Bài giảng Hình học Lớp 9 - Tiết 41: Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung - Nguyễn Hoàng Quân

1. Khái niệm:

Định nghĩa: Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung là góc

 có đỉnh nằm trên đường tròn, một cạnh là tia tiếp tuyến,

 cạnh còn lại chứa dây cung của đường tròn.

Góc BAx:

Đỉnh nằm trên đường tròn

Một cạnh là tia tiếp tuyến

Một cạnh chứa dây cung

Góc BAx gọi là góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung

Cung nhỏ AmB là cung bị chắn.

?1 Hãy giải thích vì sao các góc ở các hình 23, 24, 25, 26 không phải là góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung ?

2. Định lý: Số đo của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung bằng nửa số đo của cung bị chắn.

Trong một đường tròn, góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung và góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau.

 

ppt14 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Hình học Lớp 9 - Tiết 41: Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung - Nguyễn Hoàng Quân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS LONG BIÊNMÔN TOÁN 9 TIẾT 41: GÓC TẠO BỞI TIA TIẾP TUYẾN VÀ DÂY CUNG GV: NGUYỄN HOÀNG QUÂNMỞ ĐẦUNối một cách hợp lý các phát biểu trong hai cột để được kết luận đúng: 1Số đo góc nội tiếp2.Hai góc nội tiếp bằng nhau3Nửa đường tròn4Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn5Trong một đường tròn, góc ở tâmaCó số đo bằng 180obGấp đôi góc nội tiếp cùng chắn một cungcCó số đo bằng 900dBằng nửa số đo cung bị chắn tương ứngeChắn trên cùng một đường tròn hai cung bằng nhauBAC = sđ BnCBAC là góc nội tiếp (O)  Cx.OABnBAx có phải là góc nội tiếp nữa hay không?Nhắc lại kiến thức:Số đo của góc BAx có quan hệ gì với số đo của cung AmB ?OxABmnGóc BAx gọi là góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung <=Góc BAx:?Đỉnh nằm trên đường trònMột cạnh là tia tiếp tuyếnMột cạnh chứa dây cung<Cung nhỏ AmB là cung bị chắn.1. Khái niệm:(Góc BAy có cung bị chắn là cung lớn AnB)TIẾT 41: GÓC TẠO BỞI TIA TIẾP TUYẾN VÀ DÂY CUNG Bài tập 1: Vẽ (O) với xy là tiếp tuyến tại A của đường tròn, AB là một dây cung. Em có nhận xét gì về đỉnh và cạnh của góc BAx?mĐịnh nghĩa: Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung là góc có đỉnh nằm trên đường tròn, một cạnh là tia tiếp tuyến, cạnh còn lại chứa dây cung của đường tròn.?1 Hãy giải thích vì sao các góc ở các hình 23, 24, 25, 26 không phải là góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung ?Hình 25Hình 24Hình 23Hình 26Góc không có cạnh là tia tiếp tuyếnGóc không có cạnh chứa dây cungGóc không có cạnh là tia tiếp tuyếnĐỉnh của góc không thuộc đường trònOOOOTIẾT 41: GÓC TẠO BỞI TIA TIẾP TUYẾN VÀ DÂY CUNG 1. Khái niệm:* Định nghĩa: Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung là góc có đỉnh nằm trên đường tròn, một cạnh là tia tiếp tuyến, cạnh còn lại chứa dây cung của đường tròn.OOOOCho hình vẽ, hãy so sánh số đo của , với sốđo của cung AmB.? 3Qua kết quả của ?3 ta rút ra kết luận gì về số đo của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung với số đo góc nội tiếp cùng chắn một cung?Trong một đường tròn, góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung và góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau.xymOABCsđ (ĐL về góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung).sđ(Định lý về góc nội tiếp).Suy ra: 1. Khái niệm:3. Hệ quả:TIẾT 41: GÓC TẠO BỞI TIA TIẾP TUYẾN VÀ DÂY CUNG 2. Định lý: Số đo của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung bằng nửa số đo của cung bị chắn.(t/c)Bài 1: Điền nội dung thích hợp vào bảng sau:Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cungGóc nội tiếp GiốngKhác- Đỉnh thuộc đường tròn - Số đo bằng nửa số đo cung bị chắnMột cạnh là tia tiếp tuyến còn cạnh kia chứa một dây Hai cạnh chứa hai dâyTIẾT 41: GÓC TẠO BỞI TIA TIẾP TUYẾN VÀ DÂY CUNG O800ABCDBài 2:Cho hình vẽ. Chọn khẳng định đúng, biết:A. Sđ BAC = 800B. BOC = 1400C. CBD = 400ĐúngSđ BC = 800ĐúngD. DBC = CABTIẾT 41: GÓC TẠO BỞI TIA TIẾP TUYẾN VÀ DÂY CUNG Bài 27/SGK: Cho đường tròn tâm O, đường kính AB. Lấy điểm P khác A và B trên đường tròn. Gọi T là giao điểm của AP và tiếp tuyến tại B của đường tròn. Chứng minh: APO = PBTOTPABAPO = PBT         OA = OP = RPhân tích bài toán:TIẾT 41: GÓC TẠO BỞI TIA TIẾP TUYẾN VÀ DÂY CUNG Bài 27/SGK: Cho đường tròn tâm O, đường kính AB. Lấy điểm P khác A và B trên đường tròn. Gọi T là giao điểm của AP và tiếp tuyến tại B của đường tròn. Chứng minh: APO = PBTOTPABBài giải:TIẾT 41: GÓC TẠO BỞI TIA TIẾP TUYẾN VÀ DÂY CUNGXét tam giác AOP có OA = OP = RTam giác AOP cân tại O góc OAP = góc OPA (1) từ (1) và (2) suy ra góc OPA = góc PBT (đpcm) Xét đường tròn (O) ta cógóc BAP = góc PBT (góc nội tiếp và góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cùng chắn cung PB)Hay góc OAP = góc PBT (2) Bài 34 tr 80 – SGK: GT Cho (O), MT là tiếp tuyến, cát tuyến MAB. KL MT2 = MA.MBPhân tích bài toánTTIẾT 41: GÓC TẠO BỞI TIA TIẾP TUYẾN VÀ DÂY CUNG Hướng dẫn về nhà - Ghi nhớ định nghĩa, tính chất và hệ quả của góc tạo bởi một tia tiếp tuyến và một dây cung.Làm các bài tập: 28, 29, 33 trang SGK.Chuẩn bị bài sau.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_hinh_hoc_lop_9_tiet_41_goc_tao_boi_tia_tiep_tuyen.ppt
Giáo án liên quan