- Là cô gái Trung Quốc có tài có sắc sống đầu thời Minh, thông hiểu thi ca, âm nhạc
- 16 tuổi, làm vợ lẽ một nhà quyền quý. Vợ cả ghen, bắt cô sống riêng ở Cô Sơn, cạnh Tây Hồ. Vì đau buồn, cô sinh bệnh rồi chết ở tuổi 18
- Nhiều bài thơ của cô cũng bị vợ cả đốt, chỉ còn sót lại một số bài
=> Là người con gái tài sắc mà bạc mệnh
14 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5574 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng độc tiểu thanh kí của Nguyễn Du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đọc tiểu thanh kí ( độc tiểu thanh kí ) nguyễn du Nguyễn du (1765 – 1820) bản nguyên tác chữ hán của bài thơ Phùng Tiểu Thanh: Là cô gái Trung Quốc có tài có sắc sống đầu thời Minh, thông hiểu thi ca, âm nhạc 16 tuổi, làm vợ lẽ một nhà quyền quý. Vợ cả ghen, bắt cô sống riêng ở Cô Sơn, cạnh Tây Hồ. Vì đau buồn, cô sinh bệnh rồi chết ở tuổi 18 Nhiều bài thơ của cô cũng bị vợ cả đốt, chỉ còn sót lại một số bài => Là người con gái tài sắc mà bạc mệnh Nhan đề bài thơ: Độc Tiểu Thanh kí Có 2 cách hiểu: Tiểu Thanh kí là tập thơ của nàng Tiểu Thanh -> Độc Tiểu Thanh kí là Đọc tập thơ của Tiểu Thanh 2. Tiểu Thanh kí là tên truyện viết về nàng Tiểu Thanh -> Độc Tiểu Thanh kí là Đọc tập tryện viết về Tiểu Thanh => Cảm hứng sáng tác bắt nguồn từ nàng Tiểu Thanh Phiên âm dịch nghĩa Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư, Độc điếu song tiền nhất chỉ thư. Chi phấn hữu thần liên tử hậu, Văn chương vô mệnh luỵ phần dư. Cổ kim hận sự thiên nan vấn, Phong vận kì oan ngã tự cư. Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như ? Vườn hoa bên Tây Hồ đã thành bãi hoang rồi Chỉ viếng nàng qua một tập sách đọc trước cửa sổ. Son phấn có thần chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết, Văn chương không có số mệnh mà cũng bị đốt dở. Những mối hận cổ kim khó mà hỏi trời được, Ta tự coi như người cùng một hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã. Không biết hơn ba trăm năm sau, Thiên hạ ai người khóc Tố Như ? Hoa uyển > tẫn biến thành bị huỷ hoại, tàn lụi nhanh chóng - Địa danh Tây Hồ : nơi sống của nàng Tiểu Thanh -> Liên tưởng đến cuộc đời và số phận Tiểu Thanh: bị huỷ hoại tới mức lụi tàn -> xót xa, tiếc nuối Tâm thế và xúc cảm: viếng nàng qua một tập sách đọc trước cửa sổ -> Đồng cảm Son phấn -> nhan sắc => Tiểu Thanh Văn chương -> tài năng -> Không những nhan sắc Tiểu Thanh bị ghen ghét, mà tài năng của nàng cũng bị vùi dập. ( Người vợ cả đem đốt những vần thơ của nàng ) Là người tài sắc nhưng có số phận bất hạnh Thái độ của tác giả: + Xót xa, trân trọng Tiểu Thanh + Bất bình với xã hội Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung. ( Truyện Kiều ) Đau đớn thay phận đàn bà Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu. ( Văn chiêu hồn ) Nguyễn Du không chỉ khóc cho Tiểu Thanh mà còn khóc thương cho Thuý Kiều và mượn lời Thuý Kiều để khóc thương Đạm Tiên. Tiểu Thanh thuộc kiểu những người phụ nữ tài sắc, bất hạnh - đối tượng được Nguyễn Du đặc biệt quan tâm trong sáng tác của mình. -> Không chỉ là thái độ dành riêng cho Tiểu Thanh, mà là thái độ dành cho cái đẹp, cái tài và những giá trị tinh thần bị chà đạp. - Cổ kim hận sự: mối hận xưa nay – những người tài sắc không được hưởng hạnh phúc mà lại thường phải chịu nhiều bất hạnh .( Tài hoa bạc phận, hồng nhan đa truân... ) Thiên nan vấn: khó mà hỏi trời, vì điều này vẫn tồn tại như một định lệ, một quy luật, một thực tế phi lí và nghiệt ngã. -> Thái độ: oán trách, bất bình Phong vận kì oan: mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã -> Tự xem là người cùng hội ( cùng thân phận với nàng Tiểu Thanh và những người như nàng). Bản thân Nguyễn Du là người có tài năng nhưng cuộc đời hết sức long đong lận đận. => Sự đồng cảm sâu sắc đối với những người tài hoa 300 năm: con số ước lệ chỉ khoảng thời gian dài Khóc: là đồng cảm, là thấu hiểu và chia xẻ > Băn khoăn: Bây giờ Nguyễn Du khóc nàng Tiểu Thanh, không biết sau này ai sẽ là người đồng cảm với ông? -> Thái độ cô đơn trước cuộc đời Thuý Kiều khóc Đạm Tiên, Tố Như tử làm truyện Thuý Kiều, việc tuy khác nhau mà lòng người thì là một, người đời sau thương người đời nay, người đời nay thương người đời xưa, hai chữ tài tình thật là một cái thông luỵ của bọn tài tử khắp trong gầm trời và suốt cả xưa nay vậy ( Nguyễn Đăng Tuyển ) -> Sau này, Tố Hữu đã có lời tri ân cùng Nguyễn Du: Tiếng thơ ai vọng đất trời Nghe như non nước vọng lời ngàn thu Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày. ( Kính gửi cụ Nguyễn Du ) - Nhaứ thụ khoõng duứng caựch xửng danh khaực maứ choùn ngay buựt hieọu Toỏ Nhử laứ phuứ hụùp vụựi duùng yự taứi lieõn taứi, tỡnh thửụng tỡnh, cuứng hoọi cuứng thuyeàn với những người tài hoa tài tử. - Nguyễn Du 2 lần tự xưng : "ngó" (tụi) – Câu 6 "Tố Như" (tờn chữ) -> Hé mở sự bộc lộ của cái tôi cá nhân - Con người Nguyễn Du: + Là người có trái tim nhân đạo, giàu tình cảm yêu thương, đồng cảm và trân trọng tài năng và vẻ đẹp của con người. + Là người nhiều tâm sự, cô đơn trước cuộc đời + Là người có ý thức về cái tôi cá nhân Nghệ thuật: + Ngôn từ cô đọng, đa nghĩa, giàu hình ảnh, giàu biểu cảm + Kết cấu: Đề: khơi gợi cảm xúc Thực: cuộc đời và số phận Tiểu Thanh Luận: Cảm nghĩ về những người tài sắc trong xã hội Kết: Cảm nghĩ về chính mình Chặt chẽ
File đính kèm:
- doc tieu thanh ki.ppt