> Mục tiêu. Qua bài này, GV cần làm cho HS.
+ Hiểu được nội dung cơ bản của một số tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật
+ Có ý thức thực hiện các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật
II> Chuẩn bị bài giảng.
1> Chuẩn bị nội dung.
+ Nghiên cứu kỹ bài 1 SGK
+ Đọc các tiêu chuẩn Việt Nam và các tiêu chuẩn quốc tế về trình bày bản vẽ kỹ thuật.
2> Chuẩn bị đồ dùng dạy học.
Tranh vẽ phóng to các hình 1.3, 1.4 và 1.5
44 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1421 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 1: TIêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật (Tiết 2), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỘT
VẼ KỸ THUẬT
Chương I. VẼ KỸ THUẬT CƠ SỞ
(Tiết 1) Bài 1. TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KỸ THUẬT
I> Mục tiêu. Qua bài này, GV cần làm cho HS.
+ Hiểu được nội dung cơ bản của một số tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật
+ Có ý thức thực hiện các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật
II> Chuẩn bị bài giảng.
1> Chuẩn bị nội dung.
+ Nghiên cứu kỹ bài 1 SGK
+ Đọc các tiêu chuẩn Việt Nam và các tiêu chuẩn quốc tế về trình bày bản vẽ kỹ thuật.
2> Chuẩn bị đồ dùng dạy học.
Tranh vẽ phóng to các hình 1.3, 1.4 và 1.5
III> Tiến trình bài dạy.
Tổ chức lớp: Kiểm tra sỷ số, ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ:
Học bài mới: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật
IV> Nội dung chính.
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Khổ giấy. Dựa vào TCVN 7285:2003 ( ISO 5457: 1999) quy định khổ giấy về bản vẽ kỹ thuật và gồm các khổ giấy sau.
Khổ giấy : A4( 297,210);
A3( 420,297); A2( 594,420); A1(841,594)
A0 (1189,841)
- Các khổ giấy chính được lập ra từ khổ giấy A0
- Mỗi bản vẽ đều có khung vẽ và khung tên. Khung tên phải đặt ở góc phía dưới bản vẽ hình 1.2 SGK.
II. Tỉ lệ. Là tỉ số giữa kích thước đo được trên hìmh biểu diễn của vật thể và khích thước thực tương ứng trên vật thể đó
- Theo TCVN 7286: 2003 ( ISO 5455:1971) được quy định tỉ lệ như sau.
+ Tỉ lệ nguyên hình: 1/1
+ Tỉ lệ thu nhỏ:1/2; 1/5; 1/5
+ Tỉ lệ phóng to: 2/1; 5/1; 10/1
III. Nét vẽ.
1. Các loại nét vẽ. Thường sử dụng 5 loại nét vẽ cơ bản sau: nét liền đậm, nét liền mảnh, nét lượn sóng, nét đứt và nét chấm gạch mảnh.
Xem hình vẽ 1.3 và bảng 1.2 SGK.
2. Chiều rộng của nét vẽ. ( d ) được chọn trong dãy kích thước sau: d = 0.13; d = 0.18; d = 0.25; d = 0.5; d = 0.14 và d = 2 mm.
IV. Chữ viết. Có 2 loại đó là khổ chữ và kiểu chữ.
1. khổ chữ. ( h ) được xác định bằng chiều cao của chữ hoa, tính bằng mm. Có các khổ chữ sau: h = 2.5; h = 3.5; h = 5; h = 10; h = 15 mm
2. Kiểu chữ. Trên bản vẽ kỹ thuật thường dùng các kiểu chữ đứng như hình 1.4 SGk.
V. Cách ghi kích thước.
1. Đường kích thước. Được vẽ bằng nét liền mảnh, hai đầu có hai mũi tên, hình 1.5 sgk.
2. Đường gióng kích thước.
Được vẽ bằng nét liền mảnh và kẻ vuông góc với đường kích thước và vượt quá đường kích thước khoảng 2 – 4 mm.
3. Chữ số kích thước.
Là con số kích thước nằm ở giữa đường kích thước và nằm phía trên nó.
