Đề tài Hiểu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học trò-Cơ sở để xây dựng quan hệ thầy- trò

. Đặt vấn đề:Ngày nay, với quan điểm dạy học hướng vào người học, thì việc phải hiểu đối tượng mà người thầy đang tác động vào học sinh, là điều vô cùng cần thiết, không chỉ cho công việc dạy học, mà cho cả công tác giáo dục. Trong một vài năm gần đây, do tác động của nhiều yếu tố, vấn đề quan hệ thầy- trò không được tuân thủ,không mang tính chất đạo lý bị phanh phui trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài việc thể hiện tính dân chủ trong đưa tin, các sự việc được đề cập đến đã phản ánh tính “có vấn đề”, liên quan đến quan hệ thầy- trò trong các nhà trường phổ thông hiện nay. Vấn đề được đề cập đến ở trên không phải là mới, chưa phải là phổ biến song, từ góc độ nghiên cứu, quản lý, các nhà khoa học cần phải quan tâm hơn.

doc5 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1545 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hiểu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học trò-Cơ sở để xây dựng quan hệ thầy- trò, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HIỂU ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ LỨA TUỔI CỦA HỌC TRÒ-CƠ SỞ ĐỂ XÂY DỰNG QUAN HỆ THẦY- TRÒ PGS.TS. Võ Thị Minh Chí Viện Nghiên cứu Sư phạm - ĐHSPHN 1. Đặt vấn đề:Ngày nay, với quan điểm dạy học hướng vào người học, thì việc phải hiểu đối tượng mà người thầy đang tác động vào học sinh, là điều vô cùng cần thiết, không chỉ cho công việc dạy học, mà cho cả công tác giáo dục. Trong một vài năm gần đây, do tác động của nhiều yếu tố, vấn đề quan hệ thầy- trò không được tuân thủ,không mang tính chất đạo lý bị phanh phui trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài việc thể hiện tính dân chủ trong đưa tin, các sự việc được đề cập đến đã phản ánh tính “có vấn đề”, liên quan đến quan hệ thầy- trò trong các nhà trường phổ thông hiện nay. Vấn đề được đề cập đến ở trên không phải là mới, chưa phải là phổ biến song, từ góc độ nghiên cứu, quản lý, các nhà khoa học cần phải quan tâm hơn. Một thực tế hết sức đơn giản là, sự phát triển của đứa trẻ ngày nay diễn ra theo các giai đoạn hoàn toàn khác so với trẻ 15 năm trước: tổ chức não và cơ thể điều khiển hành vi của con người được sinh ra bằng con đường tự nhiên (được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ đến 1 tuổi, thích nghe kể các câu chuyện cổ tích, thích được học các câu thơ, các câu đồng dao do Ông, Bà truyền miệng…), chắc chắn, về nguyên tắc, sẽ khác với những đứa trẻ được sinh ra do sự trợ giúp của “mổ đẻ”, hoặc nhờ sự “kích thích” (đẻ  chỉ huy), phần lớn lại được nuôi dưỡng một cách nhân tạo (nghĩa là bỏ qua giai đoạn tác động với bầu sữa của người mẹ), lớn lên trong môi trường máy vi tính. Mỗi một con người trong số này sẽ có “tiếng nói” của cơ thể, của não theo cách riêng của mình. Xin được phép không bình luận về cái tốt và chưa tốt ở hai cách sống trên, nhưng rõ ràng là, mỗi con người trong số họ đều cần