogen? 3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: ( 1p ) nghiên cứu tính chất của clo để xem clo có ứng dụng gì trong đời sống b. Giảng bài mới: TG HĐ CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ NỘI DUNG 3 Hoạt động 1: Gv giới thiệu bình đựng khí clo để hs quan sát màu khí clo, lưu ý tính độc, tính tan trong nước và các dung môi hữu cơ, tính tỉ khối của clo so với không khí để tự rút ra clo năng hơn không khí Hs rút ra tính chất vật lý của Clo I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ: - Khí - Vàng lục - Độc - Nặng gấp 2, 5 lần không khí - Tính tan: Tan trong nước nước clo 15 Hoạt động 2: Gv yêu cầu hs viết phương trình phản ứng clo tác dụng với kim loại, hiđro, nước + phản ứng với nước là phản ứng thuận nghịch vì clo chỉ phản ứng một phần với nước + axit HClO là một axit yếu, kém bền, dễ bị phân hủy nhưng lại là một axit có tính oxi hóa rất mạnh có tính tẩy màu clo ẩm có tính tẩy màu còn clo khô thì không có tính tẩy màu + hs tính số oxi hóa của kim loại, hiđro, clo clo đóng vai trò chất oxi hóa trong phản ứng với kim loại và hiđro + clo đưa sắt lên số oxi hóa +3 nên clo là chất oxi hóa mạnh + hs tính số oxi hóa của clo clo đóng vai trò vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa trong phản ứng với nước II. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC: Tính oxi hóa mạnh 1. Phản ứng với kim loại: 2. Phản ứng với hiđro: (hiđro clorua) Vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa: 3. Phản ứng với nước: Axit HClO là axit yếu < axit cacbonic Clo ẩm có tính tẩy màu HClO không bền: 2HClO 2HCl + O2 3 Hoạt động 3: Gv bổ sung thêm nếu Hs thiếu * Hs đọc sgk để biết clo tồn tại chủ yếu dạng hợp chất vì clo có tính oxi hóa mạnh, hoạt động hóa học mạnh III. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN: - Tồn tại dạng hợp chất - Có 2 đồng vị 3 Hoạt động 4: Gv hướng dẫn Hs theo dõi sách giáo khoa và bổ sung * Hs nêu các ứng dụng của clo. IV. ỨNG DỤNG: - Sát trùng nước - Tẩy trắng - Sản xuất HCl, clorua vôi, dung môi, thuốc trừ sâu, chất dẻo... 6 Hoạt động 5: * Gv nêu phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm. * Gv nêu phương pháp điều chế trong công nghiệp Hs viết phương trình phản ứng, chú ý điều kiện phản ứng V. ĐIỀU CHẾ: 1. Phòng thí nghiệm: Dùng chất oxi hóa mạnh tác dụng với HCl MnO2 + HCl MnCl2 + Cl2 + H2O KMnO4 + HCl KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O 2. Công nghiệp: điện phân dung dịch muối ăn có màng ngăn 2NaCl + 2H2O > 2NaOH + H2 + Cl2 4. Củng cố: ( 5p ) Bài tập: 1, 2/ sách giáo khoa. 5. Hướng dẫn về nhà: ( 2p ) Làm các bài tập còn lại trong sách giáo khoa Học bài cũ và chuẩn bị bài mới. 6. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docClo(2).doc
Giáo án liên quan