- Kích thước độ dài tính bằng mm nhưng trên bản vẽ thì không ghi.
- Kích thước góc dùng đơn vị là độ, phút, giây, hình 1.7 sgk.
4. Kí hiệu Q, R. xem SGK.
* Hoạt động1. Tìm hiểu nhiệm vụ và phân loại, ý nghĩa của tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật.
- HS đã biết vai trò của bản vẽ kỹ thuật đối với đời sống và sản xuất, trong công nghệ lớp 8 và đã có khái niệm sơ bộ về tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật. GV đặt câu hỏi:
+ Vì sao nói về bản vẽ kỹ thuật là “ Ngôn ngữ” chung dùng trong kỹ thuật ?
+ Bản vẽ kỹ thuật được xây dựng dựa trên nguyên tắc nào?
- GV nói rõ tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật là văn bản quy định thống nhất lập ra bản vẽ kỹ thuật.
- Bản vẽ kỹ thuật được lập theo Tiêu chuẩn Việt Nam và Tiêu chuẩn quốc tế (ISO).
Hoạt động 2. Giới thiệu khổ giấy
- GV đặt câu hỏi: Vì sao bản vẽ kỹ thuật phải vẽ theo khổ giấy nhất định?
+ Việc quy định khổ giấy có liên quan gì đến các thiết bị sản xuất và in ấn hay không?
GV kết luận: quy định khổ giấy để thông nhất quản lý và tiết kiệm trong sản xuất.
Hoạt động3. Giới thiệu tỉ lệ.
HS đã có khái niệm về tỉ lệ khi học toán và đọc các bản đồ về địa lý.
GV đặt câu hỏi: Thế nào là tỉ lệ bản vẽ ? Để HS trả lời sau đó GV kết luận như SGK.
Hoạt động 4. Giới thiệu nét vẽ
GV yêu cầu HS xem bảng 1.2 và hình 1.3 SGk. Sau đó đặt câu hỏi:
Nét liền đậm, nét liền mảnh, nét lượn sóng, nét đứt và nét chấm gạch mảnh biểu diễn các đường gì trên vật thể?
GV trả lời theo cột 3 bảng 1.2 SGK
Hoạt động 5. Giới thiệu chữ viết.
Trước khi trình bày chữ viết trên bản vẽ kỹ thuật, GV nói rõ trên bản vẽ kỹ thuật ngoài các hình vẽ còn có phần chữ để ghi kích thước, ghi các kí hiệu, các chú thích Cho nên GV đặt câu hỏi như sau: Yêu cầu của chữ viết trên bản vẽ kỹ thuật như thế nào?
GV yêu cầu HS xem hình 1.4 SGK và nêu nhận xét về kiểu dáng, cấu tạo của chữ viết.
* Hoạt động 6. Giới thiệu cách ghi kích thước.
GV nêu tầm quan trọng của việc ghi kích thước bằng cách đặt câu hỏi:
- Nếu kích thước ghi trên bản vẽ sai hoặc nhằm lẫn cho người đọc thì đưa đến kết quả như thế nào?
- Từ đó GV trình bày các quy định về khích thước theo TCVN 5705/2003
- Chữ số kích thước được thể hiện ở hình vẽ sau.
+ Chữ số kích thước được quy định như thế nào? Và cách vẽ ra sao cho đúng?
+ Kích thước góc được vẽ như thế nào?
- Giải thích các TCVN số 7285/2003 có nghĩa là gì? Và ISO số 5457/1999 cũng có nghĩa là gì?
- Cách chia các khổ giấy chính, từ khổ giấy A0 bằng cách nào?
- Cho tỉ lệ 1/100 hãy giải thích tỉ lệ này phóng to hay thu nhỏ?
Thường lấy d = 0.5 vẽ bằng nét liền đậm và d = 0.25 vẽ nét liền mảnh trên bản vẽ?
Hs xem bảng 1.2 SGK và gải thích các loại nét vẽ ứng dụng để làm gì?
- Vì sao chữ viết phải có trên bản vẽ kỹ thuật? Và yêu cầu ra sao?
