Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 1 - Nhận dạng – tháo lắp cơ cấu phân phối khí

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

+ Kiến thức: Phát biểu đúng nhiệm vụ, phân loại và nguyên tắc hoạt động của các loại cơ cấu phân phối khí.

+ Kỹ năng: Tháo lắp cơ cấu phân phối khí đúng quy trình, quy phạm và đúng yêu cầu kỹ thuật.

+ Thái độ: Tác phong công nghiệp, thói quen hành nghề và có thể biểu đạt bởi sự:

- Hình thành lòng yêu nghề, quý trọng lao động.

- Thói quen đúng giờ.

- Kỹ thuật - Kỷ luật lao động chính xác.

ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

 

doc39 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2323 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 1 - Nhận dạng – tháo lắp cơ cấu phân phối khí, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SỐ: MĐ 22 Thời gian thực hiện:..3GIỜ............ Tên chương:SỬA CHỮA-BẢO DƯỠNG CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ Thực hiện ngày.16 tháng 02.năm 2009.. TÊN BÀI: BÀI 1 - NHẬN DẠNG – THÁO LẮP CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ MỤC TIÊU CỦA BÀI: Sau khi học xong bài này người học có khả năng: + Kiến thức: Phát biểu đúng nhiệm vụ, phân loại và nguyên tắc hoạt động của các loại cơ cấu phân phối khí. + Kỹ năng: Tháo lắp cơ cấu phân phối khí đúng quy trình, quy phạm và đúng yêu cầu kỹ thuật. + Thái độ: Tác phong công nghiệp, thói quen hành nghề và có thể biểu đạt bởi sự: Hình thành lòng yêu nghề, quý trọng lao động. Thói quen đúng giờ. Kỹ thuật - Kỷ luật lao động chính xác. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Hồ sơ chuyên môn: - Phấn, giáo án, các tài liệu cần có trong tiết học: I. ỔN ĐỊNH LỚP HỌC: Thời gian:.............................. - Số học sinh vắng: SS:.....; HD:.....; P:.....; K:..... - Tên: II. THỰC HIỆN BÀI HỌC: TT NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1 Dẫn nhập (Gợi mở, trao đổi phương pháp học, tạo tâm thế tích cực của người học....) - Gợi trí tò mò để kích thích học sinh tiếp thu kiến thức mới. - Nêu mục tiêu , nội dung, yêu cầu đạt được của bài học. 2 Giảng bài mới Nhiệm vụ: - Là cung cấp khí mới vào và đưa khí đã làm việc ra khỏi xilanh. - Cùng với kết cấu của buồng đốt, tỉ số nén, của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và hệ thống nhiên liệu, nó góp phần vào việc hình thành hỗn hợp cháy, tạo khả năng, thực hiện sự cháy hoàn thiện và cung cấp nhiệt heo những quy luật có lợi nhất. Công dụng: (Lộc -59)Hệ thống phân phối khí dùng để nạp đầy hỗn hợp không khí – nhiên liệu vào lòng xilanh động cơ xăng hoặc không khí đối với động cơ Diesel và thải sạch khí cháy từ trong xilanh ra ngoài. Hỗn hợp không khí nhiên liệu vào xilanh qua xupáp và khí cháy từ trong xilanh thoát ra ngoài qua xupáp thải. Các xupáp đóng mở phải đúng thời điểm theo đúng vị trí của Piston. Thời điểm đóng mở các xupáp được điều khiển bỡi trục cam nhờ vào cơ cấu dẫn động Phận loại: Có hai kiểu dẫn động xupáp. Kiểu thứ nhất là kiểu OHC, kiểu này trục cam được bố trí trên nắp máy. Kiểu thứ hai là OHV, ở kiểu này trục cam được bố trí ở thân máy. Kiểu OHC ( Overhead Camshaft) được chia làm hai kiểu: DOHC Và SOHC Yêu cầu kỹ thuật: Phải đóng và mở đúng thời điểm quy định. Độ mở phải lớn để đảm bảo sự lưu thông của dòng khí. Độ bền cao. Điều chỉnh dễ dàng và dễ sửa chữa.   Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp.   Cơ cấu phối khí xupáp đặt.   Cơ cấu phân phối khhí dùng xupáp treo. Lắp hệ thống phân phối khí kiểu xupáp treo cần chú ý những vấn đề sau: Vị trí ăn khớp giữa bánh răng trung gian với bánh răng trục khuỷu và trục phân phối khí phải đúng, ( có dấu trên các bánh răng này) để đảm bảo thời điểm phối khí đúng, Truyền động bằng xích và các dạng khác phải lưu ý tương tự. Khe hở nhiệt phải đảm bảo bằng hoặc lớn hơn giái trị cho phép. Khi để nhỏ quá sẽ hở buồng đốt hoặc gây nguy hiểm cho Piston... Ngoài ra, sai sót trong lắp ráp cái hãm đuôi xupáp, hãm điều chỉnh khe hở nhiệt...đều rất nguy hiểm cho máy và người sử dụng.   So sánh ưu nhược điểm giữa cơ cấu phân phối khí xupáp treo và xupáp đặt   Cơ cấu phân phối khí dùng van trượt. Hệ thống phân phối khí của động cơ hai kỳ thường có những hao mòn hư hỏng sau: Ở tuabin khí xả: các cacnhs tuabin bị ăn mòn và bị xâm thực ở nhiệt độ khoảng ( 300 – 4000C) và ở áp suất khoảng (2 -4) KG/cm2, bỡi khí xả có các thành phần hoạt hoá mạnh như SO2, SO3, CO, NO, CO2...VÀ BỠI SỰ XÓI MÒN BIÊN DẠNG TRÊN CÁNH TUABIN KHI KHÍ XẢ LƯU ĐỘNG QUA NÓ. Các vết rỗ, sự cháy xám, sự thay đổi hình dạng cánh...là những biểu hiện cụ thể. Sự rỗ nát, biến dạng của cánh làm giảm khả năng sinh công của tuabin máy nén khí giảm, năng suất và áp suất khí nén giảm đi. Hao mòn, hư hỏng cánh tuabin đến giới hạn cho phép thì thay luôn cả trục và bánh công tác( Rôto - tuột) của tuabin. Các ổ bi của Tuabin, khi mòn quá giới hạn thường làm cho tuabin chạy ồn, rung. Định kỳ ta phải thay mới. Do tình trạng kỹ thuật xấu, máy Diesel cháy không hoàn toàn, hoặc dầu bôi trơn lọt vào buồng đốt nhiều mà khí xả bẩn, nhiều muội than, thì cửa xả của tuabin và ống góp khí xả thường bẩn, giảm khả năng lưu thông, máy khó tăng tốc. Do tốc độ quay không cao, do nhiệt độ khí xả khá cao nên dầu bôi trơn và làm mát bị nóng ( dù đã dùng dầu đặc biệt) nên chống già, mất khả năng bôi trơn. Các đệm kín nước, kín dầu cũng mau thổi, nát. Ở máy máy nén khí kiểu rôto đồng trục với tuabin khí xả , máy nén khí, được đánh giá qua các thông số vào Pr, Tr và các thông số ra nt.n, pk. Khi các gờ ăn khớp bị mòn khi sẽ lọt từ khoang tăng áp về khoang hút làm giảm năng suất và áp suất khí tăng áp. Nếu các ổ bi mòn quá giới hạn, rôto dễ bị đảo, máy nén có tiếng ồn cơ khí. Dùng thước lá có thể kiểm tra khe hở ăn khớp và khe hở giữa rôto và vỏ( dọc theo gờ ăn khớp). Dùng đệm điều chỉnh sự dịch chuyển dọc trục của một trong hai bánh quay ( so với bánh kia), ta có thể khôi phục lại khe hở ăn khớp và khe hở giữa vỏ và các ruột quay. Chú ý triệt tiêu khe hở mặt đầu và sau phép điều chỉnh này. Ở máy quét thải bằng cửa, cần lưu ý làm sạch các cửa( nhất là cửa xả) và phần Piston đối diện với cửa xả. Trường hợp thải qua xupáp thì sửa chữa xupáp. Luôn thay dầu ở bình lọc khí và giữ ở mức đúng. Nhiều dầu quá dễ làm bẩn buồng đốt. Ít quá sẽ không giữ được bụi. Định kỳ cần rửa sạch lưới lọc khí. Các bạc lót của trục phân phối khí thường được thay vào lúc đại tu máy. Chú ý độ đồng tâm của các ổ và sự bôi trơn khi lắp ráp chúng.   