I.Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Nắm được nội dung cơ bản của bản vẽ lắp.
- Nắm được cách đọc bản vẽ lắp.
2.Kỹ năng:
- Biết nội dung cơ bản của bản vẽ lắp.
- Đọc được bản vẽ lắp đơn giản.
2 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 2194 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Công nghệ lớp 8 - Tuần 6 - Tiết 12 - Bài 13: Bản vẽ lắp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :06 Ngày soạn : 30/09/2012
Tiết :12 Ngày dạy: /10/2012
BÀI 13:BẢN VẼ LẮP
I.Mục tiêu :
1. Kiến thức:
- Nắm được nội dung cơ bản của bản vẽ lắp.
- Nắm được cách đọc bản vẽ lắp.
2.Kỹ năng:
- Biết nội dung cơ bản của bản vẽ lắp.
- Đọc được bản vẽ lắp đơn giản.
3. Thái độ:
- Làm việc nghiêm túc, hợp tác trong nhóm
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị giáo viên:
- Đọc kĩ nội dung trong SGK và các tài liệu liên quan.
- Bản vẽ bộ vòng đai.Mô hình bộ vòng đai.
2. Chuẩn bị của học sinh :
- Xem trước bài ở nhà.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học :
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp .
8A5……….. 8A6………….
2. Kiểm tra bài cũ :
- Hãy cho ví dụ về một số chi tiết có ren?
3. Đặt vấn đề Thực tế vật thể gồm nhiều chi tiết được lắp ghép với nhau. Vậy để lắp ghép các chi tiết lại chúng ta phải tiến hành theo trình tự nhất định và theo bản vẽ cho trước bản vẽ lắp.
=>Vậy nội dung của bản vẽ lắp có những nội dung gì? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu.
4.Tiến trình:
Hoạt động của Học Sinh
Trợ giúp của Giáo Viên
Hoạt động 1 :Tìm hiểu nội dung bản vẽ lắp.
Học sinh tự kiểm tra chéo nhau.
Gồm hình chiếu bằng và hình chiếu đứng có cắt cục bộ.
Đai ốc ở trên cùng đến vòng đệm vòng đai và bulông M10 ở dưới cùng.
Tên goi và số lượng chi tiết.
Tên gọi sản phẩm , tỉ lệ bản vẽ.
- Cho học sinh quan sát tìm hiểu nội dung bản vẽ lắp.
+Bản vẽ lắp gồm những hình chiếu nào?Mỗi hình chiếu diễn tả chi tiết nào? Vị trí tương đối giữa các chi tiết như thế nào?
+Các kích thước ghi trên bản vẽ có ý nghĩa gì?
+Bảng kê chi tíet gồm những nội dung gì?
+Khung tên ghi những mục gì? Ý nghĩa của từng mục.
+Công dụng của bản vẽ lắp?
+Bản vẽ lắp bao gồm những nội dung gì?
Hoạt động 2 : Hướng dẫn đọc bản vẽ chi tiết.
Bộ vòng đai1:2
Vòng đai, đai ốc, vòng đệm, bulông.
Hình chiếu bằng, hình chiếu đứng có cắt cục bộ.
140,50,78,M10.Kích thước xác định khoảng cách giữa các chi tiết 50,110.
Đai ốc ở trên cùng đến vòng đệm vòng đai và bulông M10 ở dưới cùng
Tháo: 2,3,4,1. Lắp:1,4,3,2.
- Hãy nêu tên gọi sản phẩm và tỉ lệ bản vẽ của khung tên?
- Hãy nêu tên gọi chi tiết và số lượng chi tiết?
- Hãy nêu tên gọi hình chiếu, hình cắt bản vẽ lắp của vòng đai?
- Hãy nêu các nội dung cần hiểu của kích thước trên bản vẽ?
- Hãy nêu vị trí các chi tiết trên bản vẽ?
- Hãy nêu trình tự tháo lắp và công dụng của sản phẩm?
Hoạt động 3 :Củng cố – dặn dò.
- Lắng nghe và thực hiện
- Nắm vững cách đọc bản vẽ lắp và nội dung của nó.
- Làm bài tập 1,2.Chuẩn bị bài thực hành.
IV.Nội dung ghi bảng:
I.Nội dung bản vẽ lắp:
-Bản vẽ lắp biểu diễn hình dạng, kết cấu và vị trí tương quan giữa các chi tiết của sản phẩm.
+Hình biểu diễn: gồm hình chiếu, hình cắt thể hiện hình dạng và kết cấu của sản phẩm.
+Kích thước: kích thước chung, kích thước các chi tiết.
+Bảng kê: gồm số thứ tự, tên chi tiết, số lượng, vật liệu.
+Khung tên: tên gọi sản phẩm, tỉ lệ...
II.Đọc bản vẽ lắp.
-Đọc bản vẽ lắp theo trình tự sau:
Trình tự đọc
Nội dung cần hiểu
Ví dụ cụ thể (Bộ vòng đai)
1.Khung tên
-Tên gọi sản phẩm.
-Tỉ lệ bản vẽ.
-Bộ vòng đai.
-1:1
2.Bản kê
-Tên gọi chi tiết và số lượng chi tiết.
Vòng đai 2; Đai ốc 2;Vòng đệm 2;Bulông 2.
3.Hình biểu diễn.
-Tên gọi hình chiếu
-Hình cắt
-Hình chiếu bằng.
-Hình chiếu đứng có cắt cục bộ.
4.Kích thước
-Kích thước chung.
-Kích thước lắp giữa các chi tiết.
-Kích thước xác định khoảng cách giữa các chi tiết.
-140, 50, 78.
-M10.
-50, 110.
5.Ptích chitiết
-Vị trí các chi tiết.
-Tô màu chi tiết.
6.Tổng hợp
-Trình tự tháo-lắp
-Công dụng của sản phẩm.
-Tháo:2-3-4-1 -Lắp: 1-4-3-2.
-Ghép các chi tiết hình trụ với các chi tiết khác.
File đính kèm:
- cn8tiet12.doc