- Việc quy định đường kích thước trên bản vẽ có ý nghĩa như thế nào?
+ Kích thước độ dài được tính theo đơn vị nào? Độ, phút hay giây
+ Các kí hiệu Q, R có ý nghĩa gì?
V. Củng cố và hướng dẫn về nhà.
- Vì sao bản vẽ kỹ thuật phải được lập theo các tiêu chuẩn Việt nam?
- Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỷ thuật gồm những tiêu chuẩn nào?
+ Hướng dẫn các em HS về nhà trả lời câu hỏi trong sgk, Làm bài tập 1,2 sgk, yêu cầu HS học thuộc nội dung bài vẽ kỹ thuật cơ sở và đọc trước bài 2.
Bài 2. HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC (Tiết 2)
I> Mục tiêu. Qua bài này, GV cần làm cho HS.
+ Hiểu được nội dung cơ bản của phương pháp hình chiếu vuông góc
+ Biết được vị trí của các hình chiếu ở trên bản vẽ kỹ thuật
II> Chuẩn bị bài giảng.
1> Chuẩn bị nội dung.
+ Nghiên cứu kỹ bài 2 SGK
+ Đọc các tài liệu liên quan đến bài giảng phương pháp hình chiếu vuông góc.
2> Chuẩn bị đồ dùng dạy học.
Tranh vẽ phóng to các hình2.1, 2.2, 2.3, 2.4 và 2.5
III> Tiến trình bài dạy.
Tổ chức lớp: Kiểm tra sỷ số, ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ: Vì sao trên bản vẽ kỹ phải có các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ?
Học bài mới: Phương pháp hình chiếu vuông góc.
IV> Nội dung chính.
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Phương pháp chiếu góc thứ nhất.
(PPCG1)
Sau khi chiếu xong ta xoay mphc bằng và mphc cạnh một góc 90 độ, để ba hình chiếu cùng nằm trên mp tờ giấy vẽ.
- Người ta quy định hc bằng nằm phía dưới hc đứng và hc cạnh nằm bên phải hc đứng. PPCG1 được sử dụng ở các nước châu âu và ở nước việt Nam.
II. Phương pháp chiếu góc thứ ba.
( PPCGT3)
- Cũng tương tự ppcg1, sau khi chiếu xong, ta cũng xoay mphc bằng và mphc cạnh theo 1 góc 90 độ, để cho hc bằng nằm trên mphc đứng và hc cạnh nằm bên trái hc đứng. PPCG3 được sử dụng các nước châu mĩ la tinh.
Hoạt động1. Tìm hiểu về phương pháp hình chiếu vuông góc thứ nhất.
Nội dung ppcg1, HS đã đọc ở lớp 8, vì vậy GV đặt câu hỏi để HS nhớ lại.
- GV nêu câu hỏi: Trong ppcg1 vật thể được đặt như thế nào đối với mphc đứng, hc bằng và hc cạnh.
- Trên bản vẽ các hc được bố trí như thế nào?
Hoạt động2. Tìm hiểu về phương pháp hình chiếu vuông góc thứ ba.
Hình 2.4 vị trí các hình chiếu theo PPCGT3
GV đặt câu hỏi: Trong ppcg3 vật đặt như thế nào đối với hc đứng, hc bằng và hc cạnh?
- Phương pháp chiếu góc thứ ba nó có ý nghĩa như thế nào?
- Hãy quan sát vật thể sau và cho biết hc đứng, hc bằng và hc cạnh được biểu diễn như thế nào?
-Sau khi chiếu xong thì ba hình chiếu được sắp xếp như thế nào?
- Giữa ppch1 và ppcg3 khác nhau ở đặc điểm nào? Và phân tích rõ từng nguyên nhân trên?
V. Cũng cố bài và hướng dẫn về nhà.
Qua bài này, các em cần nắm PPCG1 và PPCG3 là gì? Và trả lời câu hỏi: Vì sao phải dùng nhiều hình chiếu để biểu diễn vật thể?
Sự khác nhau của PPCG1 và PPCG3 như thế nào?
GV yêu cầu HS về nhà học thuộc bài 2 chủ yếu biết PPCG1 và PPCG3.
