Bài giảng Công nghệ Lớp 7 - Bài 39: Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi

I. Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn

II. Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn

 Làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng.

Ví dụ: ủ men rượu; vẩy nước muối vào rơm cỏ cho trâu, bò; ủ chua các loại rau; nấu chín

 Giảm bớt khối lượng, làm giảm độ thô cứng. Ví dụ: băm, thái, cắt rau xanh, xay nghiền hạt, nấu chín

 Khử bỏ chất độc hại.

Ví dụ: rang, hấp đậu tương; nấu chín khoai tây, củ sắn, lá sắn, thức ăn bị mốc

 

ppt35 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Công nghệ Lớp 7 - Bài 39: Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 7B Thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hóa và hấp thụ như thế nào? Nêu vai trò của thức ăn đối với vật nuôi. Kiểm tra bài cũ Trả lời các câu hỏi sau: Câu 1 Câu 2 BÀI 39 : CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI I. Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn II. Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn BÀI 39 : CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI I. Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn 1. Chế biến thức ăn Người nuôi lợn thường nấu chín các loại thức ăn như cám, rau, thức ăn thừa nhằm mục đích gì? Khi cho gà, vịt ăn bắp thường phải nghiền nhỏ để làm gì? Khi bổ sung đậu tương vào khẩu phần ăn cho vật nuôi, người chăn nuôi phải rang chín đậu, xay nghiền nhỏ rồi mới cho ăn nhằm mục đích gì?  Làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng. Ví dụ: ủ men rượu; vẩy nước muối vào rơm cỏ cho trâu, bò; ủ chua các loại rau; nấu chín  Giảm bớt khối lượng, làm giảm độ thô cứng. Ví dụ: băm, thái, cắt rau xanh, xay nghiền hạt, nấu chín  Khử bỏ chất độc hại. Ví dụ: rang, hấp đậu tương; nấu chín khoai tây, củ sắn, lá sắn, thức ăn bị mốc BÀI 39 : CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI I. Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn 1. Chế biến thức ăn 2. Dự trữ thức ăn Vào mùa gặt người nông dân đánh đống rơm rạ nhằm mục đích gì ? Để có thóc, ngô, khoai, sắn cho vật nuôi ăn quanh năm vào mùa thu hoạch người nông dân thường phải làm gì?  Để thức ăn lâu bị hỏng và luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi. Ví dụ: Mùa thu hoạch khoai, sắn, ngô có một lượng lớn sản phẩm vật nuôi không thể sử dụng hết ngay, nên phải để dành, phải dự trữ để lúc nào cũng có sẵn thức ăn cho vật nuôi. BÀI 39 : CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn II. Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn Các phương pháp chế biến thức ăn  Phương pháp vật lý (như cơ học, nhiệt học)  Phương pháp hóa học  Phương pháp vi sinh vật  Phương pháp tạo thức ăn hỗn hợp BÀI 39 : CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn II. Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn Các phương pháp chế biến thức ăn Quan sát hình 66 và cho biết các hình dưới biểu thị cho phương pháp chế biến thức ăn nào? Hình 66: Các phương pháp chế biến thức ăn Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp vật lý biểu thị trên các hình ................. - Bằng phương pháp hóa học biểu thị trên các hình . - Bằng phương pháp vi sinh vật học biểu thị trên các hình - Bằng phương pháp tạo thức ăn hỗn hợp biểu thị trên hình . 1, 2, 3 6, 7 4 5 BÀI 39 : CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn II. Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn Các phương pháp chế biến thức ăn Kết luận : Phương pháp cắt ngắn dùng cho thức ăn thô xanh, nghiền nhỏ đối với thức ăn hạt, xử lý nhiệt đối với thức ăn có chất độc hại, khó tiêu (như hạt đậu, đỗ). Các loại thức ăn giàu tinh bột dùng phương pháp đường hóa hoặc ủ lên men (ví dụ: Ủ tinh bột với men rượu). Kiềm hóa với thức ăn có nhiều xơ như rơm, rạ. Phối trộn nhiều loại thức ăn để tạo ra thức ăn hỗn hợp. BÀI 39 : CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn II. Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn Các phương pháp chế biến thức ăn 2. Một số phương pháp dự trữ thức ăn Ở địa phương em làm thế nào để dự trữ rơm, rạ, cỏ, ngô, đậu, thóc, ngô, sắn, khoai lang? - Rơm, rạ, cỏ, thân cây ngô, đậu: Cắt ngắn phơi khô hoặc ủ xanh. - Khoai lang, sắn: Cắt lát phơi khô. - Thóc, ngô: Phơi khô. Đối với các loại thức ăn xanh các loại cỏ, thân cây ngô, mía, lá sắn muốn giữ được lâu phải làm thế nào? - Thức ăn xanh: Ủ xanh Quan sát hình vẽ (Hình 67-sgk), thảo luận nhóm rồi điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau cho phù hợp với phương pháp dự trữ thức ăn: Để dự trữ thức ăn trong chăn nuôi, người ta thường dùng phương pháp .. với cỏ, rơm và các loại củ, hạt. Dùng phương pháp dự trữ .. với các loại rau cỏ tươi xanh. làm khô ủ xanh Sắn được cắt lát, phơi khô, đóng vào bao và cất giữ trong kho Phơi khô rơm và chất thành đống Cỏ khô được đóng thành khối và cất vào kho Cỏ khô được cuộn thành khối trụ tròn nhờ máy Cánh đồng cỏ khô Lấy cỏ làm thức ăn dự trữ cho gia súc BÀI 39 : CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn II. Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn Các phương pháp chế biến thức ăn 2. Một số phương pháp dự trữ thức ăn Kết luận:  Có nhiều phương pháp dự trữ thức ăn, trong chăn nuôi thường sử dụng hai phương pháp:  Phương pháp làm khô  Phương pháp ủ xanh Qua bài học hôm nay chúng ta cần nắm chắc những kiến thức nào? I. MỤC ĐÍCH CỦA CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN Các phương pháp chế biến thức ăn Một số phương pháp dự trữ thức ăn Phương pháp vật lý Phương pháp vi sinh vật học II. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN Phương pháp hóa học Phương pháp tạo thành thức ăn hỗn hợp Phương pháp làm khô Phương pháp ủ xanh GHI NHỚ - Có nhiều cách chế biến thức ăn vật nuôi như cắt ngắn , nghiền nhỏ , rang, hấp , nấu chín , đường hoá , kiềm hoá , ủ lên men và tạo thành thức ăn hỗn hợp . Thức ăn vật nuôi thường được dự trữ bằng phương pháp làm khô và ủ xanh . BÀI 39 : CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI DẶN DÒ VỀ NHÀ - Học bài cũ, trả lời câu hỏi 1 , 2, 3 (SGK) - Đọc tìm hiểu bài 40: Sản xuất thức ăn vật nuôi . - Tìm hiểu các phương pháp sản xuất thức ăn vật nuôi ở gia đình , địa phương . GV THÖÏC HIEÄN : LÝ THỊ HOÀNG HẢO Cảm ơn quý thầy cô đã tham dự tiết học Phương pháp vật lý : Cắt ngắn: Nghiền nhỏ: Xử lý nhiệt: thức ăn thô xanh: rơm, cỏ, thân cây ngô, mía thức ăn thô cứng như hạt, củ thức ăn có chất độc hại, khó tiêu Máy cắt cỏ Máy thu gom và cắt lục bình Máy xay, nghiền Nấu chín Phương pháp hóa học : Đường hóa tinh bột: Đem hạt đã nghiền thành bột, cho vào thùng gỗ bề dày không quá 30cm, cho nước nóng 80 – 100 ° C theo tỉ lệ 1:2 đến 1:2,5 (1kg thức ăn tưới 2 đến 2,5 lít nước nóng) quấy đều, nhiệt độ còn khoảng 55 - 60°C. Sau đó cho vào 2% lượng khô men mạch nha hoặc 4-5% bột mầm thóc. Sau 5 – 6 giờ có thể cho vật nuôi ăn. Nếu để lâu có thể bị thối. Phương pháp hóa học : Kiềm hóa rơm rạ: Dùng nước vôi 10% hoặc dung dịch NaOH 2% để trộn với rơm rạ làm cho rơm rạ mềm ra, có mùi thơm dễ chịu, nâng cao tỉ lệ tiêu hóa cho lại thức ăn này. Sau 7 đến 10 ngày ủ, bắt đầu lấy cho trâu, bò ăn. Lúc đầu cho ăn ít khoảng 1-2kg, phải tập cho trâu, bò ăn dần bằng cách trộn lẫn với cỏ tươi, sau 2-3 ngày trâu, bò sẽ quen dần và lượng ăn tăng lên. Mỗi ngày cho ăn tối đa từ 7-10kg/con. Một số hình ảnh thực hiện kiềm hóa rơm rạ Một số hình ảnh thực hiện kiềm hóa rơm rạ GN Phương pháp vi sinh vật học : Ủ lên men: + Nguyên liệu: Cám gạo, bột ngô, bột khoai sắn Số lượng men rượu khoảng 4% lượng thức ăn cần ủ. + Cách làm: Bánh men giã nhỏ thành bột, trộn đều với các loại bột cần ủ, sau đó vấy nước vào trộn đều cho đến khi bột đủ ẩm. Phủ ni lông hoặc bao tải, hoặc lá chuối khô lên trên đặt vào chỗ ấm, kín gió. Khoảng 24 giờ sau thấy thức ăn ấm lên, có mùi thơm thì lấy ra cho vật nuôi ăn ngay không cần nấu chín. Men rượu Trộn men vào cơm Ủ kín GN Tạo thức ăn hỗn hợp : Phối hợp nhiều loại nguyên liệu theo những công thức đã được tính toán. Ví dụ: Để bổ sung khoáng, vitamin, kháng sinh, hôc môn, các loại primic Người chăn nuôi chế đá liếm cho vật nuôi: Rỉ mật mía 29% + urê 10% + muối ăn 5% + vôi bột 7% + xi măng 2% + cám gạo 21% + bột sắn khô 25% + primic 1% = 100%. Trộn đều, ủ thành đống khoảng 30-45 phút rồi ép khuôn, để khô, sau 5-7 ngày bánh cứng mới đặt vào máng hoặc treo ở cột chuồng để bò liếm láp. GN Một số sản phẩm thức ăn chăn nuôi hỗn hợp

File đính kèm:

  • pptbai_giang_cong_nghe_lop_7_bai_39_che_bien_va_du_tru_thuc_an.ppt
Giáo án liên quan