Bài giảng Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 8 cân bằng phương trình hóa học

1/Lý do chọn đề tài:

 -Hóa học là khoa học nghiên cứu về chất, sự biền đổi của chất và ứng dụng của chúng. Việc dạy hóa học ở trường THCS là một quá trình trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức căn bản gồm kiến thức về chất, cấu tạo chất và một số định luật cơ bản làm nền tảng để các em lĩnh hội tri thức khoa học và vươn lên chiếm lĩnh những tri thức đó. Như vậy việc dạy học môn hóa học ở trường THCS là việc chuẩn bị cho học sinh những kiến thức để các em tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, sản xuất trong xó hội sau này

doc15 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 15509 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 8 cân bằng phương trình hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 8 CÂN BẰNG PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC A / MỞ ĐẦU 1/Lý do chọn đề tài: -Hóa học là khoa học nghiên cứu về chất, sự biền đổi của chất và ứng dụng của chúng. Việc dạy hóa học ở trường THCS là một quá trình trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức căn bản gồm kiến thức về chất, cấu tạo chất và một số định luật cơ bản làm nền tảng để các em lĩnh hội tri thức khoa học và vươn lên chiếm lĩnh những tri thức đó. Như vậy việc dạy học môn hóa học ở trường THCS là việc chuẩn bị cho học sinh những kiến thức để các em tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, sản xuất trong xó hội sau này. -Để giúp cho việc dạy học hóa học đạt kết quả tốt thìõ việc đầu tiên và quan trọng là hướng dẫn học sinh cân bằng phương trình húa học để tính toán giải các bài tập hóa học. Nhưng thực tế ở trường THCS hiện nay và cụ thể là trường THCS Thị Trấn kỹ năng cân bằng phương trình hóa học của học sinh cũng rất hạn chế mặc dù các em đó được hướng dẫn cách cân bằng phương trình hóa học ở đầu năm lớp 8 nhưng vẫn còn một số học sinh cân bằng phương trình hóa học chưa chính xác thậm chí có em không biết cách cân bằng phương triõnh hóa học.Do các em không thuộc hóa trị các nguyên tố, không xác định được công thức đúng của chất nên không cân bằng phương trìõnh hóa học được. Nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc giải các bài tập hóa học ở chương trìõnh hóa học THCS. Từ đó dẫn đến việc các em chán học và sợ học môn hóa học và ảnh hưởng rất lớn đến việc lĩnh hội khoa học của các em. Xuất phát từ lý do trên nên tôi quyết định chọn đề tài này: “Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 8 cân bằng phương trìõnh hóa học” Nhằm giúp các em nắm vững cách lập phương trình hoá học để thuận lợi cho việc học hoá học, chiếm lĩnh tri thức khoa học cũng như việc giải bài toán hoá học ở chương trình phổ thông. 