Chuẩn bị bài mới: Bài số 3 thực hành vẽ các hc của vật thể đơn giản và làm bài tập cuối sgk.
Bài số 3. THỰC HÀNH VẼ CÁC HÌNH CHIẾU
CỦA VẬT THỂ ĐƠN GIẢN
I> Mục tiêu. Dạy xong bài này, GV cần làm cho HS.
+ Vẽ được ba hình chiếu gồm: Hình chiếu đứng, hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh của vật thể đơn giản.
+ Ghi được các kích thước trên hình chiếu của vật thể đơn giản
+ Trình bày được các bản vẽ theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật
II> Chuẩn bị bài thực hành.
1> Chuẩn bị nội dung.
+ Nghiên cứu kỹ bài 3 SGK
+ Đọc các tài liệu liên quan đến bài thực hành.
2> Chuẩn bị đồ dùng dạy học.
- Mô hình giá chữ L, hình 3.1 sgk
Tranh vẽ phóng to các hình 3.2, 3.4 sgk và giấy A4 có kẻ ô hoặc kẻ li
III> Tiến trình bài thực hành.
Tổ chức lớp: Kiểm tra sỷ số, ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ: Em hãy trình bày nội dung PPCG1 là gì? Và so sánh sự khác nhau của PPCG1 và PPCG3.
Học bài mới: Thực hành vẽ vật thể đơn giản.
IV> Nội dung chính bài thực hành.
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Lập bản vẽ trên giấy A4. gồm ba hc và các kích thước của vật thể đơn giản. Lấy giá chữ L làm mẫu, có 6 bước như sau:
1. Bước 1. Quan sát vật và phân tích vật thể
2. Bước2. Chọn tỉ lệ thích hợp trên giấy A4.
3. Bước3. Lần lượt vẽ mờ bằng nét liền mảnh từng phần của vật thể.
4. Bước4. Dùng bút chì mềm tô đậm các cạnh thấy của vật thể.
5. Bước5. Kẻ các đường gióng kích thước, chữ số kích thước.
6. Bước6. Kẻ khung vẽ, khung tên, ghi các nội dung khung tên và phần chú thích.
Hoạt động 1. Giới thiệu bài.
GV trình bày nội dung bài thực hành và nêu tóm tắt các bước tiến hành. Lấy giá chữ L làm vídụ.
GV phân tích hình dạng của vật thể và chọn các hướng chiếu.
GV đặt một số câu hỏi như sau:
- Vẽ hc của một vật thể đơn giản ta dựa vào phương pháp nào đã học?
- Vì sao trên vật thể cần phải ghi kích thước, đường gióng kích thước và con số kích thước?
- Vẽ từng bước lên giấy A4 và vẽ phác bằng nét lền mảnh thật mờ.
- Bố trí ba hình chiếu gồm hc đứng, hc bằng và hc cạnh lên giấy A4 bằng PPCG1 chính xác.
- Vẽ khung vẽ, khung tên phải theo đúng tiêu chuẩn đã quy định. Khng vẽ dựa vào hình 1.2 SGk, còn khung tên dựa vào hình 3.7 SGk.
V. Củng cố bài thực hành và hướng dẫn về nhà.
- GV nhận xét bài thực hành:
+ Sự chuẩn bị của HS có chu đáo hay chưa?
+ Kỹ năng làm bài của HS.
+ Thái độ học tập của HS có nghiêm túc hay không?
- GV yêu cầu HS đọc trước bài 4 SGK và khuyến khích HS làm mô hình bằng vật mềm. HS hoàn thành bài 3 ở nhà và nộp bài vào tuần tiếp theo.
Bài 4. MẶT CẮT VÀ HÌNH CẮT
I> Mục tiêu. Dạy xong bài này, GV cần làm cho HS.
+ Hiểu được một số kiến thức về mặt cắt và hình cắt
+ Biết được cách vẽ mặt cắt và hình cắt của vật thể đơn giản.
II> Chuẩn bị bài giảng.
1> Chuẩn bị nội dung.