Cơ cấu phân phối khí hỗn hợp. Cấu trúc – Nguyên lý ( Lộc – 59) Khi trục khuỷu quay, qua cơ cấu truyền động xích sẽ làm cho cam nạp và cam thải quay.Khi trục cam chuyển động, các mỡ cam sẽ tác động lên các con đội làm cho lò xo nén lại và xupáp mở ra. Khi cam không đội, lực đàn hồi của lò xo làm cho xupáp đóng kín lại trên bệ của nó. Các xupáp nạp và thải của một xilanh chỉ đóng và mở một lần trong một vòng quay của trục cam tương ứng hai vòng quay của trục khuỷu. Cơ cấu OHV.( Over Head Valve)   Hiện nay, cơ cấu OHV rất ít sử dụng ở động cơ xăng. Chúng bao gồm trục cam, con đội, đũa đẩy, cò mổ, trục cò mổ, xupáp, lò xo xupáp...   Sự truyền động từ trục khuỷu đến trục cam có thể dùng sên cam hoặc bánh răng. Khi trục khuỷu quay, qua cơ cấu truyền động sẽ làm cho trục cam chuyển động, các mỏ cam sẽ tác động lên con đội thông qua đũa đẩy và cò mổ để điều khiển sự đóng mở của các xupáp.Lò xo xupáp luôn có xu hướng đẩy xupáp đóng.   Cơ cấu OHV có khuyết điểm là quá nhiều chi tiết nên khối lượng của các chi tiết chuyển động lớn. Do vậy, lực đàn hồi cuat lò xo xupáp phải đảm bảo xupáp làm việc ổn định ở số vòng quay cao. Ở cơ cấu này, mỗi xilanh động cơ được bố trí hai xupáp. Cơ cấu OHC ( Over Head Camshaft) Ở cơ cấu này trục cam được bố trí trên nắp máy. Sự truyền động từ trục khuỷu lên trục cam có thể dùng đai răng hoặc bằng xích. Cơ cấu OHC có hai kiểu là SOHC và DOHC. - Cơ cấu SOHC : Một trục cam bố trí trên một nắp máy. - Cơ cấu DOHC : hai trục cam bố trí trên mọt nắp máy.   Ở cơ cấu SOHC thường hai xupáp bố trí cho một xilanh. Khi trục cam quay, Cam sẽ tác động lên cò mổ và cò mổ điều khiển sự đóng mở xupáp. Ở một số động cơ người ta dùng con đội thuỷ lực để tác động lên cò mổ.   Đối với cơ cấu DOHC trên một nắp máy người ta bố trí hai trục cam. Một trục cam điều khiển các xupáp thải và trục cam còn lại điều khiển các xupáp nạp. Khi trục cam quay, cam tác động lên con đội để điều khiển xupáp đóng mở. Ở loại này thông thường mỗi xilanh được bố trí bốn xupáp. 3 Củng cố kiến thức và kết thúc bài Hệ thống lại toàn bộ bài giảng, nhấn mạnh những trọng tâm ... nhằm ôn tập nhắc nhở để học sinh nắm vững kiến thức vững chắc và đúng. 4 Hướng dẫn tự học - Học sinh tự kiểm tra và chuẩn bị cho bài học sau. - Cần tham khảo các sách ôtô và các tài liệu tham khảo ngay trên thư viện trường Cao đẳng nghề Phú Yên và tìm đọc các tài liệu khác ở ngoài thị trường. Nguồn tài liệu tham khảo - Giáo trình Kỹ thuật sửa chữa ôtô và máy nổ - NXB Giáo dục năm 2002. - Tài liệu Động cơ đốt trong – NXB Khoa học kỹ thuật năm 2001. - Sửa chữa Ôtô – NXB Công nhân Kỹ thuật – 1998 - Vật liệu cơ khí và Công nghệ kim loại – NXB công nhân Kỹ thuật-1978. - Kỹ thuật Sửa chữa Ôtô và Động cơ nổ hiện đại – Ban giáo dục chuyên nghiệp – 1990 -YANMAR Diesel – Engine Co., LTD. TRƯỞNG KHOA TRƯỞNG TỔ MÔN Ngày 12..tháng 02..năm 2009 GIÁO VIÊN GIÁO ÁN SỐ: 22 Thời gian thực hiện: 8GIỜ......................... Bài học trước:. NHẬN DẠNG – THÁO LẮP CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ. Thực hiện từ ngày 16/02/2009.