2/Đối tượng nghiên cứu: -Giáo viên áp dụng các phương pháp đổi mới vào việc dạy học hóa học lớp 8 và việc cân bằng phương trìõnh hóa học cóù vị trí rất quan trọng giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức một cách vững chắc có hệ thống 3/Phạm vi nghiên cứu: -Học sinh lớp 8A2,8A3 trường THCS Thị Trấn, từ chương “Mol và tính toán hoá học” đến chương “ Hidro – nước”. Trong thời gian từ cuối học kì I đến giữa học kì II. 4/Phương pháp nghiên cứu: -Nghiên cứu tài liệu để đưa ra phương pháp hợp lý và có hiệu quả. -Áp dụng phương pháp thu nhập số liệu, phân tích so sánh kết quả thực tiễn để đánh giá kết quả đó đạt được. -Dự giờ, kiểm tra, đàm thoại, tham khảo ý kiến của đồng nghiệp. Giả thuyết khoa học. + Hoá học là ngành khoa học nghiên cứu thực nghiệm với đòi hỏi thực hành nhiều. trong khi tỉ lệ về số mol của các chất tham gia có ảnh hưởng rất lớn đến sản phẩm tạo thành. Do đó với tỉ lệ về số mol khác nhau sẽ cho ra sản phẩm khác nhau nên việc cân bằng phương trình hoá học giữ vai trò rất quan trọng trong học môn hoá học ở chương trình phổ thông. + Trong khi phần lớn học sinh lại không hiểu rõ và thực hiện thành thạo việc lập phương trình hoá học mà các em thường học phương trình hoá học một cách máy móc, thuộc lòng. Bên cạnh đó trình độ, khả năng nhận thức của mỗi học sinh lại khác nhau. Vì vậy giáo viên cần áp dụng từng cách khác nhau cfho phù hợp với từng đối tương học sinh cho phù hơp. B/ NỘI DUNG: I/ Cơ sở lý luận: 1/ Các văn bản cấp trên: - Nghị quyết số 40/2000/NQ-QH ngày 9/12/2000 của Quốc hội Nước Công Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông -Căn cứ vào Công văn số 1134/CV-SGD&ĐT của Sở giáo dục và đào tạo ngày 16/8/2001 về bồi dưỡng phương pháp dạy và học ở trường THCS 2/ Các quan niệm khác về giáo dục - Phương trình hóa học dùng để biểu diễn các phản ứng hóa học bằng các công thức hóa học, vậy có bao nhiêu loại công thức hóa học thì có bấy nhiêu loại phương trình hóa học - Phương trình phân tử: Là phương trình hóa học dùng để biêu diễn một cách trực quan bản chất của phản ứng hóa học theo quan điểm của thuyết nguyên tử- phân tử và định luật bảo toàn khối lượng các chất. Phương trình phân tử cho biết những chất nào tham gia và tạo thành trong phản ứng hoá học. Tỉ lệ về số mol cũng như khối lương các trong phản ứng hóa học. -Phương trình hóa học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học. -Phương trình hóa học cho biết:tỷ lệ số nguyên tử,phân tử giữa các chất trong phản ứng -Cân bằng phương trìõnh hóa học được thực hiện qua 3 bước: Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng gồm công thức hóa học của các chất phản ứng và chất sản phẩm Bước 2: Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố. Bước 3: Viết phương trìõnh hóa học. Ta viết lại sơ đồ phản ứng với hệ số đó xác định được và thay dấu “ --->” bằng dấu “ à “ -Giáo viên lưu ý cho học sinh: chỉ được gọi là phương trình hóa học khi số nguyễn tử mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng đều bằng nhau và “ à” được hoàn thành. -Khi phương trình hóa học được hoàn thành tức là đã tuân theo định luật bảo toàn số nguyên tử và định luật bảo toàn khối lượng. II/ Cơ sở thực tiễn: 1/ Thực trạng về việc cân bằng phương trình hoá học: -Học sinh thường nhầm lẫn phương trình hoá học với sơ đồ của phản ứng hoá học và không biết tính tổng số nguyên tử mỗi nguyên tố trong phản ứng dẫn đến cân bằng phương trình sai. -Việc hướng dẫn học sinh cân bằng phương trình hóa học diễn ra thường xuyên, trong suốt quá trình học sinh học môn hóa học. Cân bằng phương trình hóa học cóù