đến sự tích cực hoá các hệ thống não khác nhau, dẫn đến sự cố kết có quy luật, theo giai đoạn, của tổ hợp các vùng xác định trên não, điều khiển hành vi, các hoạt động, đời sống tâm lý nói chung ở con người; Trong khi đó, yêu cầu mà xã hội đặt ra cho đứa trẻ vẫn không thay đổi. 2. Các đặc điểm tâm sinh lý cơ bản ở học sinh THCS: 2.1. Các đặc điểm tâm sinh lý cần chú ý và những rối loạn có thể xảy ra với trẻ THCS: Học sinh THCS có tuổi đời ứng với tuổi thiếu niên, do vậy các em còn có tên gọi khác là thiếu niên. Cách đây khoảng 20 năm, theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, học sinh đầu bậc THCS, về phát triển cơ thể không có gì khác so với trẻ cuối bậc Tiểu học; Các em chỉ “lớn vọt” lên ở các năm tiếp theo. Nhưng đến thời điểm hiện nay, quy luật trên không còn tồn tại trong số đông trẻ em Việt Nam cả ở thành phố lẫn nông thôn, bởi lẽ, tuổi dậy thì của các em đã được “kéo xuống” ở đầu bậc THCS (em trai thường chậm hơn em gái 2 năm). Với hiện tượng dậy thì- một hiện tượng sinh lý trong phát triển, nhưng do liên quan đến biến đổi nội tiết nên cũng dễ dẫn đến các rối loạn, biến đổi “giao thời” trong đời sống tâm sinh lý của các em. Đối với tuổi thiếu niên, có một số các rối loạn tâm lý mang tính chất đặc trưng. Nếu như có rối loạn phát triển tâm lý từ trước, thì đến tuổi thiếu niên, chúng cũng sẽ có những biến đổi nhất định.Tuổi thiếu niên ở trong khoảng từ 11- 14 tuổi (2 năm). Đây là thời gian xảy ra rất nhiều các biến đổi ở các mức độ khác nhau trong cơ thể trẻ; sự hình thành nhân cách được hoàn thiện. Ở góc độ nội tiết, sự họat hóa của tuyến yên, của các tuyến sinh dục, của tuyến thượng thận được tăng cường, dẫn đến sự tăng trưởng mạnh về chiều cao, trọng lượng cơ thể, các dấu hiệu sinh dục phụ xuất hiện. Tuy nhiên, người lớn (cha mẹ, thầy, cô giáo, người nuôi dưỡng trẻ) phải ý thức rằng, những phát triển trong cơ thể trẻ lúc này diễn ra chưa đồng bộ và với diện mạo “to cao” bên ngoài như vậy, các em vẫn chưa là người lớn thực thụ về tất cả các chức năng trong cơ thể. Về trí tuệ, ở giai đoạn lứa tuổi này, tiếp tục diễn ra sự phát triển của trí nhớ, đặc biệt trí nhớ ý nghĩa, chú ý có chủ định, và vận động, tư duy lôgic và trừu tượng cũng phát triển mạnh. Trẻ- thiếu niên hoàn toàn có khả năng tiếp thu các khái niệm Toán học, Vật lý học và Triết học trừu tượng. Mặt khác, sự thay đổi trong lĩnh vực động cơ của nhân cách cũng diễn ra cùng với động cơ học tập( động cơ số 1), nhu cầu trong giao tiếp bạn bè, việc lĩnh hội các chuẩn mực và giá trị môi trường của thiếu niên cũng bắt đầu diễn ra. Trong quan hệ với cha mẹ, xuất hiện các dấu hiệu từ phản ứng, muốn thoát khỏi sự áp đặt quan điểm của người lớn về các vấn đề khác nhau đến việc bỏ trốn khỏi nhà. Liên quan tới việc hình thành tính tích cực nhân cách trong giai đoạn này là việc đẩy nhanh tính chất mạnh mẽ trong hình thành  các đặc điểm nhân cách ở trẻ. Chính sự đẩy nhanh tốc độ cả về cơ thể lẫn nhân cách là bước chuyển từ trạng thái trẻ em sang