I/ Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết được các loại nguồn lực và vai trò của chúng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Hiểu được khái niệm cơ cấu kinh tế và các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích và nhận xét sơ đồ, bảng số liệu về nguồn lực phát triển kinh tế và cơ cấu kinh tế.
- Biết cách tính toán cơ cấu kinh tế theo ngành, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu ngành kinh tế của các nhóm nước.
3. Thái độ, hành vi:
Nhận thức được các nguồn lực để phát triển kinh tế và cơ cấu kinh tế của Việt Nam và địa phương, để từ đó có những cố gắng trong học tập nhằm phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước sau này.
9 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 975 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Địa lý lớp 10 - Tiết 29 - Bài 26: Cơ cấu nền kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương VI: c¬ cÊu nÒn kinh tÕ
Tiết 29 - Bài 26: c¬ cÊu nÒn kinh tÕ
Ngày soạn: 05 - 12 -2008.
Ngày dạy: 09 - 12 - 2008
MÔN HỌC:
ĐỊA LÝ
Tiết theo PPCT:
29
Lớp:
Lớp 10 THPT Ban cơ bản.
Loại bài:
Lý thuyết.
Trọng tâm bài học:
Đặc điểm:
Bài giảng có sự hỗ trợ của CNTT.
BÀI DẠY:
Chương VI: c¬ cÊu nÒn kinh tÕ
Bài 26: c¬ cÊu nÒn kinh tÕ
I/ Mục tiêu bài học:
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết được các loại nguồn lực và vai trò của chúng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Hiểu được khái niệm cơ cấu kinh tế và các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích và nhận xét sơ đồ, bảng số liệu về nguồn lực phát triển kinh tế và cơ cấu kinh tế.
- Biết cách tính toán cơ cấu kinh tế theo ngành, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu ngành kinh tế của các nhóm nước.
3. Thái độ, hành vi:
Nhận thức được các nguồn lực để phát triển kinh tế và cơ cấu kinh tế của Việt Nam và địa phương, để từ đó có những cố gắng trong học tập nhằm phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước sau này.
II/ Phương tiện dạy học cần thiết:
III/ Chuẩn bị của GV và HS:
IV/ Trọng tâm bài:
- Sơ đồ nguồn lực và sơ đồ cơ cấu nền kinh tế trong sgk.
- Biểu đồ cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế (vẽ theo bảng số liệu 26 trang 101 sgk).
- Máy tính và máy chiếu multimedia projector.
* Giáo viên:
- Sơ đồ nguồn lực và sơ đồ cơ cấu nền kinh tế trong sgk.
- Biểu đồ cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế (vẽ theo bảng số liệu 26 trang 101 sgk.
- Máy tính và máy chiếu.
* Học sinh:
- Đọc trước bài ở nhà.
- Các nguồn lực và vai trò của các nguồn lực đối với việc phát triển kinh tế xã hội.
- Khái niệm cơ cấu ngành kinh tế và các khía cạnh của cơ cấu kinh tế.
TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
MỞ BÀI: Slide 2
Giáo viên mở bài bằng cách đưa ra một số câu hỏi định hướng nội dung bài học như: Nguồn lực để phát triển kinh tế là gì? có những loại nguồn lực nào? vai trò của chúng ra sao?; Cơ cấu nền kinh tế là gì? cơ cấu nền kinh tế bao gồm những bộ phận nào? đó là những nội dung được tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.
CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các nguồn lực phát triển kinh tế và khái niệm nguồn lực phát triển kinh tế.
* Hình thức: Hoạt động cả lớp.
* Yêu cầu: Thông qua các câu hỏi gợi mở, GV giúp HS tự tìm hiểu các cách phân loại nguồn lực.
Bước 1:
- GV: Có thể phân loại nguồn lực dựa vào nguồn gốc hoặc phạm vi lãnh thổ. Vậy theo em, dựa vào nguồn gốc nguồn lực có thể được chia ra các loại nào?
- HS: Quan sát sơ đồ trang 99 sgk để nêu được các nguồn lực phân theo nguồn gốc.
