Nếu bạn thả rơi chiếc giày của bạn và một đồng tiền sát bên nhau, chúng sẽ chạm đất
cùng một lúc. Tại sao chiếc giày không rơi xuống trước, vì lực hấp dẫn hút nó mạnh hơn mà ?
Làm thế nào thủy tinh thể của mắt bạn hoạt động được, và tác dụng cơ mắt của bạn phải nén thủy
tinh thể của nó thành những hình dạng khác nhau để hội tụ các vật ở gần hay ở xa ? Đây là
những loại câu hỏi mà các nhà vật lí đã cố gắng trả lời về hành vi của ánh sáng và vật chất, hai
thứ cấu thành nên vũ trụ.
214 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1521 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Cơ học Newton, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI GIẢNG
CƠ HỌC NEWTON
Benjamin Crowell
Trần Nghiêm (hiepkhachquay) dịch
An Minh, hè 2008
Tài liệu phát hành tại
Www.thuvienvatly.com
i
Tặng Công và Hậu
Trường THPT U Minh Thượng, Kiên Giang
ii
Bài giảng Cơ học Newton
Quyển 1 trong loạt sách vật lí 6 tập của tác giả Benjamin Crowell
(Quyển 5: Bài giảng Điện học đã phát hành tại www.thuvienvatly.com)
Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn
trannghiem@ymail.com
iii
MỤC LỤC
Trang
Chương 0
Giới thiệu và nhận xét ......................................................................................................... 1
0.1 Phương pháp khoa học ........................................................................................................... 2
0.2 Vật lí là gì .............................................................................................................................. 4
0.3 Học vật lí như thế nào ............................................................................................................ 8
0.4 Tự đánh giá ............................................................................................................................ 9
0.5 Cơ sở của hệ mét .................................................................................................................... 9
0.6 Newton, đơn vị hệ mét của lực ............................................................................................ 13
0.7 Các tiếp đầu ngữ hệ mét kém thông dụng hơn .................................................................... 14
0.8 Kí hiệu khoa học .................................................................................................................. 15
0.9 Chuyển đổi đơn vị ................................................................................................................ 16
0.10 Những con số có nghĩa ...................................................................................................... 17
Bài tập ........................................................................................................................................ 20
Chương 1
Ước tính quy mô và bậc độ lớn ...................................................................................... 23
1.1 Giới thiệu ............................................................................................................................. 23
1.2 Xác định diện tích và thể tích .............................................................................................. 26
1.3 Sự phân chia tỉ lệ áp dụng cho Sinh học .............................................................................. 34
1.4 Ước tính bậc độ lớn .............................................................................................................. 38
Bài tập ........................................................................................................................................ 40
Phần I
Chuyển động trong không gian một chiều
Chương 2
Vận tốc và chuyển động tương đối ............................................................................... 47
2.1 Các loại chuyển động ........................................................................................................... 47
2.2 Mô tả khoảng cách và thời gian ........................................................................................... 53
2.3 Đồ thị chuyển động, Vận tốc ............................................................................................... 55
2.4 Nguyên lí quán tính .............................................................................................................. 60
2.5 Cộng vận tốc ........................................................................................................................ 63
2.6 Đồ thị vận tốc – thời gian ..................................................................................................... 65
2.7 Áp dụng giải tích .................................................................................................................. 66
Bài tập ........................................................................................................................................ 68
Chương 3
Gia tốc và sự rơi tự do ....................................................................................................... 71
3.1 Chuyển động của vật rơi ...................................................................................................... 71
3.2 Gia tốc .................................................................................................................................. 74
iv
3.3 Gia tốc dương và âm ............................................................................................................ 78
3.4 Gia tốc biến thiên ................................................................................................................. 81
3.5 Diện tích bên dưới đồ thị vận tốc – thời gian ...................................................................... 83
3.6 Kết quả đại số đối với gia tốc không đổi ............................................................................. 85
3.7 Tác dụng sinh lí của sự không trọng lượng .......................................................................... 87
3.8 Áp dụng giải tích .................................................................................................................. 90
Bài tập ........................................................................................................................................ 91
Chương 4
Lực và chuyển động ........................................................................................................... 98
4.1 Lực ....................................................................................................................................... 99
4.2 Định luật I Newton ............................................................................................................. 102
