1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu và biết
- Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng, còn sự oxi hóa chậm cũng là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
- Điều kiện phát sinh sự cháy và biết cách dập tắt sự cháy
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 4034 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Không khí – sự cháy (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 43 KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY (tt)
Ngày soạn: 5 / 2 / 07
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu và biết
- Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng, còn sự oxi hóa chậm cũng là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
- Điều kiện phát sinh sự cháy và biết cách dập tắt sự cháy.
2. Kĩ năng: Rèn học sinh kĩ năng tìm hiểu các hiện tượng, giải thích, dập tắt đám cháy.
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức phòng chống cháy.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên : Phiếu học tập, SGK
2. Học sinh : Bảng nhóm, SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Đàm thoại, gợi mở, trực quan, thảo luận nhóm, thuyết trình.
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh.
8A1: .................................................... ; 8A2: ..........................................................
2. Kiểm tra bài cũ :
Câu hỏi
Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí. Hãy cho biết thành phần theo thể tích của không khí ? Không khí bị ô nhiễm có thể gây ra những tác hại gì ? Phải làm gì để bảo vệ bầu không khí trong lành ?
Đáp án
Không khí là hỗn hợp của nhiều chất khí, thành phần theo thể tích của không khí là: 78% khí nitơ, 21% khí oxi, 1% các khí khác ( CO2, hơi nước, khí hiếm …)
Không khí bị ô nhiễm có thể gây ra những tác hại: Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.
HS liên hệ thực tế nêu phương án bảo vệ bầu không khí trong lành phù hợp.
Điểm
4đ
3đ
3đ
3. Bài mới :
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Không khí có liên quan gì đến sự cháy ? Tại sao khi có gió to thì đám cháy càng dễ bùng cháy to hơn ? Làm thế nào để đập tắt được đám cháy và tốt hơn là để đám cháy không xảy ra. Chúng ta đi vào tìm hiểu bài : “ Không khí – sự cháy (tt)”
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 2: Tìm hiểu sự cháy, sự oxi hóa chậm.
- GV nêu câu hỏi đồng thời phát phiếu học tập
+ Trong tác dụng của oxi với đơn chất: sắt, lưu huỳnh, photpho. Khi đốt các chất này có hiện tượng gì?
+ Hiện tượng đó được gọi là gì?
+ Sự cháy của một chất trong không khí và trong oxi có gì giống và khác nhau?
HS thảo luận nhóm hiểu thông tin SGK/ 97 trả lời các câu hỏi trên
Đại diện một vài nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét. Kết luận.
? Các đồ vật bằng thép để trong không khí lâu ngày có hiện tượng gì? ( gỉ sét)
Ú GV: Các hiện tượng đó là sự oxi hóa chậm.
? Vậy sự oxi hóa chậm là gì ? Nêu ví dụ?
ª So sánh sự giống và khác nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm ?
( Giống : Đều là sự oxi hóa, có tỏa nhiệt
Khác: Sự cháy có phát sáng
Sự oxi hoá chậm không phát sáng)
GV : Trong điều kiện nhất định sự oxi hóa chậm có thể chuyển thành sự cháy. Đó là sự tự bốc cháy
Liên hệ: Trong các nhà máy không được chất giẻ lau máy có dính dầu mỡ thành đống để phòng sự tự bốc cháy.
Ú Làm thế nào để đập tắt được đám cháy và tốt hơn là để đám cháy không xảy ra ?
- GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận
+ Điều kiện phát sinh sự cháy?
+ Biện pháp dập tắt sự cháy?
+ VD minh họa mỗi trường hợp?
Đại diện nhóm báo các nhóm khác bổ sung.
- GV sửa chữa, kết luận.
GV : GD học sinh tính cẩn thận
II. Sự cháy và sự oxi hóa chậm
1. Sự cháy
Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.
2. Sự oxi hóa chậm
Sự oxi hoá chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
3. Điều kiện phát sinh và các biện pháp dập tắt sự cháy.
* Điều kiện phát sinh sự cháy:
- Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy
- Phải có đủ khí oxi cho sự cháy
* Biện pháp dập tắt sự cháy
- Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.
- Cách li chất cháy với khí oxi.
4. Củng cố và luyện tập :
- Gọi 1 HS đọc tóm tắt SGK / 98
- Điều kiện cần thiết để cho một vật có thể cháy và tiếp tục cháy? (Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy . Phải có đủ khí oxi cho sự cháy )
- Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải hoặc phủ cát lên ngọn lửa mà không dùng nước. Giải thích?
( Xăng dầu không tan trong nước, nhẹ hơn nước nổi lên vẫn cháy có thể làm cho đám cháy lan rộng. Thường trùm vải hoặc phủ cát để hạ nhiệt độ cháy và cách li chất cháy với oxi)
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Làm hoàn chỉnh bài tập 3, 4, 5, 6, 7 SGK / 99.
Hướng dẫn bài tập 7: 1dm3 = 1 lít
1 ngày đêm = 24 giờ
VKK = ? lít
Trong không khí oxi chiếm 21%
1/3 thể tích lượng oxi có trong không khí
Cơ thể giữ lại lượng oxi
A . 21%
- Chuẩn bị: “ Bài luyện tập 5” : Ôn tập tính chất và điều chế oxi, thành phần của không khí, oxít, sự oxi hóa, phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy.
V. RÚT KINH NGHIỆM
- Nội dung :
- Phương pháp :
- Hình thức tổ chức :
File đính kèm:
- T43.doc