+ Nghiên cứu kỹ bài 4 SGK
+ Đọc các tài liệu liên quan đến bài giảng hình cắt và hình cắt.
2> Chuẩn bị đồ dùng dạy học.
Tranh vẽ phóng to các hình 4.1, và 4.2 SGK.
III> Tiến trình bài dạy.
Tổ chức lớp: Kiểm tra sỷ số, ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ: Nộp bài tập về nhà?
Học bài mới. Mặt cắt và hình cắt.
IV> Nội dung chính.
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Khái niệm về mặt cắt và hình cắt. Giả sử , ta có một mp tưởng tượng cắt vật thể ra làm hai phần. Phần biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mp cắt, gọi là mặt cắt.
- Phần còn lại được biểu diễn trên mphc thì gọi là hình cắt. Hình 4.1 SGK.
II. Mặt cắt. Có hai loại: Đó là mặt cắt chập và mặt cặt rời.
1. Mặt cắt chập. Là mặt cắt đựơc vẽ ngay hình chiếu, đường bao của mặt cắt chập vẽ bằng nét liền mảnh và dùng để vẽ những vật thể đơn giản. H4.3 SGK.
2. Mặt cắt rời. Là mặt cắt vẽ ngoài hình chiếu, đường bao của mặt cắt chập vẽ bằng nét liền đậm. Mặt cắt rời được đặt gần hình chiếu bằng tương ứng và giới hạn bằng nét chấm gạch mảnh. H4.4 SGK.
II. Hình cắt là gì? Và chia làm mấy loại.
- Hình cắt là hình biểu diễn cấu tạo bên trong vật thể một cách chính xác và rõ ràng. Hình cắt chia làm 3 loại: Hình cắt toàn bộ, hình cắt một nửa và hình cắt cục bộ.
1. Hình cắt toàn bộ. Là hình cắt mà ta sử dụng một mp tưởng tượng cắt vật thể ra làm hai nửa.
2. Hình cắt một nửa. Là hình cắt mà ta sử dụng một nửa hình cắt và một nửa hình chiếu, được giới hạn bằng nét chấm gạch mảnh. H4.6 sgk.
3. Hình cắt cục bộ Hay hình cắt riêng phần. Là hình biểu diễn một phần ( góc) trên vật thể, giới hạn bằng nét lượn sóng. H4.7 sgk.
Hoạt động1. Tìm hiểu khái niệm mặt cắt và hình cắt.
- GV gợi ý cho HS nhớ lại kiến thức đã học lớp 8 và đặt câu hỏi:
+ Em hãy trình bày mặt cắt và hình cắt mà em đã học?
- Sau đó Gv dùng vật mẫu hoặc tranh phóng to hình 4.1 và h 4.2 để hương dẫn quá trình vẽ hình cắt , mặt cắt.
Hoạt động2. Tìm hiểu về mặt cắt.
+ GV nói rõ mặt cắt dùng để làm gì? Dùng trong trường hợp nào? Ví dụ mặt cắt thép chữ I làm ví dụ.
+ GV trình bày có hai mặt cắt, mặt cắt chập và mặt cắt rời. Đặt câu hỏi: Mặt cắt chập và mặt cắt rời khác nhau ở chỗ nào? Chúng được dùng để làm gì?
Hoạt đông 3. Tìm hiểu về hình cắt.
- Hình cắt là gì? Dùng trong trường hợp nào? Và chia làm mấy loại?
+ Hình cắt toàn bộ (h4.5 SGK)
+ Hình cắt một nửa (h4.6 SGK)
+ Hình cắt cục bộ (h4.7 SGK)
- GV hướng dẫn cách vẽ và nêu ứng dụng từng loại hình cắt.
GV. Hình cắt toàn bộ là gì? Cho ví dụ minh hoạ.
Gv. Hình cắt cục bộ là gì? Và được biểu diễn như thê nào?
- Tập vẽ hình cắt, mặt cắt những vật thể đơn giản?
- Gọi một em HS lên bảng vẽ lại hình cắt.
- Mp hình chiếu dùng để làm gì? Sau khi dùng mp tưởng tượng cắt thể ra làm hai. Phần còn lại được biểu diễn như thế nào?