đến ngày TÊN BÀI: BÀI 1’ : NHẬN DẠNG – THÁO LẮP CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ MỤC TIÊU CỦA BÀI: Sau khi học xong bài này người học có khả năng: + Kiến thức:Phát biểu đúng nhiệm vụ, phân loại và nguyên tắc hoạt động của các loại cơ cấu phân phối khí. + Kỹ năng:Tháo lắp cơ cấu phân phối khí đúng quy trình, quy phạm và đúng yêu cầu kỹ thuật. + Thái độ: Tác phong công nghiệp; thói quen hành nghề và có thể biểu đạt bởi sự: - Hình thành lòng yêu nghề, quý trọng lao động. - Thói quen đúng giờ. - Kỹ thuật, kỷ luật lao động chính xác. ĐỒ DÙNG VÀ TRANG THIẾT BỊ DẠY HỌC: Giáo án, bảng, phấn và động cơ Máy hàn điện, mũi khoan, mũi tarô ren Bộ đồ nghề cầm tay sửa chữa ôtô, thước cặp, Panme Vải lau, xà phòng và dầu hoả (Diesel) Động cơ các loại có trong xưởng. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC: - Giáo viên làm mẫu và luôn nhấn mạnh các trọng tâm. - Chia lớp thành nhiều tổ nhỏ có tổ trưởng để thực hiện theo hướng dẫn nhằm bảo quản dụng cụ đồ nghề và hoạt động được tích cực. I. ỔN ĐỊNH LỚP HỌC: Thời gian:.............................. - Kiểm tra sĩ số học sinh : SS:........; HD:.............;P:..........; K:........... - Tên: II. THỰC HIỆN BÀI HỌC TT NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1 Dẫn nhập (Gợi mở, trao đổi phương pháp học, tạo tâm thế tích cực của người học....) - Gợi trí tò mò để kích thích học sinh tiếp thu kiến thức mới. - Nêu mục tiêu , nội dung, yêu cầu đạt được của bài học. 2 Hướng dẫn ban đầu ( Hướng dẫn thực hiện công nghệ; Phân công vị trí luyện tập) Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp cơ cấu phân phối khí Tháo lắp cơ cấu phân phối khí: Tháo rời các chi tiết. Nhận dạng các chi tiết. - Lắp cơ cấu phân phối khí. Phương pháp xác định chiều quay của động cơ ( Lộc – 66 ) Muốn điều chỉnh hoặc sửa chữa một động cơ bất kỳ, công việc đầu tiên là phải xác định được chiều quay của đông cơ. Chiều quay của động cơ là chiều mà trục khuỷu quay. Nếu chúng ta đứng ở phía trước động cơ và nhìn lại phía sau nó, người ta gọi chiều quay của động cơ là chiều quay thuận, nếu trục khuỷu quay theo chiều kim đồng hồ. Ngược lại chiều quay là nghịch nếu chiều quay trục khuỷu ngược chiều kim đồng hồ. Xác định chiều quay động cơ là bước cơ bản để thực hiện các công tác như: Tìm xupáp cùng tên, tìm thứ tự công tác, điều chỉnh khe hở xupáp, cân lủa, cân cam, cân bơm cao áp vào động cơ... Yêu cầu: Phải biết sử dụng dụng cụ một cách thành thạo. Nắm vững cấu trúc và nguyên lý làm việc của đông cơ. Phương pháp thực hiện: Chúng ta có rất nhiều phương pháp để xác định chiều quay của động cơ. Ở đây chúng ta chỉ tìm hiểu ba phương pháp cơ bản nhất: Căn cứ vào dấu đánh lửa – Phun dầu sớm: Đa số các động cơ ngày nay, ở mặt trước động cơ gần puli trục khuỷu có khắc vạch chia đọ và trên Puli đầu trục khuỷu động cơ có khắn một dấu hoặc các vạch chia độ được bó trí trên bánh đà và một mũi tên đưwcj bố trí ở phía sau thân máy mà chúng ta có thấy được khi quan sát qua một lỗ ở trên vỏ của li hợp. Dấu 0 biều thị ĐCT của xilanh số 1. Dấu 10, 15, 200, chỉ góc đánh lửa sớm trước ĐCT. Như vậy, khi chúng ta đứng ở đầu trục khuỷu và nhìn vào nó thì chiều quay của trục khuỷu là chiều kim đồng hồ. Chú ý: Ở một số động cơ dấu đánh lửa sớm được cho ở bánh đà. Căn cứ vào hệ thống đánh lửa: Đây là phương pháp nhanh nhất và thuận lợi nhất khi chúng ta thực hiện công việc điều chỉnh sửa chưa trên ôtô. Nếu dùng động cơ khởi động, thì chúng ta chỉ cần lắc nhẹ, nhanh công tắc máy và quan sát chiều quay của trục