4.3 Định luật II Newton ........................................................................................................... 105
4.4 Lực không phải là .............................................................................................................. 108
4.5 Hệ quy chiếu quán tính và phi quán tính ........................................................................... 110
Bài tập ...................................................................................................................................... 112
Chương 5
Phân tích lực ....................................................................................................................... 115
5.1 Định luật III Newton .......................................................................................................... 115
5.2 Phân loại và hành vi của lực .............................................................................................. 119
5.3 Phân tích lực ...................................................................................................................... 127
5.4 Sự truyền lực bởi các vật khối lượng thấp ......................................................................... 129
5.5 Các vật dưới sức căng ........................................................................................................ 131
5.6 Máy cơ đơn giản: Ròng rọc ............................................................................................... 132
Bài tập ...................................................................................................................................... 134
Phần II
Chuyển động trong không gian ba chiều
Chương 6
Các định luật Newton trong không gian ba chiều ................................................. 141
6.1 Các lực có tác dụng không vuông góc ............................................................................... 141
6.2 Hệ tọa độ và các thành phần .............................................................................................. 143
6.3 Các định luật Newton trong không gian ba chiều .............................................................. 147
Bài tập ...................................................................................................................................... 149
Chương 7
Vector .................................................................................................................................... 151
7.1 Kí hiệu vector ..................................................................................................................... 151
7.2 Các phép tính với độ lớn và hướng .................................................................................... 154
7.3 Phương pháp cộng vector .................................................................................................. 155
7.4 Kí hiệu vector đơn vị ......................................................................................................... 157
7.5 Bất biến quay ...................................................................................................................... 157
v
Bài tập ...................................................................................................................................... 159
Chương 8
Vector và chuyển động .................................................................................................... 161
8.1 Vector vận tốc .................................................................................................................... 162
8.2 Vector gia tốc ..................................................................................................................... 163
8.3 Vector lực và các máy cơ đơn giản .................................................................................... 165
8.4 Giải tích vector ................................................................................................................... 166
Bài tập ...................................................................................................................................... 170
Chương 9
Chuyển động tròn .............................................................................................................. 174
9.1 Khái niệm chuyển động tròn .............................................................................................. 174
9.2 Chuyển động tròn đều ........................................................................................................ 179
9.3 Chuyển động tròn không đều ............................................................................................. 181
Bài tập ...................................................................................................................................... 183
Chương 10
Lực hấp dẫn ......................................................................................................................... 187
10.1 Các định luật Kepler ........................................................................................................ 188
10.2 Định luật hấp dẫn Newton ............................................................................................... 190
10.3 Sự mất trọng lượng biểu kiến ........................................................................................... 195
10.4 Phép cộng vector các lực hấp dẫn ..................................................................................... 196
10.5 Cân nặng trên Trái đất ...................................................................................................... 198
10.6 Bằng chứng cho lực hấp dẫn đẩy ..................................................................................... 200
Bài tập ...................................................................................................................................... 203
Bài giảng Cơ học Newton | Trần Nghiêm (hiepkhachquay) dịch 1
Phi thuyền Mars Climate Orbiter chuẩn bị cho sứ mệnh của nó. Các định luật vật lí là như nhau ở mọi nơi, kể cả trên
Hỏa tinh, nên con tàu có thể được thiết kế trên các định luật vật lí đã phát hiện trên Trái đất. Có một lí do đáng tiếc
nữa lí giải vì sao phi thuyền này lại có liên quan tới chủ đề của chương này: nó bị phá hủy khi cố đi vào bầu khí
quyển của Hỏa tinh vì các kĩ thuật viên tại Lockheed Martin đã quên đổi số liệu về động cơ đẩy từ pound sang đơn
vị hệ mét của lực (newton) trước khi cung cấp thông tin cho NASA. Việc đổi đơn vị thật quan trọng !