- Sau khi học sinh trình bày, GV trình chiếu sơ đồ phân loại nguồn lực căn cứ vào nguồn gốc.
Bước 2:
- GV đặt câu hỏi: Theo em, căn cứ vào phạm vi lãnh thổ có thể chia ra các nguồn lực nào?
- HS dựa vào sách giáo khoa trang 100 để trả lời câu hỏi.
- GV nói thêm về nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài.
(- Nguồn lực bên trong - nội lực: bao gồm các nguồn lực tự nhiên, nhân văn, hệ thống tài sản quốc gia, đường lối chính sách đang được khai thác;
- Nguồn lực bên ngoài - ngoại lực: Bao gồm KHKT&CN, nguồn vốn, kinh nghiệm tổ chức và quan lí sản xuất và kinh doanh từ nước ngoài)
Bước 3:
- GV hỏi: Vậy dựa vào cách phân loại các nguồn lực và sgk em hãy cho biết nguồn lực phát triển kinh tế là gì?
- HS nêu khái niệm nguồn lực như trong phần 1 trang 99 sgk. GV nhắc lại.
GV nhấn mạnh thêm:
Đối với nước ta, Đảng và Nhà nước chủ trương huy động mọi nguồn lực cần thiết để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Đó là kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; kết hợp nội lực với ngoại lực, trong đó phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của các nguồn lực đối với việc phát triển kinh tế.
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ: thông thường, để xây dựng 1 ngôi nhà tối thiểu cần phải có gì?
HS trả lời, GV kết luận (Đất, VLXD và người xây dựng là những yếu tố tối thiểu phải có. Ba yếu tố cơ bản này được gọi là nguồn lực để XD ngôi nhà. Rõ ràng không thể có ngôi nhà nếu thiếu các nguồn lực này. Nền kinh tế của 1 quốc gia cũng vậy, không thể phát triển nếu không có nguồn lực. Vậy nguồn lực có vai trò gì?)
* Hình thức: Hoạt động nhóm nhỏ
* Mục tiêu: HS hiểu được vai trò của nguồn lực đối với phát triển kinh tế.
* Yêu cầu: GV chia lớp thành 3 nhóm, cùng tìm hiểu nội dung sgk và những hiểu biết của bản thân nêu vai trò của các nguồn lực và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập.
Phiếu học tập 1
1. Điền tiếp vào chỗ.. để thấy được vai trò của nguồn lực vị trí địa lí đối với phát triển kinh tế:
* Vị trí địa lí:
2. Trả lời câu hỏi: Vị trí địa lí của nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho việc phát triển kinh tế - xã hội.
.
Phiếu học tập 2
1. Điền tiếp vào chỗ.. để thấy được vai trò của nguồn lực tự nhiên đối với phát triển kinh tế:
* Nguồn lực tự nhiên:
2. Trả lời câu hỏi: Nước ta có tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, điều này có ý nghĩa gì đối với việc phát triển kinh tế.
Phiếu học tập 3
1. Điền tiếp vào chỗ.. để thấy được vai trò của nguồn lực KT-XH đối với phát triển kinh tế:
* Nguồn lực KT – XH:
2. Trả lời câu hỏi: Đặc điểm dân số đông, nguồn lao động dồi dào có ý nghĩa gì đối với việc phát triển kinh tế ở nước ta.
..
- Các nhóm làm việc khoảng 5 phút, đại diện các nhóm trình bày. GV nhận xét và kết luận.
GV nhấn mạnh thêm:
- Nguồn lực tự nhiên trong đó bao gồm cả TNTN là một trong những nguồn lực cơ bản để phát triển KT-XH. Tuy nhiên đó là điều kiện cần nhưng chưa đủ. TNTN chỉ thực sự trở thành sức mạnh khi nó được khai thác có hiệu quả và bền vững. Có những nước có rất nhiều hạn chế về TNTN song vẫn là cường quốc KT hàng đầu thế giới mà Nhật Bản là ví dụ điển hình. Việt Nam là nước “Rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu, TNTN phong phú, đa dạng” nhưng tại sao dân ta còn nghèo, nền kinh tế ta vẫn được xếp vào nhóm những nước nghèo trên TG => do trình độ lao động và KHKT của nước ta vẫn phát triển ở trình độ thấp
- GV hỏi HS: Theo em trong các nguồn lực trên thì nguồn lực nào đóng vai trò quan trọng nhất trong việc phát triển kinh tế xã hội của 1 quốc gia.
- Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và nhấn mạnh: Mỗi nguồn lực có vai trò nhất định trong việc phát triển KT-XH. Nói cách khác, các nguồn lực khác nhau thì vai trò của chúng cũng khác nhau. Trong các nguồn lực đó, suy cho cùng nguồn lực con người có ý nghĩa quyết định. Con người bằng lao động không chỉ tạo nên của cải vật chất mà còn sáng tạo nên KHKT và CN đưa chúng vào SX, con người tạo nên cả cung và cầu cho nền KT.
Bất kì một quốc gia nào muốn nền kinh tế phát triển, dân giàu, nước mạnh đều phải trông cậy vào nguồn lực. Vì vậy có thể coi, nguồn lực là tiền đề không thể thay thế được đế phát triển KT-XH của mỗi quốc gia. Vấn đề là nguồn lực đó được khai thác như thế nào đế phát huy tối đa các thế mạnh và giảm thiểu các hạn chế nhằm thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển KT-XH mà quốc gia đó đặt ra.
Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm cơ cấu ngành kinh tế và các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế.
* Hình thức hoạt động: Cả lớp
* Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm cơ cấu ngành kinh tế, các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế.
Bước 1:
- GV nêu khái niệm cơ cấu ngành kinh tế và giải thích bằng cách lấy ví dụ về mối quan hệ tác động qua lại giữa ngành NN và CN.
- GV yêu cầu HS dựa vào sgk nêu nội dung chủ yếu của cơ cấu kinh tế.
Bước 2:
- GV yêu cầu HS nêu các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế.
- HS trình bày xong, GV nhận xét và trình chiếu sơ đồ về các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế.
Bước 3:
- GV yêu cầu HS dựa vào sơ đồ và những hiểu biết của bản thân kể tên các ngành kinh tế. Từ đó cho biết cơ cấu ngành kinh tế là gì?
- GV yêu cầu học sinh dựa vào bảng 26, kết hợp với biểu đồ đã vẽ được GV trình chiếu trên màn hình nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của thế giới, của các nước PT, ĐPT và Việt Nam.
* Yêu cầu HS nêu được:
- Trong cơ cấu ngành kinh tế của các nước PT, DV chiếm tỉ trọng rất lớn, NN chiếm tỉ trọng rất nhỏ và đang chuyển dịch theo xu hướng giảm tỉ trọng của NN, CN - XD và tăng tỉ trọng của DV.
- Trong cơ cấu ngành kinh tế của các nước ĐPT, CN - XD, DV chiếm tỉ trọng lớn nhất xong còn phát triển ở trình độ thấp, NN đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và đang chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng của NN, tăng tỉ trọng CN – XD và DV.
- Việt Nam: Như các nước đang phát triển nhưng ở nước ta đang trong quá trình CNH, HĐH đất nước nên tỉ trọng CN tăng nhanh.
Bước 4:
- GV hỏi cơ cấu thành phần kinh tế được hình thành dựa trên cơ sở nào?
- GV trình chiếu bảng và yêu cầu HS cho biết hiện nay ở Việt Nam có những thành phần kinh tế nào, tỉ trọng những thành phần kinh tế đó trong cơ cấu GDP thay đổi ra sao?
- HS phân tích bảng và trình bày.
- GV nhấn mạnh: Ở nước ta là trong thời kì CNH, HĐH, chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN dưới sự quản lí của nhà nước, trong đó khu vực kinh tế nhà nước đóng vai trò là nền tảng. Trong thời kì mở cửa hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới thì tỉ trọng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
Bước 5:
- Người ta dựa vào đâu để phân chia cơ cấu lãnh thổ kinh tế ?
- HS trình bày, GV nhận xét, kết luận.
