1.Kiến thức:
- Biết sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng, còn sự oxi hóa chậm cũng là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
- HS hiểu điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy là hạ nhiệt độ xuống dưới nhiệt độ cháy và cách ly chất cháy với oxi
6 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2876 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Không khí- Sự cháy tiết 43, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 43
ND:…../…..
KHÔNG KHÍ- SỰ CHÁY (TT)
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
Biết sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng, còn sự oxi hóa chậm cũng là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
HS hiểu điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy là hạ nhiệt độ xuống dưới nhiệt độ cháy và cách ly chất cháy với oxi
2.Kĩ năng:
Rèn kỹ năng quan sát phân tích hiện tượng
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức phòng cháy, chửa cháy
II.Chuẩn bị:
-GV: Tranh ảnh sự ô nhiễm môi trường, phiếu học tập
-HSø: sưu tầm tranh, tư liệu trên sách báo về tình hình ô nhiễm không khí và biện pháp phòng tránh
III.Phương pháp học tập:
Thảo luận nhóm
Nêu và giải quyết vấn đề
Thuyết trình
IV.Tiến trình:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện học sinh
8a1:
8a2:
8a3:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí. Hãy cho biết thành phần theo thể tích?(5đ)
- Không khí bị ô nhiễm có thể gây tác hại gì? Phải làm gì để bảo vệ nguồn không khí trong lành?(5đ)
- 21% khí oxi; 28% khí nitơ; 1% các khí khác như CO; CO2; khí hiếm... ) (5 đ)
Không khí bị ô nhiễm làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người và đời sống động thực vật, phá hoại những công trình xây dựng như cầu cống; nhà cửa; khu di tích lịch sử...
Bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng cây xanh
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG THẦY, TRÒ
NỘI DUNG BÀI DẠY
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài như sgk
-GV: Trong tác dụng với oxi của các chất như Fe; S...hayhợp chất (như cồn 900) khi đốt chất này có hiện tượng gì? ( phiếu học tập 1)
HS trao đổi, phát biểu
pNgười ta gọi đó là sự cháy. Vậy sự cháy là gì?
+HS: phát biểu, GV bổ sung ghi bảng.
pSự cháy của một chất trong không khí và trong khí oxi có gì khác nhau không?
+HS thảo luận phát biểu
-pGV gọi HS đọc sgk về sự cháy
-pGV: Các đồ vật bằng gang, thép để lâu ngày bị gỉ, chúng ta đang hô hấp bằng không khí. Các hiện tượng đó là sự oxi hóa chậm. Vậysự oxi hóa chậm là gì? ( phiếu học tập 2 )
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự oxi hóa chậm
+HS nhóm thảo luận và phát biểu
pSự cháy và sự oxi hóa chậm có gì giống và khác nhau?
+HS thảo luận phát biểu như sgk
-pGV giới thiệu sự tự bốc cháy ( sgk)
Nhắc nhở HS cảnh giác việc tự bốc cháy
* Hoạt động 3: Tìm hiểu điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy.
+HS thảo luận 3 câu hỏi
Câu 1: Điều kiện phát sinh sự cháy là gì?
Câu 2: Biện pháp nào để dập tắt sự cháy?
Câu 3: Có bắt buộc phải thực hiện cả hai biện pháp cùng một lúc không?
+HS nhóm thảo luận phát biểu GV bổ sung
Gọi HS đọc phần II sgk
II. Sự cháy và sự oxi hóa chậm
1. Sự cháy.
Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.
2. Sự oxi hóa chậm
Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
3. Điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy.
a.Các điều kiện phát sinh sự cháy:
Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy.
Phải có đủ khí oxi cho sự cháy
b.Muốn dập tắt sự cháy, cân thực hiện 1 hay đồng thời 2 biện pháp sau:
Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy
Cách ly chất cháy với oxi
4. Củng cố và luyện tập:
HS trả lời câu hỏi 5, 6 / 99 sgk
Đáp án:
Câu 5: - Đủ nhiệt độ cháy
Đủ oxi
Câu 6: Phải dùng vải dày hoặc phủ cát lên nghọn lửa của đám cháy do xăng dầu vì xăng dầunhẹ hơn nước nên nếu dùng nước xăng dầu sẽ nổi lên mặt nước và sự cháy sẽ mạnh hơn
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
-- Học phần ghi nhớ
Làm các BT vào vở BT
Ôn tập trước những kiến thức cần nhớ bài 29:
Những PTHH chứng tỏ là phi kim hoạt động hóa học mạnh
Nguyên liệu dùng điều chế oxi trong PTN và trong công nghiệp là gì?
Sự oxi hóa là gì?
Phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp
V.Rút kinh nghiệm:
Tiết 44
ND:30/01/2008
BÀI LUYỆN TẬP 5
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Củng cố hệ thông hóa các kiến thức và các khái niệm hóahọc trong chương IV về oxi, không khí. Một số khái niệm mới là sự oxi hóa, oxit, sự cháy, sự oxi hóa chậm, phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng tính toán theo CTHH, PTHH đặc biệt là các công thức có liên quan đến tính chất, ứng dụng, điều chế oxi
3.Thái độ:
- Tập cho HS vận dung các khái niệm cơ bản đã học để khắc sâu hoặc giải thích các kiến thức ở chương IV
II. Chuẩn bị:
- GV: phiếu học tập; bảng phụ ghi các đề BT 3, 4, 5, 6, 7
- HSø: nội dung kiến thức sgk
III. Phương pháp dạy học:
- Tái hiện kiến thức - Thảo luận nhóm - Vấn đáp
IV. Tiến trình:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS
8A1
8A2
8A3:
2. Kiểm tra bài cũ:
Trả lời câu 1/ 99 sgk. (4đ)
Câu 6 / 99 sgk. (6đ)
Đáp án: c
Đáp án: Vì xăng dầu nhẹhơn nước nên nếu đỗ nướcvào đám cháy xăng dầu sẽ làm xăng dầu cháy lan ra và cháy mạnh hơn
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY, TRÒ
NỘI DUNG BÀI DẠY
* Hoạt động 1: Củng cố kiến thức cần nhớ
-GV phát phiếu học tập
Hãy trả lời câu hỏi:
* Trình bày những kiến thức cơ bản về:
Tính chất vật lý, hóa học
Ứng dụng
Điều chế khí oxi
Oxít (Định nghĩa, phân loại)
Thành phần của không khí
Phản ứng hóa hợp
Phản ứng phân hủy
+HS nhóm phát biểu
-GV kết luận tổng quát về oxi
Hs ghi nhận những kiến thức cơ bản cần nhớ
* Hoạt động 2: Bài tập
Phát phiếu học tập 2
-GV: BT 1,3 trang 100,101/sgk theo phân công các nhóm thực hiện cùng một lúc
+HS làm BT 1, 3--> lên bảng khi GV yêu cầu
+HS thảo luận nhóm làm bài tập 1/101 sgk
+HS thảo luận nhóm làm bài tập 3/101 sgk
-Yêu cầu HS đọc câu I.3 --> viết PTHH rồi so sánh 2 loại phản ứng
+HS nhóm thảo luận câu 3 rồi phát biểu, ghi pTHH lên bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học GV: Sử dụng đề BT 6 --> chỉ định 1 HS làm, GV chấm điểm HS
* BT4/ 101 ( HS làm cá nhân )
* BT 5/ 101
HS tiếp tục làm BT7 /101 sgk
GV sử dụng BT 7 cho HS xung phong
I. Kiến thức cần nhớ: (sgk )
Tính chất hóa học của oxi
Ứng dụng của oxi trong 2 lĩnh vực:
+ Sự hô hấp
+ Sự đốt nhiên liệu
Nguyên liệu điều chế khí oxi trong PTN: KMnO4 và KClO3
Sự oxi hóa
Định nghĩa oxít, phân loại oxít
Thành phần của không khí
Phản ứng hóa hợp
Phản ứng phân hủy
II. Bài tập
t0
1) BT hóa học
t0
C + O2 CO2
t0
4P + 5O2 2P2O5
t0
2H2 + O2 2H2O
4Al + 3O2 2Al2O3
CO2: cacbon đioxit
P2O5: điphốtpho pentaoxit
H2O: nước
Al2O3: nhôm oxit
Bt3/101 sgk
Oxit axit:
CO2: Cacbon đioxit
SO2: lưu huỳnh đioxit
P2O5 : điphốtpho pentaoxit
Oxit bazơ:
Na2O: natri oxit
MgO : magiê oxit
Fe2O3: sắt (III) oxít
Đáp án Bt6/101 sgk
Phản ứng hóa hợp
Phản ứng phân hủy
b)
Vì từ 2 chất sinh ra 1 chất mới
a)
c)
d)
Vì từ 1 chất ban đầu sinh ra 2,3 chất mới
Câu trả lời đúng bt4/101 sgk: D
Câu phát biểu sai bt 5/101 sgk: B; C; E
BT7/101 sgk
Phản ứng hóa học có xảy ra sự oxi hóa là:
a) và b)
Sự oxi hóa hidro thành nước
Sự oxi hóa đồng thành đồng (II) oxít
4. Củng cố và luyện tập:
Đã củng cố từng phần
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- HS làm BT 8/ 101 sgk
Gợi ý: a/ Tìm VO2 cần dùng: 0,1(l) x 20 x = 2,222 (lít)
=> nO2 = = 0,099 (mol)
PTHH: 2KMnO4 t0 K2MnO4 + MnO2 + O2 #
2mol 1mol
2. 0,99mol 0,099mol
Tìm mKMnO4 = n . M
Tương tự câu 6. Viết PTHH tìm mKClO3
- Chuẩn bị bài thực hành 4
+ Tìm hiểu thao tác thực hành và hóa chất cần thiết cho thí nghiệm
V. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- T 43,44m (2).doc