người lớn. Sự phụ thuộc vào cha mẹ và người lớn dần phải được thay thế định hướng cho trẻ hướng tới tương lai của chính bản thân nó. Sự chuyển dịch này đưa ra yêu cầu khá cao không chỉ đối với hệ thần kinh trung ương, mà cả hệ thống giá trị, chuẩn mực, niềm tin vốn đã được hình thành trước đó ở trẻ. Với những trẻ thiểu năng trí tuệ mức nhẹ, vào tuổi thiếu niên, việc định hướng cuộc sống, các kỹ năng tự phục vụ và lao động được cải thiện. Tuy nhiên, một số chức năng vào lúc này cũng không thể được bù trừ, chẳng hạn như thoát khỏi ức chế tình dục, xâm kích hay thích tham gia vào các nhóm thiếu niên lịch lãm với tư cách là thành viên. Với trẻ phát triển theo kiểu nhi tính, chậm phát triển tâm lý có thể được bù trừ, nhưng nhân cách, cũng như động cơ vẫn không thoát khỏi nhi tính.Còn với trẻ thiếu niên, nhi tính do căn nguyên tâm sinh lý thì chậm phát triển tốc độ chín muồi sinh dục vẫn diễn ra. Ở các thiếu niên có tổn thương thực thể hệ thần kinh trung ương các rối loạn trí tuệ có thể được phục hồi tương đối, nhưng hiện tượng mệt mỏi và rối loạn hành vi lại tăng cường. Nếu trẻ bị động kinh từ nhỏ, và không được điều trị kịp thời, thì vào tuổi thiếu niên, các khiếm khuyết trí tuệ, sự thay đổi nhân cách, biểu hiện sự dữ tợn, càng tăng hơn. 2.2. Những nét tính cách tăng đậm (NTCTĐ): là hiện tượng thường gặp ở trẻ THCS; đây là các phương án cực hạn của chuẩn bình thường và khi đó các nét của tính cách được tăng cường có phần tăng đậm  thái quá. Rơi vào hiện trạng này, ở trẻ thiếu niên xuất hiện tính nhậy cảm tăng cường với một số các tác động gây chấn thương tâm lý xác định, trong khi lại ổn định với các tác động khác. Tính cách phát triển mạnh theo nhiều kiểu khác nhau, mỗi kiểu trong đó đều để lại dấu vết về điểm yếu của mình và đó cũng là dấu hiệu để phân biệt các dạng  phát triển tính cách  tăng đậm. Sự phát triển tính cách tăng đậm thường bộc phát ở tuổi thiếu niên, vào giai đoạn hình thành tính cách và theo bám tương đối chặt chẽ với các giai đoạn phát triển tiếp theo của trẻ. Các nghiên cứu về sự phát triển tính cách tăng đậm đầu tiên là của K.Lêôngarđô, A.E.Litrcô, A.A.Alêcxanđrôv và các tác giả khác. Tần suất hiện diện của các nét tính cách này cũng khác nhau ở thiếu niên: từ 42% đến 62%  học sinh trong các nhà trường phổ thông bình thường; 66% trong số trẻ có hành vi lệch chuẩn, và 87% - trẻ phạm pháp. Tính cách phát triển tăng đậm không phải là bệnh lý, mà là các phương án phát triển bình thường nhưng rất dễ dẫn đến các hành vi lệch chuẩn và lâu dài, nếu không được chỉnh trị hoặc uốn nắn sẽ dẫn đến các bệnh thái nhân cách (và lúc đó đòi hỏi phải có sự tham gia, can thiệp của các nhà tâm thần học). Có 3 đặc điểm để nhận dạng về NTCTĐ, đó là: xuất hiện chủ yếu vào tuổi thiếu niên, chỉ xuất hiện vào các tình huống cụ thể, không gây cản trở đến việc thích nghi xã hội (có khả năng trở về chuẩn bình thường). Có các dạng phát triển NTCTĐ sau đây: + NTCTĐ dạng 1: trẻ có khí sắc tốt, trương lực cuộc sống cao, khó kiềm