mặt ở hầu hết các tiết học từ ôn tập, luyện tập, thực hành đến tiết truyền thụ kiến thức mới. 2/ Sự cần thiết của giải pháp -Từ đó cho thấy việc cân bằng phương trình hoá học có tác dụng quyết định đến kết quả của vệc học môn hoá học, nếu cân bằng sai đồng nghĩa với việc xác định tỉ lệ các chất trong phản ứng sai, đây là điều tối kị trong học môn hoá học, vì vậy nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là giáo viên phải thường xuyên theo dõi việc học của học sinh từ cách viết ký hiệu hóa học, công thức hóa học đến viết lập phương trình hóa học để kịp thời uốn nắn những sai sót của học sinh giúp học sinh tránh được những sai sót cơ bản và có thể học tập tốt môn hóa học cũng như lập phương trình hóa học một cách nhanh gọn, chính xác, hiệu quả. III/ Nội dung vấn đề: 1 .Đặt vấn đề - Các phương pháp đơn giản để cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố trong sơ đồ phản ứng để lập phương trình hóa học của phản ứng. 1.1 Phương pháp cân bằng đại số: - Dùng phương pháp đại số (giải phương trình có nhiều ẩn) để xác định số phân tử, nguyên tử các chất tham gia và sản phẩm của phản ứng. 1.2 Phương pháp tăng giảm nguyên tử -Ta xem xét số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu nguyên tử của nguyên tố đó, ta thêm hệ số để cho phù hợp 1.3 Phương pháp chẳn lẽ -Nếu số nguyên tử của một nguyên tố có chẳn có lẽ thì thêm số 2 ở trước phân tử có số lẽ và số lẽ vào trước phân tử có số nguyên tử có số chẳn. 1.4 Phương pháp dùng hệ số phân số -Đặt hệ số là số nguyên hoặc phân số vào công thức các chất trong sơ đồ sao cho số nguyên tử mỗi nguyên tố là bằng nhau sau đó khử mẫu số của phân số. 1.5 Phương pháp bội chung nhỏ nhất -Ta lấy bội chung nhỏ nhất của 2 chỉ số của một nguyên tố sau đó tìm hệ số cho phù hợp đặt trước phân tử của từng chất. 2 Giải quyết vấn đề 2.1 Phương pháp cân bằng đại số B1: Viết sơ đồ của phản ứng. B2: Chọn hệ số cho phù hợp: Đặt hệ số của các phân tử là ẩn số sau đó ta lập phương trình và giải tìm ẩn số. B3: Viết lại phương trình hoá học với ẩn số đã tìm được gắn vào hệ số của các phân tử. Ví dụ a: Lập phương trình hóa học của phản ứng a/ HCl + Al -------> AlCl3 + H2 B1: giáo viên yêu cầu học sinh viết sơ đồ của phản ứng “sơ đồ của phản ứng đã dược viết” HCl + Al -------> AlCl3 + H2 B2:chọn hệ số cho phù hợp Ta lần lượt gọi hệ số của HCl, Al, AlCl3,H2, lần lượt là a,b,c,d ta đưa vào sơ đồ phản ứng aHCl + bAl cAlCl3 + dH2 Ta có :Trong AlCl3 có 3 Cl mà HCl chỉ có 1 Cl nên a= 3c Trong H2 có 2H mà HCl chỉ có 1H nên a= 2d a =3c 3c =2d d = 3 a =2d => c = 2 a = 6 b = c b = 2 c = b = 2 B3:Viết phương trình hoá học,thay hệ số đã có vào sơ đồ 6HCl + 2Al 2AlCl3 + 3H2 Ví dụ b: MgO + HCl -----> MgCl2 + H2O B1: giáo viên yêu cầu học sinh viết sơ đồ của phản ứng “sơ đồ của phản ứng đã dược viết” MgO + HCl -----> MgCl2 + H2O B2:Chọn hệ số cho phù hợp Ta lần lượt gọi hệ số của MgO, HCl, MgCl2, H2O lần lượt là a,b,c,d ta đưa vào sơ đồ phản ứng aMgO + bHCl -----> cMgCl2 + dH2O Trong HCl có 1H và 1Cl nhưng trong MgCl2 có 2Cl,trong H2O có 2H nên ta có b =2c =2d. Trong MgO có 1 O, 1Mg trong MgCl2 có1Mg, trong H2O có 1 O nên ta có:a =c =d vậy ta có:b =2c =2a =2d với