Giáo án làm văn 11 năm học 2007- 2008: luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận

A. Phần chuẩn bị.

I. Mục tiêu bài học: giúp hs.

1. Kiến thức:

- Nhằm củng cố kiến thức và kỹ năng cơ bản về lập luận phân tích và lập luận so sánh.

- Từ đó vận dụng kết hợp hai lập luận này trong bài văn nghị luận về đời sống chính trị hoặc văn học.

2. Kĩ năng: Dựng đoạn trình bày văn bản.

3. Thái độ, tình cảm: Nhận thức đúng những yêu cầu của việc lập luận.

II. Phương pháp: Gợi tìm, trả lời câu hỏi, thảo luận

III. Phương tiện dạy học.

1.GV: SGK + SGV + giáo án.

2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn.

B. Tiến trình lên lớp.

* ổn định tổ chức.

I. Kiểm tra bài cũ: Không .

II. Bài mới:

1. Giới thiệu bài mới: ( 1 ) Luyện tập vận dụng kết hợp Các thao tác lập luận

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1569 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án làm văn 11 năm học 2007- 2008: luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/11 Ngày giảng: 23/11 Tiết 43 , Làm văn Luyện tập vận dụng kết hợp Các thao tác lập luận A. Phần chuẩn bị. I. Mục tiêu bài học: giúp hs. 1. Kiến thức: - Nhằm củng cố kiến thức và kỹ năng cơ bản về lập luận phân tích và lập luận so sánh. - Từ đó vận dụng kết hợp hai lập luận này trong bài văn nghị luận về đời sống chính trị hoặc văn học. 2. Kĩ năng: Dựng đoạn trình bày văn bản. 3. Thái độ, tình cảm: Nhận thức đúng những yêu cầu của việc lập luận. II. Phương pháp: Gợi tìm, trả lời câu hỏi, thảo luận III. Phương tiện dạy học. 1.GV: SGK + SGV + giáo án. 2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn. B. Tiến trình lên lớp. * ổn định tổ chức. I. Kiểm tra bài cũ: Không . II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài mới: ( 1’ ) Luyện tập vận dụng kết hợp Các thao tác lập luận 2.Nội dung. 1. Đọc trích đoạn và trả lời câu hỏi. 15’ ?Tác giả có phân tích không? Phân tích điều gì? Có so sánh không?. So sánh nhằm mục đích gì? Hai thao tác đó ngang nhau hay một trong hai thao tác là chủ đạo? HS đọc đoạn trích SGK độc lập suy nghĩ làm bài. - Trong đoạn văn trên có phân tích. Bác phân tích tự kiêu tự đại là khờ dại, là thoái bộ. Bởi lẽ ở đời còn có rất nhiều người hay và giỏi hơn mình. - Bác có so sánh. Người so sánh để làm rõ những ai tự kiêu, tự đại cũng như cái chén, cái đĩa cạn. “Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn thì một chút nước cũng đầy vì độ lượng của nó hẹp nhỏ”. Cái chén, cái đĩa sao bằng “Sông to bể rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được vì độ lượng của nó rộng và sâu”. Hai thao tác phân tích và so sánh trong đoạn văn của Bác không ngang nhau. Vì phân tích là chủ đạo. Đoạn văn trên có phải là mẫu mực về vận dụng kết hợp giữa hai lập luận so sánh và phân tích không? Vì sao? - Đây là đoạn văn mẫu mực vì vận dụng kết hợp giữa hai lập luận phân tích và so sánh. Vì đoạn văn nhằm mục đích làm cho những người tự kiêu, tự đại hiểu rõ. + Tự kiêu tự đại là khờ dại. * Mình hay còn nhiều người hay hơn mình. * Mình giỏi còn nhiều người giỏi hơn mình. * Tự xem mình giỏi, hay sẽ không cố gắng trong học tập, rèn luyện, lao động. Vì thế là khờ dại, không thích là dốt nát, thiển cận. Vì vậy “Chớ tự kiêu, tự đại”. - Để thuyết phục, Bác kết hợp so sánh bằng hình tượng. Người tự kiêu tự đại so sánh với cái chén, cái đĩa cạn. Cách so sánh này tác động và nhận thức: Ngời tự kiêu tự đại hiểu biết sẽ nông cạn. tuy nhận thức con người có giới hạn nhưng bởi lẽ rèn luyện, luôn luôn xác định bản thân phải cố gắng nhiều thì cũng như sông to, bể rộng, bao nhiêu nước cũng chứa được, làm sao càng tiếp thu được nhiều càng tốt. Muốn vậy đừng tự kiêu, phải khiêm tốn. ?Em rút ra kết luận gì khi vận dụng cả hai lập luận so sánh và phân tích? HS đọc đoạn trích SGK độc lập suy nghĩ làm bài. - Vận dụng hai lập luận phân tích và so sánh trong một đoạn văn hoặc bài văn nghị luận là cách làm tốt nhất. - Phải căn cứ vào mục đích nghị luận, yêu cầu, đối tượng của nghị luận để xác định có cần kết hợp giữa hai lập luận đó không. Trong hai lập luận ấy thì lập luận nào là đóng và trò chủ đạo. - Điều quan trọng là khi xác định lập luận nào là chủ yếu, lập luận nào là hỗ trợ, phải có bước lập ý tốt. Nghĩa là chọn luận điểm, tìm luận cứ và luận chứng. VD: Để phân