- Mặt cắt là gì? Cách vẽ mặt cắt như thế nào? Một HS lên bảng tập vẽ lại mặt cắt.
- Mặt cắt chia làm mấy loại? Mỗi loại có công dụng ra sao?
- Mặt cắt rời dùng để làm gì? Đường bao của mặt cắt rời vẽ bằng nét nào? Cho ví dụ.
- Một Hs định nghĩa lại hình cắt, một cách chính xác nhất? Cho ví dụ minh hoạ.
- Vì sao trên bản vẽ kỹ thuật cần phải có hình cắt, mặt cắt? Vậy hình cắt toàn bộ là gì?
- HS nêu cách vẽ hình cắt một nửa. Lấy ví dụ để thể hiện hình cắt?
- Hãy mô tả một hình cắt mà em đã học ở dưới lớp tám. Từ đó ta xây dựng hình cắt trên bản vẽ kỹ thuật như thế nào?
V. Củng cố và hướng dẫn học bài. Học xong, các em cần biết hình cắt, mặt cắt được biểu diễn trên bản vẽ kỹ thuật như thế nào?
+ Mặt cắt chia làm mấy loại? Và hình cắt cũng chia làm mấy loại? Trình bày từng loại.
+ Về nhà học thuộc bài vừa học và đọc phần bổ sung sgk cuối sách, đọc bài 5 tiếp theo.
Bài 5. HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO
I> Mục tiêu. Dạy xong bài này, GV cần làm cho HS.
+ Hiểu được các khái niệm về hình chiếu trục đo (HCTĐ)
+ Biết được cách vẽ hình chiếu trục đo của vật thể đơn giản.
II> Chuẩn bị bài giảng.
1> Chuẩn bị nội dung.
+ Nghiên cứu kỹ bài 5 SGK
+ Đọc các tài liệu liên quan đến bài giảng HCTĐ.
2> Chuẩn bị đồ dùng dạy học.
Tranh vẽ phóng to các hình 5.1, và bảng 5.1 SGK.
III> Tiến trình bài dạy.
Tổ chức lớp: Kiểm tra sỷ số, ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ: Hình cắt là gì? Được chia làm mấy loại?
Học bài mới. Hình chiếu trục đo.
IV> Nội dung chính.
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Khái niệm.
1. Như thế nào gọi là hìmh chiếu trục đo?
( Đọc SGK)
+ Vậy HCTĐ là hình biểu diễn ba chiều của vật thể được xây dựng bằng phép chiếu song song.
2. Thông số cơ bản của hình chiếu trục đo.
a. Góc trục đo.
Từ hình vẽ, ta có:
Xoy; xoz; yoz; gọi là góc trục đo, còn ox, oz và oy gọi là các trục đo.
b. Hệ số biến dạng. Là tỉ số độ dài hc của một đoạn thẳng nằ trên trục toạ độ với độ dài thực của đoạn thẳng đó.
Ta có: O’B’/OB = P , gọi là h.số biến dạng theo trục O’Y’
- O’A’/OA = q, gọi là h.số biến dạng theo trục O’A’
- O’C’/OC = r, gọi là h.số biến dạng theo trục O’Z’
II. Hình chiếu trục đo vuông góc đều.
1. Thông số cơ bản.
a. Góc trục đo.
- Từ hình vẽ, ta có: X’O’Y’ = Y’O’Z’ = X’O’Z’ = 120 độ
b. Hệ số biến dạng.
P = q = r
2. Hình chiếu trục đo của hình tròn.
(SGK)
III. Hình chiếu trục đo xiên góc cân.
1. Góc trục đo.
- Từ hình vẽ, ta có: X’O’Y’ = Y’O’Z’ = 135 độ; X’O’Z’ = 90 độ.
2. Hệ số biến dạng.
P = r = 1;
q = 0.5
IV. Cách vẽ hình chiếu trục đo. Có hai cách vẽ HCTĐ đó là HCTĐ xiên góc cân và HCTĐ vuông góc đều.
( xem SGK )
Hoạt động1. Tìm hiểu khái niệm về HCTĐ.