Chương 0
Giới thiệu và nhận xét
Nếu bạn thả rơi chiếc giày của bạn và một đồng tiền sát bên nhau, chúng sẽ chạm đất
cùng một lúc. Tại sao chiếc giày không rơi xuống trước, vì lực hấp dẫn hút nó mạnh hơn mà ?
Làm thế nào thủy tinh thể của mắt bạn hoạt động được, và tác dụng cơ mắt của bạn phải nén thủy
tinh thể của nó thành những hình dạng khác nhau để hội tụ các vật ở gần hay ở xa ? Đây là
những loại câu hỏi mà các nhà vật lí đã cố gắng trả lời về hành vi của ánh sáng và vật chất, hai
thứ cấu thành nên vũ trụ.
2 | trannghiem@ymail.com
0.1 Phương pháp khoa học
Mãi cho đến rất gần đây trong lịch sử, không có tiến bộ nào được thực hiện trong việc trả
lời những câu hỏi như thế này. Tệ hại hơn nữa, những câu trả lời sai viết ra bởi các nhà tư tưởng
như nhà vật lí người Hi Lạp cổ đại Aristotle đã được chấp nhận mà không hề nghi ngờ trong
hàng nghìn năm. Tại sao kiến thức khoa học tiến triển kể từ thời Phục hưng lại tiến bộ hơn toàn
bộ thiên niên kỉ trước đó kể từ khi có lịch sử ghi lại ? Rõ ràng cuộc cách mạng công nghiệp là
một phần của câu trả lời. Việc phát triển các khẩu pháo, động cơ hơi nước, đòi hỏi những kĩ thuật
cải tiến cho xây dựng và đo lường chính xác. (Ngay từ sớm, nó đã được xem là một tiến bộ lớn
khi các cửa hàng máy móc ở Anh học được cách chế tạo piston và xilanh và lắp vào nhau với
một khe hẹp hơn bề dày của đồng penny) Nhưng trước cả cách mạng công nghiệp, đã có các
bước khám phá, chủ yếu vì đưa ra phương pháp khoa học hiện đại. Mặc dù nó tiến triển theo thời
gian, nhưng đa số nhà khoa học ngày nay thống nhất với nhau về một số điều như liệt kê dưới
đây về các nguyên tắc cơ bản của phương pháp khoa học:
(1) Khoa học là một chu trình của lí thuyết và thực nghiệm. Các lí thuyết khoa học được
đưa ra để giải thích kết quả thí nghiệm tạo ra dưới những điều kiện nhất định. Một lí thuyết thành
công cũng sẽ đưa ra những tiên đoán mới về những thí nghiệm mới dưới những điều kiện mới.
Tuy vậy, cuối cùng, điều luôn xảy ra là một thí nghiệm mới xuất hiện, cho thấy dưới những điều
kiện nhất định, lí thuyết đó không hẳn là một sự gần đúng tốt hay thậm chí không còn giá trị nữa.
Quả bóng khi đó được đá trở lại sân của các nhà lí thuyết. Nếu một thí nghiệm không ăn khớp
với lí thuyết hiện tại, thì lí thuyết đó phải thay đổi, chứ không phải thí nghiệm.
a/ Khoa học là một chu trình của lí thuyết và thực nghiệm
(2) Lí thuyết phải vừa có tính tiên đoán vừa có tính giải thích. Yêu cầu của sức mạnh dự
đoán có nghĩa là một lí thuyết sẽ chỉ có đầy đủ ý nghĩa nếu như nó có khả năng tiên đoán cái gì
đó có thể kiểm tra trên cơ sở các phép đo thực nghiệm mà lí thuyết đó không với tới ngay. Nghĩa
là, một lí thuyết phải có thể kiểm tra được. Giá trị giải thích có nghĩa là nhiều hiện tượng phải
được xem xét đối với vài nguyên lí cơ bản. Nếu bạn trả lời mỗi câu hỏi “tại sao” rằng “bởi vì nó
là như thế” thì lí thuyết của bạn không có giá trị giải thích. Sưu tập nhiều số liệu mà không có
khả năng tìm ra bất kì nguyên lí nền tảng cơ sở nào thì không phải là khoa học.