khuỷu. Căn cứ vào xupáp: Chúng ta căn cứ vào các xupáp hút và thỉ của một xilanh bất kỳ. Xác định các xupáp hút và thải của một xilanh. Xupáp nào bố trí lệch về đường ống nạp là xupáp hút, xupáp nào lệch về đuờng ống góp thải đó là xupáp thải. Quay trcụ khuỷu theo một chiều nào đó, khi thấy xupáp thải vừa đóng lại và xupáp hút vừa mở ra thì đó chính là chiều quay của trục khuỷu ( cuối kỳ thải đầu kỳ nạp) Chú ý: Tuỳ theo trường hợp cụ thể mà chúng ta lựa chọn cho phù phù hợp để công việc được nhanh chóng. Đa số động cơ, chiều quay trục khuỷu là chiều kim đòng hồ. Nhưng cần chú ý một số ít động cơ thì trục khuỷu quay theo chiều ngược kim đồng hồ như Hảng Honda. Ngoài các phương páhp trên, chúng ta có thẻ căn cứ vào hệ thống đánh lửa, cơ cấu truyền động sên cam hoặc đai cam. Bộ căng đai hoặc bộ căng sên cam luôn được bố trí ở nhánh chùng. Khi sử dụng phương pháp dùng động cơ khởi động thì phải thận trọng để tránh nguy hiểm cho người khác. Hao mòn hư hỏng: Do ma sát trực tiếp khi làm việc, bề mặt làm việc của các bánh răng, quả đào, con lăn, con đội, cần đẩy, đầu đòn gánh, đuôi xupáp... bị mòn. Sự mòn này làm giảm lượng khí nạp, tăng lượng khí sót. Đặc biệt kh mặt tựa(kín sát) của xupáp bị mòn, bị rỗ, bị vênh...làm mất sự kín sát của mối ghép này thì áp suất cuối kỳ nén giảm hẳn, máy khó khởi động. Khi đuôi xupáp và bạc dẫn hướng của nó bị mòn nhiều, tính dãn hướng kém đi, xupáp đậy không kín, hậu quả cũng vậy. Hệ quả của sự giảm lượng khí nạp, tăng lượng khí sót và giảm áp suất, nhiệt độ ở cuối kỳ nén, chúng ta có thể suy ra, căn cứ vào quy luật nhiệt hoá, nhiệt động diễn ra trong các chu trình làm việc của từng loại máy. Bình thường, sự hao mòn dẫn đến tăng các khe hở lắp ghép gây ra tiếng gõ trong hệ thống. Khi thay đổi tốc độ, các tiếng gõ này nghe rõ hơn. Thời điểm bắt đầu và kết thúc các pha phân phối khí có bị thay đổi d sự hao mòn các chi tiết máy, nhưng sự thay đổi này nhỏ và ảnh hưởng xấu của nó không đáng kể. Dùng dây chì mềm có thể định được khe hở ăn khớp ở các bánh răng truyền động. Khi máy không làm việc, có thể biết được mức độ hao mòn nhiều, ít bằng cách lắc bánh răng trung gian quanh trục quay của nó. Sử dụng giá chữ V và đồng hồ so để kiểm tra độ tẳng của đuôi xupáp độ vênh của mặt đĩa xupáp. Khi độ mòn, độ rỗ hoặc độ vênh mặt đĩa lớn hơn giới hạn cho phép, cần khôi phục lại hình dáng và độ bóng, bề mặt, bằng cách mài rồi rà với ổ đặt của nó. Khi bề dày của đĩa nhỏ quá giới hạn thf loại bỏ. Nên nhớ: cặp xupáp, bệ đỡ là cặp ăn khớp khi làm việc chúng không xoay tương đối( quanh trục tâm) với nhau. Vì vậy, để tăng năng suất rà, goc sxoay qua lại nên lấy khoảng(30 – 60 0) và hiệu số giữa chúng = ( 4 – 5)0. Sự xoay, phải được thực hiện khi xupáp tiếp xúc với bệ đỡ. Đó là những lưu ý khi rà xupáp bằng tay và khi thiết kế máy rà. Bề mặt làm việc của bệ đỡ bị rỗ, bị méo cũng có thể khôi phục hình dáng và độ bóng bằng cách doa, mài. Tâm của ổ đặt bạc lót xupáp thường dùng làm chuẩn để định tâm khi mài rà bề mặt này. Sự trùng tâm này bảo đảm cho mối ghép xupáp, bệ đỡ kín sát khi lắc với nhau. Có thể sử dụng phương pháp mài chép hình để khôi phục hình dáng tiết diện( Prôphít) của quả đào trục phân phối khí: Một số nhận dạng dấu cân cam(Lộc – 106) Hầu hết trên động co