tích cho người ta hiểu biết không nên tự kiêu, tự đại, Bác xác định: + Chớ tự kiêu tự đại (Luận điểm) + Tự kiêu tự đại là khờ dại (Luận cứ) * Mình hay nhưng nhiều người lại hay hơn mình (Luận chứng) * Mình giỏi nhưng nhiều ngời lại giỏi hơn mình (Luận chứng) (Dẫn chứng này rất đúng vì người đọc liên hệ đều thấy) - Để so sánh Bác xác định các ý: + Sóng to bể lớn chứa được nhiều nước (Luận cứ) * Vì độ lượng của nó rộng và sâu (Luận chứng) + Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn thì một chút nước cũng đầy (Luận cứ) * Vì độ lượng của nó hẹp, nhỏ (Luận chứng) - Ngời mà tự kiêu, tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa cạn (Luận điểm). 2. Bài tập 2 và 3 17’ ?Viết một đoạn văn bàn về một trong những nét đẹp của bài thơ hoặc văn có vận dụng lập luận, phân tích và so sánh? 4 tổ 4 nhóm thảo luận hoàn thành bài tập. Cử đại diện trình bày trước lớp. - Chọn đoạn thơ thứ hai trong bài Đây thôn Vĩ dạ của Hàn MặcTử. “Gió theo lối gió mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay” - Mục đích: Bàn về cái hay của đoạn thơ. - Chủ yếu lập luận phân tích. Song có so sánh. Sau đây là cách triển khai cụ thể trên một dàn ý. a. Đoạn thơ mang đến cảnh đẹp thơ mộng của sông nước đêm trăng trong nỗi buồn bâng khuâng, gợi nhớ (Luận điểm). + Hình ảnh thơ gợi lên nỗi buồn (Luận cứ) - “Gió theo lối gió mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay” (Phân tích hai câu thơ để thấy cảm xúc thơ phá vỡ quy luật của tự nhiên thể hiện nỗi buồn chia lìa đôi ngả. Cảnh vật cũng nhuộm linh hồn con người. Hai câu thơ gồm 14 âm tiết có tới 9 âm tiết mang thanh bằng, âm hưởng của thơ lan toả man mác nỗi buồn, gợi nhớ đến bâng khuâng. + Nỗi nhớ đa ta về đêm trăng trên sông nước thơ mộng (Luận cứ) - “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay” (Một dòng sông, bến nớc và cả thuyền ai neo đậu. Tất cả đều tràn ngập trong ánh trăng. Thơ mộng lắm. Thơ mộng hơn nó mang theo một lời nhắn gửi. Dường nh nhà thơ cũng tắm trong cảnh sông nước đầy trăng mà quên đi nỗi buồn cố hữu trong lòng. Ngôn ngữ tinh tế “Có chở trăng về” làm cho ý thơ vốn dĩ đã lung linh càng trở nên huyền ảo. Vĩ Dạ đẹp cả ban ngày, đẹp cả ban đêm. Tình yêu quê hương đất nước đã dệt lên bức tranh ấy). b. So sánh để làm nổi bật vẻ đẹp của đoạn thơ + Hàn Mặc Tử cũng là nhà thơ viết nhiều về trăng. Đây cũng là ánh trăng đẹp. * “Ô kìa! bóng nguyệt trần truồng tắm Lộ cái khuôn vàng dới đáy khe” (Bẽn lẽn) Trăng nghiêng nhiều xuống sự thưởng thức. Hẳn là nó thiếu sự sinh hoạt của tình người. Nó đẹp nhng lộ nhiều về xác thịt. Nó nên hoạ, nên thơ mà thiếu hẳn chỗ đứng của tình quê. Vì thế thơ viết về Vĩ Dạ vẫn là bản tình cả tuyệt mĩ hát mãi đến muôn đời. 3.Bài tập 5: SGK 10’ ?Đoạn văn của Xuân Diệu bàn về thơ Nguyễn Khuyến? HS đọc đoạn văn, trả lời các câu hỏi: - Đoạn văn đã sử dụng lập luận nào? Trong đó lập luận nào là chủ yếu? (Từ đầu đến: “nhất là hai câu 3 - 4”, tác giả đã sử dụng lập luận phân tích. Phần còn lại là lập luận so sánh. Câu cuối cùng của lập luận so sánh là tổng hợp nâng lên. Trong hai lập luận phân tích và so sánh thì lập luận phân tích là chủ yếu). - Để cho người đọc, người nghe hiểu, tác giả đã lập ý ở lập luận phân tích. - Thơ hay... phải đọc lại (luận điểm). + Cái thú vị của bài Thu điếu là ở các điệu xanh. * Xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi. + ở những cử động * Chiếc thuyền con lâu lâu mới nhích, sóng gợn tí, lá đa vèo, tầng mây lửng, ngõ trúc quanh, chiếc cần buông, con cá động. + ở những vần thơ: * Những tử vận hiểm hóc, kết hợp từ với nghĩa chữ. Cả bài thơ không non ép một chữ nào, nhất là hai câu 3 và 4. Tác giả lập ý ở lập luận so sánh. + Ngôn ngữ của thơ từ đời Lê Hồng Đức thật còn vất vả nặng nề * “Trời muôn trượng thẳng lầu lầu sạch” + Đến Nguyễn Khuyến đã thành ra: * “Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao” + Thế mới biết những câu thơ thoải mái tự nhiên là kết quả của một sự khổ luyện, khổ luyện qua những thời đại hoặc là khổ luyện trong một người. 3. Củng cố,Luyện tập. GV khái quát kt cơ bản.1’ III. Hướng dẫn học sinh học và làm bài (1’) 1.Bài cũ: - Đọc sgk củng cố kiến thức, hoàn thiện các bài tập. - Học vở ghi, nắm vững nội dung vở ghi. 2.Bài mới:

File đính kèm:

  • doctiet 44.doc
Giáo án liên quan