(3) Các thí nghiệm phải có thể lặp lại được. Một thí nghiệm sẽ bị xem xét với sự hoài
nghi nếu như nó chỉ hoạt động đối với một người, hoặc chỉ hoạt động trong một bộ phận của thế
giới. Bất kì ai có kĩ năng và trang thiết bị cần thiết đều có thể thu được kết quả như nhau từ
Bài giảng Cơ học Newton | Trần Nghiêm (hiepkhachquay) dịch 3
những thí nghiệm như nhau. Điều này ngụ ý rằng nền khoa học vượt qua ranh giới quốc gia và
tôn giáo; bạn có thể chắc chắn rằng chẳng có ai đang làm khoa học thật sự khi họ khẳng định
công việc của họ là “Aryan, không phải Do Thái,” “mác-xít, không phải tư bản,” hay “Công giáo,
không phải vô thần”. Một thí nghiệm không thể tái dựng lại được nếu như nó là bí mật, cho nên
khoa học nhất thiết phải là một sự nghiệp chung.
b/ Hình vẽ châm biếm phòng làm việc của một nhà giả kim thuật. H. Cock, vẽ lại theo Peter Brueghel (thế kỉ 16)
Một thí dụ của chu trình lí thuyết và thực nghiệm, một bước tiến cần thiết đến nền hóa
học hiện đại là quan sát thực nghiệm cho thấy các nguyên tố hóa học không thể chuyển hóa lẫn
nhau, chẳng hạn như chì không thể biến thành vàng. Điều này dẫn tới lí thuyết cho rằng các phản
ứng hóa học bao gồm sự sắp xếp lại của các nguyên tố theo những kết hợp khác nhau, không có
bất kì sự thay đổi nào ở nhân dạng của bản thân các nguyên tố. Lí thuyết đó hoạt động trong
hàng trăm năm, và được xác nhận bằng thực nghiệm trên một phạm vi rộng của áp suất và nhiệt
độ và với nhiều kết hợp của các nguyên tố. Chỉ trong thế kỉ 20, chúng ta mới biết rằng một
nguyên tố có thể chuyển hóa thành một nguyên tố khác dưới những điều kiện áp suất và nhiệt độ
cực cao tồn tại trong quả bom hạt nhân hoặc bên trong một ngôi sao. Quan sát đó không hoàn
toàn vô hiệu hóa lí thuyết ban đầu về sự bất biến của các nguyên tố, nhưng nó cho thấy nó chỉ là
một sự gần đúng, hợp lí ở điều kiện nhiệt độ và áp suất bình thường.
Một pháp sư lên đồng tham gia nói chuyện với linh hồn người đã mất. Ông nói ông có sức mạnh ma
thuật đặc biệt mà người khác không có, nó cho phép ông “liên lạc” thông tin với các linh hồn. Ở đây, phần
nào của nguyên tắc khoa học đã bị vi phạm ?
Phương pháp khoa học mô tả ở đây là một sự lí tưởng hóa, và không nên hiểu là một tập
hợp thủ tục dùng trong làm khoa học. Các nhà khoa học có nhiều nhược điểm và tính xấu như
mọi nhóm người khác, và rất thường xảy ra với các nhà khoa học là cố gắng làm mất uy tín của
thí nghiệm của người khác khi kết quả của người ta trái ngược với quan điểm ưa thích của họ.
Nền khoa học thành công cũng phải làm việc với sự may mắn, trực giác và sáng tạo nhiều hơn đa
số mọi người nhận thấy, và hạn chế của phương pháp khoa học là không hề kiềm chế cá tính và
sự tự biểu hiện hơn so với dạng fugue sonata kiềm chế Bach và Haydn. Có một xu hướng gần
đây trong số các nhà khoa học xã hội là đi xa hơn nữa và đi tới phủ nhận sự tồn tại của phương
pháp khoa học, khẳng định khoa học không gì hơn là một hệ thống xã hội độc đoán xác định ý
tưởng nào được chấp nhận dựa trên tiêu chuẩn của nhóm người có chung quyền lợi. Nếu khoa
4 | trannghiem@ymail.com
học là một lễ nghi xã hội độc đoán, thì hình như khó mà giải thích được tính hiệu quả của nó
trong việc chế tạo các đồ đạc hữu ích như máy bay, máy hát đĩa CD và máy may. Nếu như thuật
giả kim và chiêm tinh học không kém tính khoa học hơn trong phương pháp của nó so với hóa
học và thiên văn học, thì cái gì khiến cho chúng không tạo ra được cái nào có ích cả ?