chế được tính tích cực hoạt động. Những trẻ này có tính hướng ngoại cao, có khát vọng trở thành các thủ lĩnh không chính thức trong nhóm bạn bè. Tính linh hoạt cao của các quá trình thần kinh làm cho trẻ dễ thích nghi với môi trường mới, luôn luôn thay đổi. Tự đánh giá của trẻ cao hơn so với bản thân, kế hoạch cho tương lai tương đối khả quan nhưng rất hay thay đổi, có khuynh hướng bỏ công việc, không hoàn thành công việc đến cùng. Sự rối loạn thích nghi nảy sinh khi bắt những đứa trẻ này vào sinh hoạt theo chế độ, đòi hỏi phải tuân thủ về giờ giấc... nhất định, yêu cầu chúng phải đơn độc thực hiện các công việc buồn tẻ. Trẻ sẽ bỏ việc và các rối loạn hành vi sẽ xuất hiện. Trẻ dễ bị rơi vào các nhóm bạn có hành vi chống đối xã hội. + NTCTĐ dạng 2: đặc trưng là sự dao động khí sắc ngắn hạn (1- 2 tuần) từ hưng đến trầm cảm. Nếu vào pha trầm cảm, sẽ quan sát thấy sự giảm sút khả năng làm việc, mất hứng thú với việc học hành, với mọi ham mê, với nhóm bè bạn. Những thất bại hay những mâu thuẫn dù nhỏ nhặt cũng làm cho trẻ day dứt mạnh và đôi khi dẫn đến suy nghĩ tự buộc lỗi về mình  hoặc do bản thân chưa hòan thiện. Vào pha cảm xúc này, mọi thay đổi định hình của cuộc sống (chuyển nhà, chuyển trường...) đều gây khó chịu cho trẻ. Còn khi rơi vào pha hưng cảm, trẻ có những đặc điểm giống như trẻ có tính cách dạng 1. Tự đánh giá có tính mâu thuẫn cao: tự đánh giá lúc thì cho rằng mình là người tích cực, lúc lại là người thụ động, cho mình là người cởi mở, đồng thời cũng là người thu mình, khép kín. Khi được hỏi, phỏng vấn sâu, tỷ mỷ, sẽ quan sát thấy hiện tượng thay đổi thất thường của khí sắc. + Dạng tính cách dễ bị thay đổi (bẻ vỡ) : đặc điểm chính là tính cực kỳ hay biến đổi của khí sắc, thậm chí vài lần trong ngày do những cớ không đâu, mà người bình thường bên ngòai không cảm nhận thấy. Trẻ dạng này cảm nhận chính xác thái độ của mọi ngườì xung quanh với chúng và tập trung, định hướng vào đó. Trẻ đòi hỏi cao sự đồng cảm, sự cùng trải nghiệm của người thân với nó. Trẻ không có khát vọng trở thành thủ lĩnh của nhóm, luôn hướng tới những quan hệ tình cảm thân thiện với nhóm nhỏ bạn bè. Sự hắt hủi về tình cảm từ phía người thân hoặc sự mất đi người nào đó của họ là những dấu ấn khó có thể bù đắp. Do không thể bù trừ những nỗi đau trên, nên trong hành vi thường thể hiện sự tăng cường tính dễ thay đổi của tình cảm, khóc lóc, giảm sút khí sắc, khả năng xảy ra tự sát, việc bỏ nhà đi hoàn toàn có thể xảy ra. + Dạng tính cách nhạy cảm: có 2 đặc điểm nổi bật- ấn tượng mạnh và khả năng tự đánh giá giảm sút. Trong hoàn cảnh lạ, không quen biết, trẻ hay thu mình, lo sợ. Giao tiếp với người không quen rất hình thức, hời hợt, nhưng với người quen thì rất cởi mở, vui vẻ. Khi tự đánh giá, trẻ dạng này hay tìm ra các khiếm khuyết của bản thân, đặc biệt là các phẩm chất ý chí. Trẻ không chấp nhận những tình huống buộc lỗi cho chúng không đúng, những quan tâm không có tình người của người thân xung quanh. Những điều tệ hại trên dễ  làm