Bài giảng môn Địa lý lớp 10 - Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1) Kiến thức

Sau bài học này, học sinh cần nắm được:

− Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển của KV Đông Nam Á.

− Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, phân tích những thuận lợi, khó khăn của tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế xã hội.

− Phân tích được đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của dân cư tới kinh tế.

− Ghi nhớ địa danh 11 quốc gia Đông Nam Á.

2) Kĩ năng

− Sử dụng bản đồ các nước Đông Nam Á để trình bày được vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên.

− Khai thác biểu đồ, bản đồ, bảng số liệu.

3) Thái độ

Có thái độ tích cực trong việc ủng hộ chính sách chung sống hòa bình giữa các quốc gia, dân tộc trong Đông nam Á.

4) Trọng tâm

 

docx4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 798 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Địa lý lớp 10 - Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa GVHD: Trần Văn Quang Lớp thực tập: Trường Đại học Sư phạm TP.HCM Đoàn Thực tập Sư phạm 2013 Giáo sinh: Tạ Thị Oanh Bộ môn: Địa Lí BÀI 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á Tiết 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI MỤC TIÊU BÀI HỌC Kiến thức Sau bài học này, học sinh cần nắm được: Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển của KV Đông Nam Á. Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, phân tích những thuận lợi, khó khăn của tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Phân tích được đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của dân cư tới kinh tế. Ghi nhớ địa danh 11 quốc gia Đông Nam Á. Kĩ năng Sử dụng bản đồ các nước Đông Nam Á để trình bày được vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên. Khai thác biểu đồ, bản đồ, bảng số liệu. Thái độ Có thái độ tích cực trong việc ủng hộ chính sách chung sống hòa bình giữa các quốc gia, dân tộc trong Đông nam Á. Trọng tâm Đặc điểm vị trí địa lí, tự nhiên, dân cư xã hội. Ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển kinh tế - xã hội các nước Đông Nam Á. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Lược đồ vị trí Đông Nam Á trên Thế giới, lược đồ mật độ dân số các nước trên TG. Phóng to các biểu đồ, lược đồ trong SGK. Máy chiếu. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Ổn định lớp Bài mới   Bước 1: Nhận diện một số quốc kì các nước Đông Nam Á Bước 2: Học sinh nhìn bản đồ các quốc gia Đông Nam Á trên màn chiếu có đánh số trên lãnh thổ mỗi quốc gia nhưng tên quốc gia sẽ bị che mất. Các em bằng hiểu biết của mình, hãy xác định tên của các quốc gia Đông Nam Á. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH Hoạt động 1: Cả lớp - Dựa vào hình, yêu cầu học sinh cho biết Đông Nam Á có vị trí địa lí như thế nào? Giáp với các quốc gia, biển và đại dương nào? à Vị trí đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế Đông Nam Á? - Việc phát triển GTVT theo hướng Đông – Tây có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển KT-XH ở Đông Nam Á lục địa? Sự phát triển GTVT theo hướng Đông – Tây có ý nghĩa quan trọng đối với các nước ĐNÁ lục địa trong vấn đề giao thương qua biển Đông, tiếp cận Thái Bình Dương và các nước không những trong khu vực ĐNÁ , mà còn với các nước có nền kinh tế phát triển khác như NB, TQ, HQ, và các nước châu Mĩ. Hoạt động 2: Nhóm GV chia lớp làm 4 nhóm. Nhiệm vụ: Làm việc theo nhóm, hoàn thành bảng so sánh: các yếu tố, đánh giá thuận lợi và khó khăn của các yếu tố tới sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực? Nhóm 1: Trình bày về địa hình Nhóm 2: Sông ngòi Nhóm 3: Khí hậu Nhóm 4: Khoáng sản Nhóm 5: Rừng phiếu học tập: Yếu tố ĐNÁ lục địa ĐNÁ biển đảo Địa hình Sông ngòi Khí hậu Khoáng sản Rừng - Đại diện nhóm trình bày, thảo luận. GV chuẩn kiến thức, sửa chữa, bổ sung. GV trình chiếu một số hình ảnh về tự nhiên của khu vực ĐNA. Hoạt động 3: Cả lớp Đánh giá điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á: - Dựa vào nội dung SGK đánh giá điều kiện thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên khu vực ĐNA? - HS trả lời, nhận xét bổ sung. GV chuẩn kiến thức. GV cho HS xem một số hình ảnh về tự nhiên của các nước ĐNA. Hoạt động 4: Cả lớp - Dựa vào SGK, yêu cầu học sinh trình bày đặc điểm dân cư các nước ĐNA: + Quy mô dân số, mật độ? + Nguồn lao động? + Phân bố? - Đánh giá thuận lợi và khó khăn của dân cư đối với sự phát triển kinh tế xã hội? Quan sát hình ảnh trình bày đặc điểm xã hội các nước ĐNÁ: - ĐNÁ có thành phần dân tộc như thế nào? - Trình bày đặc điểm tôn giáo của ĐNÁ? - Hoạt động tôn giáo ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển các nước ĐNÁ? I. Tự nhiên 1. Vị trí địa lí và lãnh thổ - Nằm ở đông nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á-Âu với Lục địa Úc. - ĐNÁ bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp - ĐNÁ có vị trí địa – chính trị rất quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng. 2. Điều kiện tự nhiên Bảng phản hồi trong phần Phụ lục 3. Đánh giá điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á * Thuận lợi - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới - Có lợi thế về biển thuận lợi phát triển kinh tế biển, hàng hải, giao lưu kinh tế - Diện tích rừng nhiệt đới và xích đạo lớn - Nằm trên vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương nên nguồn khoáng sản phong phú là điều kiện để phát triển kinh tế * Khó khăn: - Là khu vực chịu ảnh hưởng của thiên tai: báo, lũ lụt, động đất, núi lửa, II. Dân cư và xã hội 1. Dân cư - Dân số đông: 556,2 triệu người (2005), mật độ cao (124người/km2) - Tỉ suất gia tăng tự nhiên còn cao nhưng đang suy giảm - Cơ cấu dân số trẻ. è Thuận lợi: Thị trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Khó khăn: Chất lượng lao động chưa cao, Dân số đông gây sức ép lên KT – XH – MT Phân bố dân cư không đều nên khó khai thác tài nguyên, đặc biệt đối với vùng núi. 2. Xã hội - Các quốc gia ĐNÁ là các quốc gia đa dân tộc. - Một số dân tộc phân bố rộng àảnh hưởng quản lí, xã hội, chính trị - Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa và tôn giáo lớn - Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa có nhiều nét tương đồng. - Hoạt động tôn giáo tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hoá, phong tục tập quán các nước. Nhưng bên cạnh đó cũng cần quản lí chặt chẽ để ổn định chính trị, an ninh và xã hội. CỦNG CỐ - ĐÁNH GIÁ  1/ Các quốc gia ở Đông Nam Á lục địa là: Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Myanma, Lào Thái Lan, Myanma, Lào, Việt Nam, Campuchia Myanma, Lào, Việt Nam, Campuchia, Singapore Việt Nam, Campuchia, Singapore, Malaysia, Brunei 2/ Các quốc gia ở Đông Nam Á hải đảo có đặc điểm tự nhiên: Mùa đông lạnh trên nền khí hậu xích đạo Là nơi tập trung nhiều bán đảo Có nhiều đồng bằng rộng lớn màu mỡ Nhiều đồi núi và núi lửa, đất đai màu mỡ 3/ Quốc gia duy nhất không có biển ở Đông Nam Á là: Campuchia   Lào    Brunei    Đông Timor 4/ Hồi giáo phân bố chủ yếu ở các quốc gia: Lào, Malaysia, Thái Lan, Myanma Singapore, Malaysia, Brunei, Indonesia Malaysia, Brunei, Indonesia Philippin, Brunei, Indonesia HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP Sưu tầm thêm những hình ảnh, sự kiện chứng minh những ảnh hưởng của tự nhiên đến các nước Đông Nam Á. PHỤ LỤC Bảng phản hồi hoạt động 2: Yếu tố ĐNÁ lục địa ĐNÁ hải đảo Địa hình  Bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi, đồng bằng rộng lớn đất đai màu mỡ.  Chủ yếu là đồi núi, núi lửa, đồng bàng nhỏ hẹp, đất đai màu mỡ. Sông ngòi  Có nhiều sông lớn: Mê Công, Mê Nam Sông nhỏ, ngắn, dốc  Khí hậu  Nhiệt đới ẩm gió mùa, phía bắc Mianma và VN có mùa đông lạnh Nhiệt đới ẩm gió mùa, xích đạo . Khoáng sản  Than, sắt, thiếc,.. Dầu mỏ, khí đốt, đồng,..  Tài nguyên rừng Rừng nhiệt đới Rừng nhiệt đới và xích đạo

File đính kèm:

  • docxGiaoAn_DNA_tiet1.docx
Giáo án liên quan