Xét xem có hay không có phương pháp khoa học áp dụng trong những thí dụ sau đây. Nếu phương pháp
khoa học không được áp dụng, hỏi những người có hoạt động được mô tả có đang tiến hành một hoạt động
con người hữu ích hay không, dẫu là một hoạt động phản khoa học ?
A. Châm cứu là một kĩ thuật y khoa cổ truyền có nguồn gốc châu Á trong đó những cây kim nhỏ được cắm
vào cơ thể con người để làm giảm đau đớn. Nhiều bác sĩ được đào tạo ở phương tây xem châm cứu là
không có giá trị nghiên cứu thực nghiệm, vì nếu như nó có tác dụng chữa bệnh, thì những tác dụng đó
không thể nào giải thích bằng lí thuyết của họ về hệ thần kinh. Ai là người mang tính khoa học hơn, những
người hành nghề phương tây hay phương đông ?
B. Goethe, một nhà thơ Đức, ít được biết tới cho lí thuyết của ông về màu sắc. Ông đã xuất bản một cuốn
sách về đề tài đó, trong đó ông biện hộ rằng dụng cụ khoa học dùng để đo và định lượng màu sắc, như lăng
kính, thấu kính và bộ lọc màu, không thể mang lại cho chúng ta cái nhìn trọn vẹn vào ý nghĩa tối hậu của
màu sắc, chẳng hạn cảm giác lạnh gợi lên bởi màu lam và lục, hay tính khoa trường do màu đỏ kích động.
Hỏi nghiên cứu của ông có mang tính khoa học không ?
C. Một đứa trẻ thắc mắc tại sao mọi vật đều rơi xuống, và một người trưởng thành trả lời “vì hấp dẫn”. Nhà
triết học Hi Lạp cổ đại Aristotle giải thích rằng đất đá rơi xuống vì bản chất của chúng tìm lại vị trí tự nhiên
của chúng, tiếp giáp với Trái đất. Những lời giải thích này có mang tính khoa học không ?
D. Đạo Phật phần nào là một lời giải thích tâm lí học của sự trải nghiệm của con người, và tâm lí học tất
nhiên là một khoa học. Đức Phật có thể nói là phải bận rộn trong một chu trình lí thuyết và thực nghiệm, vì
ông nghiên cứu bằng cách thử và sai, và cho dẫu muộn trong cuộc đời ông, ông đã yêu cầu các môn đồ thử
thách ý tưởng của ông. Phật giáo còn có thể xem là có tính sinh sôi, vì Đức Phật bảo các môn đồ của ông
rằng họ có thể tìm sự khai sáng cho chính họ nếu họ tuân theo một khóa nghiên cứu và rèn luyện nhất định.
Hỏi Phật giáo có phải là một hoạt động theo đuổi khoa học hay không ?
0.2 Vật lí là gì ?
Cho rằng trong chốc lát, một người thông minh có thể lĩnh hội tất cả các lực mà nhờ đó
tự nhiên được cấp thêm sinh khí và vị trí tương ứng của những thứ tạo ra nó… thì không
có gì là không chắc chắn, và tương lai cũng như quá khứ sẽ nằm trước mắt nó.
