Kiến thức: Học sinh biết.
- Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi của chất, và ứng dụng của chúng.
- Hóa học là một môn học quan trọng và bổ ích.
2. Kỹ năng:
- Bước đầu hs biết hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cần phải có kiến thức về các chất để biết cách phân biệt và sử dụng chúng.
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1185 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Mở đầu môn hóa học 8. năm học: 2007 - 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu môn hóa học 8.
Năm học: 2007 - 2008
Ngày soạn: 15/8/07.
Ngày dạy :
Tiết :1.
Bài 1:Mở đầu môn hóa học
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh biết.
- Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi của chất, và ứng dụng của chúng.
- Hóa học là một môn học quan trọng và bổ ích.
2. Kỹ năng:
- Bước đầu hs biết hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cần phải có kiến thức về các chất để biết cách phân biệt và sử dụng chúng.
3. Thái độ:
Học sinh có ý thức để học tốt môn hóa.
II. Chuẩn bị:
- Học sinh : xem trước nội dung bài học.
- Giáo viên: Chuẩn bị các thí nghiệm sau.
+ TN 1: dd NaOH + dd CuSO4 (ống no ,ống hút).
+ TN 2: Cho Fe vào dd HCl.
+ TN 3: Cho Fe vào dd CuSO4.
III. Các hoạt động dạy và học.
1. ổn định lớp: (1, ).
2. Giới thiệu môn học: (3, ).
3. Bài mới : ( 40, )
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung
Hoạt động 1:(20,)
Tìm hiểu môn hóa học.
GV: giới thiệu để hiểu rõ môn hóa học ta tiến hành một vài TN sau.
GV: cho HS quan sát 3 ống no chứa các chất sau.
a. dd NaOH.
b. dd CuSO4.
c. dd HCl.
HS: quan sát và nhận xét màu của các dd trong ống no a,b,c.
GV tiến hành TN.
ơThí nghiệm 1: Cho 1 ml dd CuSO4 có màu xanh vào ống nghiệm sau đó cho
tiếp vào ống nghiệm đó 1 ml dd NaOH lắc nhẹ.
HS . quan sát-> nhận xét.
ơThí nghiệm 2: Cho vào ống nghiệm chứa 1 ml dd HCl một đinh sắt nhỏ.
HS: quan sát -> nhận xét-> kết luận.
ơThí nghiệm 3: thả đinh sắt vào dd CuSO4 1-> 2 phút nhấc đinh sắt ra.
HS: quan sát-> nhận xét-> kết luận.
GV; cho HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau.
? Nêu nhận xét khi quan sát các thí nghiệm vừa tiến hành.
HS; các nhóm thảo luận trả lời-> nhận xét ->bổ xung.
? Trong thực tế người ta thường dùng cốc bằng nhôm để đựng.
a. Nước uống.
b. Nước vôi.
c.Giấm ăn.
HS lựa chọn đáp án. không cần giải thích.
GV; cho HS thảo luận và nêu nhận xét trong SGK/3.
Hoạt động2: (10,).
Tìm hiểu vai trò của hóa học trong đời sống.
HS; hoạt động nhóm nghiên cứu và trả lời các câu hỏi sau.
? Kể tên một vài đồ dùng, vật dụng sinh hoạt trong gia đình được sản xuất từ nhôm,sắt đồng chất dẻo....
? Kể tên một vài sản phẩm hóa học được dùng trong sản xuất nông nghiệp.
? Kể tên những sản phẩm hóa học phục vụ trực tiếp cho học tập của các em.
? Những sản phẩm hóa học phục vụ bảo vệ sức khỏe.....
? Từ những câu hỏi và câu trả lời hãy thảo luận và cho biết hóa học có vai trò như thế nào trong đời sống của chúng ta
Hoạt động 3:(10, ).
Tìm hiểu nhiệm vụ của học sinh đối với môn hóa học.
? Muốn học tốt môn hóa học các em cần phải làm gì.
HS: đọc và thảo luận mục 1- 2 SGK/5
4. Củng cố dặn dò: (1, ).
- GV: đây là bài học đầu tiên nên các em cần nhớ được.
* Hóa học là gì.
*Vai trò của môn hóa học trong đời sống.
* Những biện pháp và phương pháp để học tốt môn hóa học.
- Về nhà chuẩn bị trước bài2. chương I.
I. Hóa học là gì?
1. Thí nghiệm:
a. Thí nghiệm 1:
=>: Cho dd đồng II sunfat màu xanh lam tác dụng với dd NaOH tạo kết tủa màu xanh không tan.
b. Thí nghiệm 2:
=> cho đinh sắt vào dd HCl thấy có bọt khí bay ra.
c. Thí nghiệm 3:
=> cho đinh sắt vào dd CuSO4thấy đinh sắt từ màu xám chuyển sang màu đỏ đồng.
2. Nhận xét: Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi củchất và ứng dụng của chất.
II. Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta.
- Nồi, chậu, dao, cuốc...
- Các loại phân : đạm ,lân, kali, thuốc trừ sâu....
- Sách ,vở, bút...
- Thuốc chữa bệnh , máy đo huyết áp...
=> Hóa học có vai trò rất quan trong đời sống của chúng ta.
III. Các em cần phải làm gì để học tốt môn hóa học.
1. Khi học môn hóa học cần chú ý.
- Thu thập kiến thức .
- Xử lý thông tin.
- Vận dụng.
- Ghi nhớ.
2. Phương pháp học tập môn hóa học.
- Biết làm thí nghiệm, Quan sát hiện tượng.
- Có hứng thú say mê, biết chọn lọc.
- Đọc thêm sách tham khảo.
File đính kèm:
- tiet 1.doc