a, b, c, d là nhỏ nhất => a =c =d =1 b=2 B3: Viết phương trình hoá học với hệ số đã có MgO + 2 HCl MgCl2 + H2O 2.2 Phương pháp tăng giảm nguyên tử: B1: viết sơ đồ của phản ứng. B2: chọn hệ số phù hợp:Ta xác định phân tử khi tham gia phản ứng thì nhận thêm bao nhiêu nguyên tử một nguyên tố và phân tử còn lại có bao nhiêu nguyên tố, từ đó chọn hệ số cho phù hợp. B3: Viết lại phương trình hoá học với hệ số đã tìm được. Ví dụ 1: Lập phương trình hóa học của phản ứng: CO + Fe3O4 ---to----> CO2 + Fe B1: Viết sơ đồ của phản ứng ( đã viết sẵn) CO + Fe3O4 -----to---> CO2 + Fe B2:Chọn hệ số cho phù hợp Ta thấy trong phản ứng cứ một phân tử CO tham gia sẽ nhận thêm một nguyên tử O tao thành CO2 vậy tăng thêm một nguyên tử. Trong Fe3O4 có 4 nguyên tử O vậy cần 4 phân tử CO tham gia phản ứng ta thêm 4 trước CO và trước CO2 4CO + Fe3O4 ----to-----> 4 CO2 + Fe Trong Fe3O4 có 3 nguyên tử Fe ta thêm 3 trước Fe 4CO + Fe3O4 -----to----> 4CO2 + 3Fe B3: Viết lại phương trình hóa học: 4CO + Fe3O4 to 4 CO2 + 3 Fe Ví dụ 2: lập phương trình của phản ứng: H2 + Al2O3 -----to---> H2O + Al B1: Viết sơ đồ của phản ứng: sơ đồ đã được viết H2 + Al2O3 -----to---> H2O + Al B2:Chọn hệ số cho phù hợp Ta thấy cứ một phân tử H2 tham gia phản ứng sẽ lấy đi một nguyên tử O. trong Al2O3 có 3 nguyên tử O nên cần 3 phân tử H2 tham gia phản ứng vậy ta thêm 3 trước H2 tương ứng thêm 3 trước H2O 3H2 + Al2O3 -----to---> 3 H2O + Al Trong Al2O3 có 2 nguyên tử Al vậy ta thêm 2 trước Al 3H2 + Al2O3 -----to---> 3 H2O + 2Al B3: Viết lại phương trình hóa học: 3H2 + Al2O3 to 3 H2O + 2Al 2.3 Phương pháp chẳn lẽ B1: Viết sơ đồ của phản ứng. B2: Chọn hệ số phù hợp: Nếu ta thấy trong phản ứng số nguyên tử một nguyên tố trước và sau phản ứng là số chẵn và số lẻ ta nhân làm sao cho số nguyên tử hai vế bằng nhau. B3: Viết lại phương trình với hệ số đã có. Ví dụ1: Lập phương trình hóa học của phản ứng: KClO3 -----to-> KCl + O2 B1: Viết sơ đồ của phản ứng KClO3 -----to-> KCl + O2 B2:Chọn hệ số cho phù hợp. Ta thấy KClO3 có 3 nguyên tử O là số lẻ còn O2 có 2nguyên tử O là số chẵn Vậy ta làm chẵn số nguyên tử O trong KClO3 bằng cách nhân với số chẵn là 2 còn O2 ta nhân với số lẻ là 3 2KClO3 -----to-> KCl + 3O2 Còn số nguyên tử K và Cl ta nhân KCl với 2 2KClO3 -----to-> 2KCl + 3O2 B3: Viết lại phương trình hoá học với hệ số đã có 2KClO3 to 2KCl + 3O2 Vd2:Đốt cháy sắt trong oxi ta thu được săt(III)oxít (Fe2O3). Lập phương trình hoá học của phản ứng B1: Viết sơ đồ của phản ứng Fe + O2 ----to--> Fe2O3 B2:Chọn hệ số cho phù hợp. Ta thấy số nguyên tử O trong Fe2O3 là số lẻ ta làm chẵn bằng cách nhân hệ số với 2 nhân hệ số của O2 với 3 4Fe + 3O2 ----to--> 2Fe2O3 B3: Viết lại phương trình hoá học với hệ số đã có 4Fe + 3O2 to 2Fe2O3 2.4 Phương pháp dùng hệ số phân số B1: Viết sơ đồ của phản ứng. B2: Chọn hệ số phù hợp: Nếu ta thấy trong phản ứng số nguyên tử một nguyên tố trước và sau phản ứng là hai số không chia hết cho nhau, ta nhân hệ số với phân số sao cho số nguyên tử nguyên tố đó bằng nhau sau đó quy đồng mẫu số cho hệ số không còn là phân số. B3: Viết lại phương trình với hệ số đã có. Vd1: Đốt cháy nhôm trong oxi ta thu được nhômoxít (Al2O3). Lập