cho trẻ rơi vào trạng thái trầm cảm và rối nhiễu hành vi. + Dạng tính cách suy nhược tâm lý: đặc trưng là tính không quyết đoán, có khuynh hướng thích tranh luận (tranh luận lâu và không đi đến kết cục), hay nghi ngại cho tương lai của mình và cho người thân, có khuynh hướng tự phân tích. Tính lưỡng lự càng thể hiện mạnh trong các tình huống phải đưa ra sự tự lựa chọn (chẳng hạn như bầu lớp trưởng hay bí thư chi đoàn...trong nhóm bạn bè cùng lớp). Khi sợ hãi tăng, rất dễ xảy ra sự quấy nhiễu và việc thực hiện các lễ nghi không cần thiết. Tự đánh giá có phần thấp, đôi khi chứa đựng cả mâu thuẫn không chỉ gồm những nét tính cách có trong thực tế mà thể hiện cả những gì mong muốn. + Dạng tính cách suy nhược- loạn thần kinh chức năng: đặc điểm nổi bật là sự mệt mỏi tăng cao, luôn trong trạng thái bị kích thích, luôn lo sợ về tình trạng sức khỏe của bản thân. Sự mệt mỏi đôi khi chỉ xuất hiện trong tình huống làm các công việc trí óc, hay trong các cuộc đua ( thể thao...). Trẻ dạng này khó đáp ứng được với các yêu cầu như nhất thiết phải đạt được thành tích cao trong học tập hay trong các cuộc thi. Khi mệt mỏi, có thể quan sát thấy các biểu hiện dễ bị kích thích do các nguyên nhân vô cớ; sự lo sợ cho trạng thái sức khỏe cũng tăng cường dẫn đến loạn thần kinh chức năng. + Dạng tính cách kiểu tâm thần phân liệt: đặc trưng là tính thu mình và thiếu linh cảm trong giao tiếp. Rất khó khăn trong việc thiết lập các mối quan hệ cho dù chỉ là quan hệ hình thức, đặc biệt với bạn bè cùng trang lứa. Thế giới nội tâm của trẻ luôn đóng chặt với mọi người xung quanh và chất đầy các huyền thoại, các đam mê. Các tình huống khó vượt qua hơn cả liên quan đến việc cần thiết phải xác lập các quan hệ tình cảm xã giao hoặc khi cha mẹ muốn tìm hiểu về thế giới nội tâm của trẻ, hoặc hạn chế các đam mê của chúng. Tự đánh giá tương đối phù hợp. Không có biểu hiện rối loạn tư duy. + Dạng tính cách kiểu động kinh: đặc trưng là sự tích lũy dần dần các kích thích rồi đi tìm các đối tượng để trút bỏ mọi tức giận lên đó. Có thể xảy ra  tình trạng khí sắc giận dữ- buồn rầu. Bùng nổ cảm xúc xảy ra thường xuyên và kéo dài. Tính thích làm thủ lĩnh thể hiện ở việc hay chỉ đạo công việc cho các bạn đồng trang lứa. Tính ỳ của các quá trình tâm lý biểu hiện ở tất cả mọi hoạt động. Để bù trừ tính ỳ chậm luân chuyển, có thể dẫn đến sự cầu kỳ, cố chấp, Có khuynh hướng ngăn nắp, gọn gàng thái quá. + Dạng tính cách kiểu hysteria: đặc trưng là khát khao được mọi người quan tâm, được thán phục, là trung tâm của mọi sự chú ý. Biểu hiện có tính phô trương, biểu diễn ra bên ngoài không thường xuyên đồng nhất với cảm xúc. Trẻ thuộc dạng này luôn gặp thấy đầy ắp, thừa thãi những mơ mộng hão huyền, như là một hình thức khêu gợi sự chú ý tới bản thân. Trường hợp trẻ khó có thể vượt qua là sự phủ nhận những nét tính cách phô trương của chúng từ phía người thân hay bạn bè cùng lứa và được thể hiện dưới dạng rối loạn hành vi như tự nói chuyện với bản thân, hoặc tự bỏ nhà