ngày nay đều có dầu lắp ráp cơ cấu dẫn động xupáp. Các dấu lắp ráp này được gọi là dấu cân cam. Trên cơ cấu truyền dộng hệ thống phân phối khí có các dấu sau: Dấu ĐCT của xilanh số 1 được đánh ở dấu puli hoặc ở trên bánh đà. Để dễ dàng cân cam, thông thường dấu ĐCT của xilanh số 1 còn được đánh ở bánh răng dẫn động đai ở đầu trục khuỷu. Dấu ăn khớp giữa hai bánh răng trục cam ở cơ cấu DOHC. Dấu trên bánh răng dẫn động các trục cam. Dấu trên trục cân bằng động cơ. Động cơ sử dụng truyền động sên cam, trước khi tháo phải quan sát cẩn thận và nên đánh dấu trước khi tháo. Không nên lầm lẫn giữa dấu đánh lửa sớm và dấu cân cam. 3 Hướng dẫn thường xuyên (Hướng dẫn học sinh rèn luyện để hình thành và phát triển kỹ năng) - Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp cơ cấu phân phối khí. - Tháo lắp cơ cấu phân phối khí: - Tháo rời các chi tiết. - Nhận dạng các chi tiết. - Lắp cơ cấu phân phối khí. 4 Hướng dẫn kết thúc (Nhận xét kết quả rèn luyện, lưu ý các sai sót và cách khắc phục, kế hoạch hoạt động tiếp theo) - Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp cơ cấu phân phối khí. - Tháo lắp cơ cấu phân phối khí: - Tháo rời các chi tiết. - Nhận dạng các chi tiết. - Lắp cơ cấu phân phối khí. - Cần tập trung chú ý thực hiện các bước , tuân thủ các quy trình kỹ thuật đã được học trong giờ lý thuyết. - Cần củng cố những kiến thức đã học và yêu cầu thống kê lại lượng kiến thức đã học để viết bài thu hoạch nộp giờ học tiếp theo. 5 Hướng dẫn tự rèn luyện - Đọc lại những bài đã học và tìm ra các chú thích của từng mục để hiểu sâu hơn và bổ sung kiến thức ở thực hành bài tiếp theo nếu chưa rõ và chưa thực hiện được cần hỏi ngay ở bài tiếp theo và vận dụng kịp thời các kiến thức đã được lĩnh hội. - Cần tích luỹ mỗi ngày một ít để hiểu sâu và thực hiện các quy trình công nghệ. III. RÚT KINH NGHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN: ........................................................................................................................................ TRƯỞNG KHOA/ TRƯỞNG TỔ MÔN Ngày 14..tháng 02.năm 2009 GIÁO VIÊN GIÁO ÁN SỐ:22 Thời gian thực hiện: 3GIỜ Tên chương: SỬA CHỮA - BẢO DƯỠNG CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ Thực hiện ngày: 24/02/2009. TÊN BÀI: BÀI 2 - SỬA CHỮA XUPÁP MỤC TIÊU CỦA BÀI: Sau khi học xong bài này người học có khả năng: + Kiến thức: Trình bày được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của xupáp, đế xupáp, lò xo và ống dẫn hướng xupáp. + Kỹ năng: Kiểm tra, sửa chữa được hư hỏng của các chi tiết đúng phương pháp và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định. + Thái độ: Tác phong công nghiệp, thói quen hành nghề và có thể biểu đạt bởi sự: Hình thành lòng yêu nghề, quý trọng lao động. Thói quen đúng giờ. Kỹ thuật - Kỷ luật lao động chính xác. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Hồ sơ chuyên môn: - Phấn, giáo án, các tài liệu cần có trong tiết học: I. ỔN ĐỊNH LỚP HỌC: Thời gian:.............................. - Số học sinh vắng: SS:.....; HD:.....; P:.....; K:..... - Tên: II. THỰC HIỆN BÀI HỌC: TT NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1 Dẫn nhập (Gợi mở, trao đổi phương pháp học, tạo tâm thế tích cực của người học....) - Gợi trí tò mò để kích thích học sinh tiếp thu kiến thức mới. - Nêu mục tiêu , nội dung, yêu cầu đạt được của bài học. 2 Giảng bài mới Xupáp: Nhiệm vụ: Phân loại: - Cấu tạo:   Mỗi xilanh động cơ có ít nhất hai xupáp. Một xupáp nạp và một xupáp thải, đường kính đầu xupáp nạp luôn lớn hơn xupáp thải . Xupáp có tác dụng đóng mở các cửa nạp và thải.   