- Qua các bài đã học và bài thực hành trước, HS đã có diệp làm quen với HCTĐ ví dụ như hình 3.9 SGK. GV đặt câu hỏi: Các hình 3.9 có đặc điểm gì?
GV dùng hình vẽ phóng to H 5.1 sgk để hướng dẫn cho HS cách xây dựng HCTĐ và cần làm rõ HCTĐ là hìmh biểu diễn ba chiều của vật thể trên một mphc vẽ bằng phép chiếu song song.
+ HCTĐ được vẽ trên một hay nhiều mặt phẳng hình chiếu?
+ Vì sao phương chiếu L không song song với mphc và không song song với các trục toạ độ?
Hoạt động 2. Tìm hiểu thông số cơ bản HCTĐ.
- GV sử dụng câu hỏi SGK để HS thấy rõ sự thây đổi của các góc trục đo và hệ số biến dạng theo sự thay đổi vị trí của các trục toạ độ hay phương chiếu L.
- GV kết luận: Các góc trục đo và các hệ số biên dạng là hai thông só cơ bản của HCTĐ.
Hoạt động 3. Tìm hiểu HCTĐ vuông góc đều.
Z’
O’
Y’
X’
- GV nói rõ, có nhiều loại HCTĐ và trong vẽ kỹ thuật thường dùng loại HCTĐ vuông góc đều và HCTĐ xiên góc cân.
GV để thuận tiện cho việc dựng hình, người ta lấy p = q = r 1 và trục O’Z’ đặt thẳng đứng.
Hoạt động 4. Tìm hiểu HCTĐ xiên góc cân.
- GV nói rõ mp toạ độ XOZ được đặt song song với (P’), trục O’Z’ đặt thẳng đứng (hình 5.5SGK)
- GV nói rõ đặc điểm của loại HCTĐ này là các vật thể đặt song song với mp toạ độ XOZ không bị biến dạng. Ví dụ như HCTĐ xiên góc cân của tấm đệm trong hình 5.6
Hoạt động 5 . Cách vẽ hình chiếu trục đo của vật thể.
- GV trình bày cách vẽ HCTĐ của vật thể như ví dụ bảng 5.1 SGK
HCTĐ xiên góc cân
- Định nghĩa được HCTĐ là gì? Và nêu nội dung chính của HCTĐ? Từ đó rút ra nhận xét.
- HCTĐ được xây dưng bằng phép chiêu nào?
- Các thông số cơ bản của HCTĐ là gì? Cách vẽ hình ra sao?
- HS phải nêu được hệ số biến dạng là gì? Lấy ví dụ minh hoạ.
- HS nêu góc trục đo là gì? Và hệ số biến dạng của chúng.
- HS trình bày cách vẽ HCTĐ vuông góc đều? Và nói rõ có các góc trục đo bằng bao nhiêu?
- Cách xây dựng HCTĐ vuông góc đều và hệ số biến dạng bằng bao nhiêu?
- HS trình bày hình chiếu trục đo của hình tròn và cho biết hình tròn biểu diễn trong không gian sẽ biến dạng thành hình gì? Và ngược lại?
- Hình chiếu trục đo xiên góc cân là gì? Cách vẽ hình như thế nào?
HCTĐ vuông góc đều
V. Củng cố và hướng dẫn học bài. Học xong, các em cần biết HCTĐ được biểu diễn trên bản vẽ kỹ thuật như thế nào?
+ Hình chiếu trục đo vuông góc đều là gì? Và cách vẽ hình như thế nào? Chia làm mấy loại? Trình bày từng loại.
+ Về nhà học thuộc bài vừa học và đọc phần bổ sung sgk cuối sách, đọc bài 6 thực hành biểu diễn vật thể.
Bài số 6. THỰC HÀNH
BIỂU DIỄN VẬT THỂ ĐƠN GIẢN
I> Mục tiêu. Dạy xong bài này, GV cần làm cho HS.
+ Đọc được bản vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản.
+ Ghi được các kích thước trên hình chiếu của vật thể đơn giản
+ Vẽ được hình chiếu thứ ba, hình cắt và HCTĐ của vật thể đơn giản từ bản vẽ hai hình chiếu
II> Chuẩn bị bài thực hành.