đi trước mặt người thân. + Dạng tính cách không bền vững: đặc điểm chính là luôn luôn có khát vọng với mọi sự tiêu khiển, với sự thỏa mãn, và sự thay đổi các cảm xúc. Khi cần phải thực thi một nhiệm vụ nào đó, hoặc phải đạt được một mục đích nào đó (do cha mẹ đặt ra chẳng hạn) sẽ thấy xuất hiện tính thiếu kiên trì. Những đứa trẻ nhóm này thường dễ rơi vào các nhóm “tế nhị”, khó xử, mà ở đó, chúng luôn chỉ giữ vị trí tuân thủ. Đứa trẻ thường thờ ơ với tương lai của chúng, không có khả năng dự báo về các tình huống phát triển tiếp theo. Tình huống khó khăn thể hiện rõ nhất và hành vi biểu hiện bị rối loạn khi trẻ không được theo dõi chặt chẽ hoặc trong các cuộc dạo chơi lang thang, không mục đích. + Dạng tính cách kiểu a dua: trẻ - thiếu niên dạng này luôn có xu hướng thích nghi tuyệt đối với môi trường xung quanh. Chúng sống theo nguyên tắc: suy nghĩ “theo mọi người”, hành động “như mọi người”, không nên tách mình khỏi bạn bè. Điều tồi tệ sẽ xảy ra nếu trẻ rơi vào môi trường khó xử. Trẻ sẽ rất khó thích nghi với môi trường mới, phải chuyển đổi các định hình của cuộc sống đã có trước đây. Những suy luận để đi đến đánh giá chỉ có thể có được khi dựa vào ý kiến của người khác. + Dạng tính cách hỗn hợp: ở đây sẽ có sự xuất hiện những nét tính cách mới với cấu trúc phức tạp và theo qui luật riêng.Sự phát triển tính cách mạnh mẽ thái quá của trẻ trong các tình huống  không thuận lợi đều có thể phát triển xấu và chuyển thành bệnh thái nhân cách. Quá trình này ở thiếu niên diễn ra phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện giáo dục, hoàn cảnh gia đình, sự cố gắng của chính bản thân đứa trẻ (vươn lên tự điều chỉnh và điều chỉnh các đặc điểm nhân cách chưa phù hợp của mình). Do ở tuổi thiếu niên, cơ chế bù trừ chức năng thường hình thành chưa đầy đủ, nên dễ dẫn đến các hành vi lệch lạc. song nếu được quan tâm đầy đủ và được giáo dục tế nhị thì mọi lệch lạc đều có thể được điều chỉnh và đứa trẻ hoàn toàn có cơ hội phát triển bình thường ở những giai đoạn phát triển tiếp theo. 3. Xây dựng mối quan hệ thầy- trò từ hiểu biết về tâm sinh lý học sinh THCS: Những đặc điểm tâm sinh lý đặc trưng ở lứa tuổi thiếu niên được mô tả ở trên cho thấy, lứa tuổi này, đúng như nhận định của nhiều nhà nghiên cứu trước đây, là lứa tuổi khó dạy, đặc biệt với trẻ nam. Nhưng cũng như các khuyến cáo đã đưa ra, trẻ sẽ phát triển bình thường hay không trong tương lai phụ thuộc vào chính sự quan tâm và cách giáo dục của người lớn với trẻ. Vấn đề chỉ thực sự được giải quyết kết hợp từ nhiều phía: nhà trường, gia đình, xã hội. Với tư cách là nơi giáo dục (theo nghĩa rộng) chính thống cho trẻ- nhà trường, mà cụ thể là các thầy cô giáo cần biết về sự phát triển của học sinh, vận dụng chúng trong giao tiếp, trong giải quyết các vấn đề liên quan đến các sản phẩm giáo dục của mình. Có như vậy, quan hệ thầy – trò mới trở thành nền tảng vững chắc, để từ đó xây dựng các lâu đài đầy ắp tri thức.

File đính kèm:

  • docTam li HS THCS hien nay.doc