phương trình hoá học của phản ứng B1: Viết sơ đồ của phản ứng Al + O2 ----to--> Al2O3 B2:Chọn hệ số cho phù hợp. Ta thấy số nguyên tử O trong Al2O3 gấp 3/2 số nguyên tử O tham gia phản ứng vậy ta nhân hệ số của O2 với 3/2, của Al với 2 2Al + 3/2O2 ----to--> Al2O3 Ta quy đồng mẫu của các hệ số bằng cách nhân tất cả với 2 4Al + 3O2 ----to--> 2 Al2O3 B3: Viết lại phương trình hoá học với hệ số đã có 4Al + 3O2 to 2Al2O3 Vd2: Đốt cháy photpho trong Oxy thu được photphopentaOxit (P2O5) Lập phương trình hóa học của phản ứng B1: Viết sơ đồ của phản ứng P + O2 --to-----> P2O5 B2:Chọn hệ số cho phù hợp Ta thấy số nguyên tử O trong P2O5 gấp 5/2 số nguyên tử O trong O2 vậy ta nhân O2 với 5/2, nhân P với 2 2P + 5/2 O2 --to-----> P2O5 Hệ số không dùng số thập phân nên ta nhân tất cả hệ số với 2 4P + 5 O2 --to-----> 2P2O5 B3: Viết lại phương trình hoá học với hệ số đã có 4P + 5O2 to 2P2O5 2.5 Phương pháp bội số chung nhỏ nhất B1: Viết sơ đồ của phản ứng. B2: Chọn hệ số phù hợp: Nếu ta thấy trong phản ứng số nguyên tử một nguyên tố trước và sau phản ứng là hai số khác nhau, ta chọn bội số chung nhỏ nhất cho hai số sau đó nhân hệ số sao cho số nguyên tử hai vế bằng nhau. B3: Viết lại phương trình với Vd1: Cho bột sắt tác dụng với khí Clo có (askt) ánh sáng khuếch tán ta thu được sắt III Clo rua. Hãy thành lập phương trình hóa học của phản ứng B1: Viết sơ đồ của phản ứng Fe + Cl2 ---askt--> FeCl3 B2:Chọn hệ số cho phù hợp Ta thấy số nguyên tử Cl trước phản ứng là 2 sau phản ứng là 3 vậy bội số chung nhỏ nhất là 6. ta nhân hệ số của Cl2 với 3,hệ số của FeCl3 với 2 Fe + 3Cl2 ---askt--> 2FeCl3 Sau đó nhân hệ số của Fe với 2 2Fe + 3Cl2 ---askt--> 2FeCl3 B3: Viết lại phương trình hoá học với hệ số đã có 2Fe + 3Cl2 askt 2FeCl3 Vd2: Đốt cháy nhôm trong oxi ta thu được nhômoxít (Al2O3). Lập phương trình hoá học của phản ứng B1: Viết sơ đồ của phản ứng Al + O2 ----to--> Al2O3 B2:Chọn hệ số cho phù hợp Ta thấy số nguyên tử O trước phản ứng là 2 sau phản ứng là 3 vậy bội số chung nhỏ nhất là 6. ta nhân hệ số của O2 với 3,hệ số của AlO3 với 2 Al + 3O2 ----to--> 2Al2O3 Sau đó nhân hệ số của Al với 2 2Al + 3O2 ----to--> 2Al2O3 B3: Viết lại phương trình hoá học với hệ số đã có 2Al + 3O2 to 2Al2O3 Tóm lại -Để nâng cao chất lượng giảng dạy và giúp học sinh có được kỹ năng lập phương trình hóa học thì ngay giữa học kỳ I giáo viên phải phân loại học sinh theo:Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém để kịp thời đề ra phương pháp cho phù hợp. -Trong quá trình giảng dạy phải thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn và củng cố kiến thức cho học sinh. -Hướng dẫn học sinh viết đúng ký hiệu hóa học, kịp thời uốn nắn, sửa chửa khi học sinh viết sai. -Giúp học sinh nắm vững hóa trị một số nguyên tố thường gặp và nhóm nguyên tử ( bảng I, II, trang 42,43 SGK hóa học lớp 8) -Nắm vững nội dung quy tắc hóa trị và cách vận dụng: Aax Bby QTHT: a.x = b.y -Thường xuyên củng cố việc cân bằng phương trình hóa học, lập công thức hóa học cho những học sinh yếu ở những phút cuối tiết. -Phê bình, nhắc nhở những học sinh không tập trung, không thuộc bài và không làm bài tập. -Kịp thời động viên khen ngợi khi các em