Pierre Simon de Laplace
Vật lí là sử dụng phương pháp khoa học để tìm ra các nguyên lí cơ bản chi phối ánh sáng
và vật chất, và khám phá ra hệ quả của những định luật này. Một phần của cái phân biệt quan
điểm hiện đại với thế giới quan cổ đại là giả định có những quy luật mà nhờ đó các chức năng vũ
trụ, và những định luật đó có thể được hiểu ít nhất là phần nào đó bởi con người. Từ kỉ nguyên
Lí trí cho đến thế kỉ 19, nhiều nhà khoa học bắt đầu bị thuyết phục rằng các định luật tự nhiên
không những có thể hiểu được mà, như Laplace khẳng định, những định luật đó về nguyên tắc
còn có thể sử dụng để tiên đoán mọi thứ về tương lai của vũ trụ nếu như có đủ thông tin về trạng
thái hiện nay của toàn bộ ánh sáng và vật chất. Trong những phần sau, tôi sẽ mô tả hai loại giới
hạn chung trên tiên đoán sử dụng các định luật vật lí, chúng chỉ được ghi nhận trong thế kỉ 20.
Bài giảng Cơ học Newton | Trần Nghiêm (hiepkhachquay) dịch 5
Vật chất có thể định nghĩa là thứ gì đó bị tác dụng bởi hấp dẫn, tức là nó có trọng lực hay
sẽ có sức nặng nếu nó nằm gần Trái đất hoặc một ngôi sao khác hoặc một hành tinh đủ nặng để
tạo ra sức hấp dẫn có thể đo được. Ánh sáng có thể định nghĩa là thứ gì đó có thể truyền từ nơi
này sang nơi khác qua không gian trống rỗng và có thể tác dụng lên vật chất, nhưng không có
trọng lượng. Ví dụ, ánh sáng Mặt trời có thể tác dụng lên cơ thể bạn bằng cách làm nó nóng lên
hay phá hỏng DNA của bạn và làm cho bạn bị ung thư da. Định nghĩa ánh sáng của nhà vật lí
bao gồm nhiều hiện tượng phong phú không nhìn thấy với mắt thường, gồm có sóng vô tuyến, vi
sóng, tia X và tia gamma. Những đối tượng này là “màu” của ánh sáng không rơi vào ngưỡng
hẹp từ-tím-tới-đỏ của cầu vồng mà chúng ta có thể nhìn thấy.
Vào đầu thế kỉ 20, một hiện tượng mới lạ được phát hiện thấy trong ống chân không: các tia bí ẩn có
nguồn gốc và bản chất không rõ. Những tia này giống như các tia bắn từ phía sau ống đèn hình ti vi nhà bạn
và chạm tới phía trước tạo ra hình ảnh. Các nhà vật lí vào năm 1895 không hề có ý tưởng xem những tia
này là cái gì, nên họ đặt tên đơn giản cho chúng là “tia cathode”, theo tên của tiếp xúc điện từ đó chúng
phát ra. Một cuộc tranh luận sôi nổi nổ ra, hoàn toàn với ý nghĩa quan niệm, xem những tia này thuộc dạng
ánh sáng hay vật chất. Người ta sẽ phải làm gì để giải quyết vấn đề đó ?
Nhiều hiện tượng vật lí bản thân chúng không phải là ánh sáng hay vật chất, mà là tính
chất của ánh sáng hay vật chất hoặc tương tác giữa ánh sáng và vật chất. Chẳng hạn, chuyển
động là một tính chất của mọi ánh sáng và một số vật chất, nhưng bản thân nó không phải là ánh
sáng hay vật chất. Áp suất giữ cho lốp xe đạp căng lên là sự tương tác giữa không khí và lốp xe.
Áp suất không thuộc dạng vật chất mà thuộc dạng riêng của nó. Nó là một tính chất của lốp xe
cũng như của không khí. Tương tự, tình cảnh chị em và chủ tớ là quan hệ giữa người với người,
nhưng không phải là bản thân con người.
Hình chụp qua kính thiên văn này cho thấy hai ảnh của cùng một vật ở xa, một vật kì lạ, rất sáng gọi tên là quasar.
Đây được xem là bằng chứng cho một vật nặng, mờ tối, có khả năng là một lỗ đen, dường như n
File đính kèm:
- Bai Giang Co Hoc Newton Benamin Crowell.pdf