SLIDE
TRÌNH DIỄN,
Slide 3
Slide 4
Slide 5
Slide 6
Slide 7, 8
Slide 9, 10
Slide 10
Slide 11, 12
Slide 13
Slide 14
Slide 15
NỘI DUNG
I. Các nguồn lực để phát triển kinh tế.
1. Các nguồn lực.
* Căn cứ vào nguồn gốc:
- Vị trí địa lí.
- Nguồn lực tự nhiên.
- Nguồn lực kinh tế - xã hội.
* Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ:
- Nguồn lực trong nước
- Nguồn lực nước ngoài.
2. Khái niệm nguồn lực phát triển kinh tế.
Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn TNTN, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường ở cả trong nước và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội.
3. Vai trò của nguồn lực đối với việc phát triển kinh tế.
- Vị trí địa lí: Tạo điều kiện thuận lợi hay gây khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận giữa các vùng, các quốc gia.
- Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên cần thiết cho quá trình sản xuất.
- Nguồn lực KT - XH tạo cơ sở cho việc lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế.
II. Cơ cấu nền kinh tế
1. Khái niệm
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế, có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.
2. Các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế.
* Cơ cấu ngành kinh tế.
- Là tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng.
* Cơ cấu thành phần kinh tế: Được hình thành dựa trên chế độ sở hữu, bao gồm nhiều thành phần kinh tế có tác động qua lại với nhau.
* Cơ cấu lãnh thổ kinh tế.
- Là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ.
- Gắn bó chặt chẽ với cơ cấu ngành kinh tế.
V/ Củng cố:
- GV nhắc lại những nội dung chính của bài mà học sinh cần nắm được.
Bài tập về nhà: Học bài và làm bài tập, trả lời câu hỏi trang 102. GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 trang 102:
Dặn dò: Chuẩn bị Bài mới: Đọc và tìm hiểu trước bài 27: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
Thông tin về ý tưởng xây dựng bài dạy:
Kiến thức:
- Thông qua việc hướng dẫn học sinh khai thác nội dung sgk, phân tích các sơ đồ, bảng số liệu có trong bài học và biểu, học sinh có thể nắm được các nguồn lực và vai trò của các nguồn lực đối với việc phát triển kinh tế xã hội; ; Khái niệm cơ cấu ngành kinh tế và các khía cạnh của cơ cấu kinh tế.
Phương pháp:
- Phương pháp đàm thoại gợi mở.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
Bài tập rèn kỹ năng cho học sinh:
- Rèn luyện kĩ năng nhận xét bảng số liệu và biểu đồ; vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP phân theo ngành.
Bài 26 - Tiết 29: CƠ CẤU NỀN KINH TẾ - Tháng 12/2008
Người soạn: nguyÔn v¨n doanh.
Đơn vị: Trêng PT cÊp 2 -3 T©n S¬n.
Địa chỉ: Lôc Ng¹n, B¾c Giang.
E.mail: Doanh_vannguyen@yahoo.com
Điện thoại: CQ: 0240 792 082 -NR: -D§: 0982.120.083
Thông tin phản hồi phiếu học tập.
Phiếu học tập 3
3. Nguồn lực KT – XH: Nguồn lực KT - XH tạo cơ sở cho việc lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế.
4. Trả lời câu hỏi:
Thị trường trong nước rộng lớn, có điều kiện phát triển những ngành kinh tế đòi hỏi có nhiều lao động: Da giầy, dệt may, thủ công mĩ nghệ
Phiếu học tập 1 (Nhóm 1)
1. Vị trí địa lí: Tạo điều kiện thuận lợi hay gây khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận giữa các vùng, các quốc gia.
2. Trả lời câu hỏi:
- Thuận lợi cho giao lưu buôn bán với các nước trong khu vực.
- Khó khăn: Nằm trong vùng có nhiều thiên tai do thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường
Phiếu học tập 2 (nhóm 2)
2. Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên cần thiết cho quá trình sản xuất.
2. Trả lời câu hỏi:
Tạo điều kiện cho phát triển kinh tế đặc biệt sản xuất công nghiệp (các ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản).
File đính kèm:
- Bai 26co cau nen kinh te.doc