1> Chuẩn bị nội dung.
+ Nghiên cứu kỹ bài 6 SGK
+ Đọc các tài liệu liên quan đến bài thực hành.
2> Chuẩn bị đồ dùng dạy học.
- Mô hình ổ trục, hình 6.1 sgk làm mẫu
Tranh vẽ phóng to các hình 6.2, 6.4 và hình 6.6 sgk và giấy A4 có kẻ ô hoặc kẻ li
III> Tiến trình bài thực hành.
Tổ chức lớp: Kiểm tra sỷ số, ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ: Em hãy trình bày nội dung của HCTĐ ? Và so sánh sự khác nhau của HCTĐ vuông góc đều và HCTĐ xiên góc cân.
Học bài mới: Thực hành biểu diễn vật thể đơn giản.
IV> Nội dung chính bài thực hành.
Lấy hình chiếu gá mặt nghiêng làm ví dụ như hình vẽ sau.
Bước1. Đọc bản vẽ hai hình chiếu
Bước2. Vẽ hình chiếu thứ ba
Bước3. Vẽ hình cắt
Bước4. Vẽ hình chiếu trục đo
Bài 7. HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH
I> Mục tiêu. Dạy xong bài này, GV cần làm cho HS.
+ Hiểu được các khái niệm về hình chiếu phối cảnh)
+ Biết được cách vẽ phác HCPC của vật thể đơn giản.
II> Chuẩn bị bài giảng.
1> Chuẩn bị nội dung.
+ Nghiên cứu kỹ bài 5 SGK
+ Đọc các tài liệu liên quan đến bài giảng HCPC.
2> Chuẩn bị đồ dùng dạy học.
- Tranh vẽ phóng to các hình 7.1, 7.2 và 7.3 SGK.
- Tranh vẽ phóng to các bước vẽ phác HCPC một điểm tụ sgk
- Sử dụng máy chiếu qua đầu nếu có
III> Tiến trình bài dạy.
Tổ chức lớp: Kiểm tra sỷ số, ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ: Thu bài tập tuần trước về nhà chấm
Học bài mới. Hình chiếu phối cảnh.
IV> Nội dung chính.
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Khái niệm.
Đây là hình chiếu phối cảnh của ngôi nhà. Quan sát hình vẽ, ta thấy rằng:
- Các viên gạch và của sổ càng ở xa càng nhỏ lại.
- Các đường thẳng trong thực tế song song với nhau và không song song với mphc, gặp nhau tại một điểm. Điểm này gọi là điểm tụ.
II. Hình chiếu phối cảnh là gì? Hình chiếu phối cảnh là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm ( hình 7.2 )
2. Ứng dụng của hình chiếu phối cảnh.
( Xem SGK )
3. Các loại hình chiếu phối cảnh. Có 2 loại HCPC đó là HCPC một điểm tụ và HCPC có hai điểm tụ.
+ Hình chiếu phối cảnh một điểm tụ là nhận được khi mặt tranh // với một mặt của vật thể
+ HCPC có 2 điểm tụ là nhận được khi mặt tranh không // với một mặt nào của vật thể ( hình 7.1 )
II. Phương pháp vẽ phác hình chiếu phối cảnh.
- Có 07 bước vẽ như sau:
* Bước1. vẽ đường chân trời tt
t
t
* Bước 2. Chọn một điểm F’ trên tt làm điểm tụ
* Bước 3. Vẽ hình chiếu đứng của vật thể A’B’C’D’E’H’
* Bước4. Nối các điểm của hình chiếu đứng với điểm tụ F’: A’F’; B’F’; C’F’
* Bước5. Lấy điểm I’ trên F’A’ để xác định chiều rộng của vật thể.
* Bước6. Từ điểm I’ vẽ các đường thẳng // với các cạnh của hc đứng.
* Bước7. Tô đậm các cạnh của vật thể, hoàn thiện hình vẽ phác.
*Hoạt động1. Tìm hiểu khái niệm v
File đính kèm:
- Cong nghe che tao phoi.doc