cân bằng phương trình hóa học đúng để tạo hứng thú, say mê học tập và lòng yêu thích bộ môn, yêu thích khoa học. 3 Kết quả so sánh số liệu ngay thời điểm thực hiện: - Căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá giữa và cuối học kỳ I làm cơ sở đánh giá kết quả thực nghiệm. Giai đoạn kiểm tra Lớp TSHS Giỏi Khá TB Yếu Kém Trên TB Giữa HKI 8A2 8A3 34 40 10 16 9 15 6 4 9 5 25 35 Cuối HKI 8A2 8A3 34 40 16 18 6 13 7 7 5 2 29 38 Đầu HKII 8A2 8A3 34 40 18 17 5 15 10 8 1 0 33 40 Hiệu quả thực tế sau khi áp dụng: Qua 3 gia đoạn kiểm tra, kết quả học tập của học sinh dần được nâng cao lên từ khi áp dụng các phương pháp hưỡng dẫn học sinh cân bằng phương trình hóa học. Học sinh dần dần nắm bắt kiến thức tốt hơn, dễ dàng hơn có hứng thú trong việc học hóa học, không còn sợ cân bằng phương trình hóa học. Học sinh từ từ lấy lại căn bản kiến thức hóa học, học sinh dễ dàng dựa vào phương trình hóa học đã lập được để giải các bài toán theo phương trình hóa học ở những bài tiếp theo. B/ KẾT LUẬN: 1/ Bài học kinh ngiẹâm: -Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 8 cân bằng phương trình hóa học là công việc quan trọng là nền tảng để giúp các em có thể dựa vào phương trình hóa học để các bài tập theo phương trình hóa học. Nếu học sinh không cân bằng được phương trình hóa học hoặc cân bằng sai sẽ dẫn đến việc giải các bài tập theo phương trình hóa học không chính xác hoặc giải sai. Vì vậy công việc hướng dẫn học sinh lớp 8 cân bằng phương trình hóa học là công việc hết sức quan trọng và có thể quyết định đến kết quả học tập của các em ở lớp cũng như quyết định đến khả năng chiếm lĩnh tri thức sau này của các em. Do đó ngay từ khi mới học viết ký hiệu hóa học, cách lập công thức hóa học và lập phương trình hóa học giáo viên cần phải sử dụng những biện pháp tốt nhất và hiệu quả nhất nhưng lại đơn giản nhất nhằm giúp cho học sinh nắm được một cách cơ bản, vững chắc các kiên thức về cân bằng phương trình hóa học để sau này các em có thể dễ dàng tiếp thu kiến thức cao hơn và thuận lợi hơn trong việc chiếm lĩnh tri thức khoa học đời sống và sản xuất. 2/ Hướng phổ biến,áp dụng cuả đề tài: -Kinh nghiệm trên tuy kết quả còn khiêm tốn nhưng bản thân đã tiến hành nghiên cứu trên thực trạng học tập của học sinh và theo tinh thần đổi mới phương pháp giảng dạy trong nhà trường bậc THCS giúp các em tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn và giúp các em có thể vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức đã học vào sản xuất thực tế ở địa phương. -Đồng thời giúp các em có một nền tảng tri thức vững chắc để tiến lên chiếm lĩnh những tri thức khoa học áp dụng vào nền khoa học hiện đại góp phần vào thực hiện chương trình đổi mới công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước hiện nay. 3/ Hướng nghiên cứu tiếp của đề tài: -Người thực hiện tiếp tục nghiên cứu và áp dụng kinh nghiệm này cho những năm học tiếp theo để góp phần vào việc giảng dạy hóa học ở trường THCS nhằm nâng cao chất lượng dạy và học nhằm góp phần vào việc đào tạo ra những nhân tài để làm chủ tương lai của đất nước TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004 -2007) môn hoá học 2 quyển - Nhà xuất bản giáo dục. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn hoá học – Nhà xuất bản giáo dục . Giáo trình phương pháp giảng dạy hóa học trong nhà trường phổ thông do Lê Văn Dũng và Nguyễn Thị Kim Cúc – Bộ Giáo Dục & Đào Tạo Sách giáo khoa hóa học lớp 8 – Bộ Giáo Dục & Đào Tạo Sách giáo viên hoá học lớp 8 – Nhà xuất bản giáo dục Sách bài tập hoá học lớp 8 – Nhà xuất bản giáo dục Sách thiết kế bài giảng hoá học lớp 8 - Nhà xuất bản giáo dục Phương pháp dạy học hoá học – Nhà xuất bản giáo dục Sách bồi dưỡng năng lực tự học hoá học 8 – nhà xuất bản Đại học quốc gia -Tp Hồ Chí Minh. Mục lục A / MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………………………………………..Trang 1 1/Lý do chọn đề tài:……………………………………………………………………………….........................1 2/Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………………………………………………1 3/Phạm vi nghiên cứu …………………………………………………………………………………...................2 4/Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………………………………………………2 B/ NỘI DUNG …………………………………………………………………………………………………..................2 I/ Cơ sở lý luận ……………………………………………………………………………………………………………………….2 1/Các văn bản cấp trên:………………………………………………………………………………………………….2 2/ Các quan niệm khác về giáo dục…………………………………………………………………………..2 II/ Cơ sở thực tiễn ………………………………………………………………………………………………………………….3 1/ Thực tiễn vấn đề được nghiên cứu………………………………………………………………………….3 2/ Sự cần thiết của giải pháp…………………………………………………………………………………………3 III/ Nội dung vấn đề:……………………………………………………………………………………………………………4 1 .Đặt vấn đề………………………………………………………………………………………………………………………….4 1.1 Phương pháp cân bằng đại số:…………………………………………………………………………..….4 1.2 Phương pháp tăng giảm nguyên tử……………………………………………………………………..4 1.3 Phương pháp chẳn lẽ …………………………………………………………………………………………………..4 1.4 Phương pháp dùng hệ số phân số…………………………………………………………………………4 1.5 Phương pháp bội chung nhỏ nhất………………………………………………………………………..4 2 Giải quyết vấn đề…………………………………………………………………………………………………………….4 2.1 Phương pháp cân bằng đại số……………………………………………………………………………….4 2.2 Phương pháp tăng giảm nguyên tử……………………………………………………………………..6 2.3 Phương pháp chẳn lẽ.................................................................... .............7 2.4 Phương pháp dùng hệ số phân số............................................... ……………….8 2.5 Phương pháp bội số chung nhỏ nhất........................................ ……………….9 3 Kết quả so sánh số liệu ngay thời điểm thực hiện:………………………………………….11 B/ KẾT LUẬN: ……………………………………………………………………………………………………………………….11 1/ Bài học kinh ngiẹâm……………………………………………………………………………………………………….11 2/ Hướng phổ biến,áp dụng cuả đề tài ………………………………………………………………………11 3/ Hướng nghiên cứu tiếp của đề tài:………………………………………………………………………..11 Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Cấp trường:…………………………………………………………………………………………………………………… Nhận xét:………………………………………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Xếp loại:………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Cấp phòng:……………………………………………………………………………………………………………………. Nhân xét:………………………………………………………………………………………………………………………….. …………

File đính kèm:

  • dochoa 8(4).doc
Giáo án liên quan