Xupáp làm việc ở nhiệt độ cao, va dập mạnh và bị ăn mòn hóa học. Do vậy xupáp đwocj chế tạo bằng thép đặc biệt.   Xupáp được chia làm ba phần: Đầu thân và đuôi xupáp.   Đầu xupáp có dạng hình nón cụt, bề mặt xupáp dùng để làm kín. Góc nghiên bề mặt xupáp là 450, đôi khi là 300 hoặc 600. Khi góc nghiêng càng bé thì tiết diện mở càng lớn nhưng độ cứng vững của đầu xupáp yếu đi.   Thân xupáp chuyển động trong ống kềm xupáp, nó dùng để dẫn hướng. Thân xupáp có dạng hình trục, khe hở lắp ghép giữa xupáp và ống kềm phải đúng, để đảm bảo sự chuyển động chính xác của xupáp và ngăn ngừa nhớt vào buống đốt, cũng như khí cháy từ buồng đốt làm hỏng dầu nhờn bôi trơn.   Đuôi xupáp nhận lực tác động từ cò mổ hoặc con đội, ngoài ra nó còn dùng để giữ lò xo xupáp. Đế xupáp: ( bệ xupáp) Nhiệm vụ: - Cấu tạo: Kiểm tra xupáp và miệng đỡ xupáp( S-177) Kiểm tra mặt làm việc của miệng đỡ xupáp có điểm rỗ hoặc cháy hỏng không, chiều rộng của mặt tiếp xúc có vượt quá 2mm không. Nếu có các hiện tượng trên thì phải mài bóng miệng đỡ xupáp( nếu điểm rố không nghiêm trọng thì có thể không cần mài bóng) Miệng đỡ xupáp có vết nứt hoặc tiếp xúc lõm xuống thấp hơn miệng đỡ xupáp 2mm thì phải thay vòng đỡ ( vòng đỡ phải lắp ghép ép với lỗ miệng đỡ) Kiểm tra mặt làm việc của xupáp có rỗ, cháy và lõm xuống không. Nếu có các hiện tượng trên thì phải mài bóng xupáp( khi điểm rỗ không nghiêm trọng thì có thể không cần mài bóng). Xupáp sau khi mài bóng, chiều dày của mép tán xupáp nếu nhở hơn 0,30mm thì phải thay. Dùng đồng hồ so để kiểm tra độ cong của thân xupáp, nếu cong quá 0,05mm thì phải nắn lại. Dùng Panmem đo ngoài để kiểm tra lượng mài mòn của thân xupáp, nếu lượng mài mòn vượt quá 0,125mm thì phải thay. Ống kềm xupáp( Lộc – 62) - Bệ xupáp.   Được ép chặt vào nắp máy. Khi xupáp đóng, bề mặt của cây xupáp ép chặt vào bề mặt của bệ xupáp để làm kín. Bệ xupáp còn có tác dụng truyền nhiệt từ đầu xupáp ra nắp máy.   Góc nghiên của bệ xupáp được chế tạo lệch so với bề mặt xupáp từ ½0 đến 10. Vết tiếp xúc giữa bệ và bề mặt xupáp từ 1,2 đến 1,3mm. Lò xo xupáp:(Lộc -63) Nhiệm vụ : - Cấu tạo:   Lò xo xupáp dừng để đóng kín xupáp trên bệ, đồng thời bảo đảm cây xupáp chuyển động theo đúng quy luật của nó khi động cơ hoạt động ở số vòng quay cao. Móng hãm được đặt vào đế trên và lồng vào rãnh đuôi xupáp để đảm bảo xupáp đóng kín với một lực ép ban đầu của lò xo.   Đa số một xupáp dùng một lò xo, nhưng có một số động cơ người ta dùng hai lò xo cho một cây xupáp. Để tránh lò xo xupáp bị gãy do cộng hưởng ở số vòng quay cao, người ta chế tạo lò xo xupáp có bước thay đổi.   Lực đàn hồi của lò xo xupáp phải đủ lớn để giữ cho xupáp làm việc chính xác. Tuy nhiên nếu lực đàn hồi quá lớn sẽ làm cho các chi tiết bị mòn rất nhanh, nhất là các mỏ cam.   Khi lắp lò xo vào nắp máy phải bảo đảm đúng chiều dài làm việc của nó khi xupáp đóng hoàn toàn.   Ở một số động cơ, cơ cấu xoay xupáp dùng để thay đế chận lò xo. Cơ cấu này làm xupáp xoay để đảm bảo xupáp đóng kín trên bệ do muội than hoặc chì bám trên bề mặt tiếp xúc. Cơ cấu xoay xupáp thường được sử dụng cho xupáp thải. Kiểm tra lò xo xupáp( Lộc – 95) Lò xo xupáp dùng để đảm bảo xupáp đóng kín và CCPPK hoạt động bình thường khi động cơ hoạt động ở số vòng quay cao. Kiểm tra độ nghiêng của xupáp: Khi lò xo so xupáp bị nghiêng thì sẽ lamg cho thân xupáp bị nghiêng theo, làm tăng sự mài mòn giưa thân xupáp và ống kềm và nguyên nhân dẫn đến là xupáp bị đóng lệch. Đặt lò xo lên một mặt phẳng. Dùng êke để kiểm tra độ nghiêng của lò xo xupáp. Độ nghiêng tối đa không quá 2mm. Kiểm tra chiều dài tự do của lò xo: Dùng thước kẹp kiểm tra chiều dài tự do của lò xo. Nếu chiều dài không đúng thì thay mới. Kiểm tra lực nén lò xo: Đặt lò xo lên dụng cụ kiểm tra. Ép lò xo lại với một đoạn nhất định. Đọc trị số lực nén lò xo trên đồng hồ. Nếu không đạt yêu cầu thì thay mới lò xo Kiểm tra lò xo xupáp(S- 175) Kiểm tra lò xo xupáp nếu bị gãy thì phải thay. Dùng thước lá để chiều dài của lò xo, nếu bị co ngắn 3 mm thì phải thay. Dùng thước góc 900 để kiểm tra lò xo xupáp, nếu bị biến dạng cong quá 20 thì phải thay. Dùng dụng cụ thí nghiệm lò xo xupáp để kiểm tra. Đĩa lò xo: Nhiệm vụ: - Phân loại và cấu tạo: Ống dẫn hướng: Nhiệm vụ: - Cấu tạo: Ống dẫn hướng ( ống kềm xupáp) : là một chi tiết rời được ép chặt vào nắp máy. Chức năng của ống kềm là dùng để dẫn hướng cây xupáp. Sửa chữa ống dẫn xupáp và miệng đỡ xupáp:( S-176) Mặt tiếp xúc giữa xupáp và ,iệng đỡ xupáp thường do tiếp xúc luôn, nên dần dần bị mòn rộng và sâu rất dễ bám cấu than, làm cho xupáp với miệng đỡ không khít với với nhau, bị rò khí hoặc cháy hỏng, công suất của động cơ bị giảm, ngàoi ra điều kiện bôi trơn của thân xupáp tương đối kém, thân xupáp và ống dẫn xupáp dễ bị mòn, làm cho xupáp bịt không kín sinh ra rò khí. Sửa chữa ống dẫn xupáp( S – 178) Nếu đường kính của ống dẫn xupáp bị mòn vượt quá giới hạn cho phép thì phải thay ống dẫn. Ống dẫn thường được làm bằng gang, khi chế tạo phải đảm bảo có chiều dài đầy đủ. Khi tháo ống dẫn xupáp có thể dùng trục có bậc để đẩy ra hoặc ép vào theo đúng phương của tâm lỗ. Trước khi ép vào, nên bôi một lớp phấn chì và dầu máy lên mặt ngoài ống dẫn khi ép váo xong, chiều dài phần lắp vào trong lỗ nên giống với trị số quy định ban đầu, chênh lệch không được vượt quá0,5mm, quá ngắn thì sẽ ảnh hưởng đến sự toả nhiệt của thân xupáp, quá dài thì dễ làm kẹt thân xupáp. Sau khi ép ống dẫn xupáp mới vào mới doa theo kích thước của thân xupáp. Khi lắp thân xupáp vào trong ống dẫn, dưới tác dụng của trọng lượng bản thân xupáp, nó có thể từ từ hạ xuống, nếu dùng tay để lắc xupáp mà thấy có độ lỏng không dáng kể thì coi như đạt yêu cầu. Phương pháp kiểm tra khe hở tương đối chính xác là phải đo bằng đồng hồ so, khe hở giữa thân xupáp và ống dẫn chính xác, nếu khe hở không đủ khi thân xupáp chịu nhiệt giãn nở thì sẽ bị kẹt, do đó sẽ làm cong con đội và thân xupáp, thậm chí có thể sinh ra các sự cố nghiêm trọng như ò mổ bị gãy... Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra sửa chữa các chi tiết. -Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng: -Phương pháp kiểm tra,

File đính kèm:

  • docCONG NGHE OTO.doc
Giáo án liên quan