Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 11: Thực hành biểu diễn vật thể

Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Củng cố, khắc sâu kiến thức về hình chiếu vuông góc, hình chiếu trục đo, hình cắt, mặt cắt.

- Củng cố thêm kiến thức về cách trình bày và tiêu chuẩn của bản vẽ kỹ thuật.

2.Kỹ năng:

- Đọc được bản vẽ hai hình chiếu của vật thể đơn giản.

- Vẽ được hình chiếu thứ ba, hình chiếu trục đo, hình cắt của vật thể đơn giản từ bản vẽ hai hình chiếu.

- Ghi kích thước của vật thể trên các hình chiếu.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2436 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 11: Thực hành biểu diễn vật thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 11: Thực hành BIỂU DIỄN VẬT THỂ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Củng cố, khắc sâu kiến thức về hình chiếu vuông góc, hình chiếu trục đo, hình cắt, mặt cắt. - Củng cố thêm kiến thức về cách trình bày và tiêu chuẩn của bản vẽ kỹ thuật. 2.Kỹ năng: - Đọc được bản vẽ hai hình chiếu của vật thể đơn giản. - Vẽ được hình chiếu thứ ba, hình chiếu trục đo, hình cắt của vật thể đơn giản từ bản vẽ hai hình chiếu. - Ghi kích thước của vật thể trên các hình chiếu. - Hoàn thành một bản vẽ từ hai hình chiếu cho trước. - Trình bày bản vẽ hợp lý, đúng kỹ thuật, đẹp, đảm bảo thời gian. 3. Giáo dục: - Ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật. - Phát triển tư duy không gian, tư duy thao tác. - Phát triển tư duy kỹ thuật, năng lực sáng tạo kỹ thuật. - Rèn luyện tác phong công nghiệp, khơi gợi niềm yêu thích môn học. II. Trọng tâm và biểu điểm 1. Trọng tâm: - Vẽ hình chiếu thứ ba, hình chiếu trục đo và hình cắt của vật thể đơn giản từ bản vẽ hai hình chiếu. 2. Biểu điểm: - Khung bản vẽ, khung tên đầy đủ, đúng kỹ thuật (1 điểm) - Vẽ lại được hai hình chiếu cho trước (2 điểm) - Vẽ được hình chiếu thứ ba (2 điểm) - Vẽ được hình chiếu trục đo (2 điểm) - Vẽ được hình cắt trên hình chiếu đứng và trên hình chiếu trục đo (1 điểm) - Ghi kích thước đầy đủ, đường nét đúng tiêu chuẩn (1 điểm) - Bố trí bản vẽ hợp lý, đẹp, đúng kỹ thuật (1 điểm) III. Chuẩn bị: 1/ Chuẩn bị nội dung: a. Giáo viên: - Nghiên cứu kỹ nội dung bài thực hành (Bài 6 trong SGK) - Tham khảo các tài liệu có liên quan (SGV) - Xem lại kiến thức các bài giảng cũ có liên quan (Các bài 1,2,3,4,5 - SGK) - Nhắc nhở HS chuẩn bị đồ dùng và yêu cầu vẽ khung bản vẽ, khung tên trước ở nhà. - GV phân tích và thực hành thử trước khi hướng dẫn học sinh. - Soạn giáo án. b.Học sinh: - Ôn lại kiến thức các bài đã học trong SGK - Đọc bài 6 – SGK 2/ Chuẩn bị phương tiện dạy học: a. Giáo viên: - Phóng to hai hình chiếu vuông góc đã cho của bài số 1- hình 6.7 - Bộ dụng cụ vẽ kỹ thuật (thước kẻ, compa, eke,) - Một bản vẽ kỹ thuật hoàn chỉnh trên giấy A4 (làm mẫu) - SGK b.Học sinh: - Giấy vẽ khổ A4 đã kẻ sẵn khung bản vẽ và khung tên. - Bộ dụng cụ vẽ kỹ thuật (bút chì cứng, bút chì mềm, thước kẻ, compa, tẩy,) - SGK IV. Tiến trình bài dạy: 1. Tổ chức lớp: (1’) - Chào hỏi, kiểm tra sĩ số, trang phục, - Tạo tâm thế thoải mái, vui vẻ cho học sinh để bước vào tiết học. 2. Đặt vấn đề: Các tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu về các loại hình chiếu vuông góc, hình chiếu trục đo rồi hình cắt, mặt cắtVậy để biểu diễn một vật thể đơn giản trên bản vẽ kỹ thuật chúng ta làm thế nào? Để trả lời câu hỏi này hôm nay chúng ta sẽ cùng thực hành biểu diễn vật thể! 4. Nghiên cứu kiến thức mới: TG Nội dung Phương pháp I. GIAI ĐOẠN 1: HƯỚNG DẪN BAN ĐẦU: 1/ Nội dung bài thực hành: - Đọc bản vẽ hai hình chiếu của vật thể đơn giản. - Vẽ hình chiếu vuông góc còn lại. - Vẽ hình chiếu trục đo (vuông góc đều) - Vẽ hình cắt trên HCĐ và hình chiếu trục đo. - Ghi và phân bố lại kích thước trên HCVG. => Yêu cầu sản phẩm được trình bày như bài mẫu. 2/ Các bước thực hiện: Bước 1: Đọc bản vẽ hai HCVG, phân tích để hình dung vật thể và vẽ lại 2HCVG này. - Phân tích hình dạng từng bộ phận của vật thể để hình dung hình dạng từng bộ phận và toàn thể vật thể. - Bố trí các hình chiếu trên khổ giấy cho hợp lý bằng cách chia khung bằng nét chì mờ. - Vẽ lại 2 hình chiếu với kích thước cho trong đề bài . Bước 2: Vẽ hình chiếu trục đo dựa vào 2 hình chiếu đã cho.(Vẽ phác, vẽ mờ) - Vẽ phác HCTĐ bằng nét mờ theo kích thước của 2 HCVG đã cho. Bước 3: Vẽ hình chiếu thứ 3 dựa vào HCĐT và lấy kích thước từ 2 hình chiếu vuông góc cho sẵn. - Trong bài tập này HC thứ 3 phải vẽ là hình chiếu cạnh (HCC). - Quan sát HCTĐ vừa vẽ phác, kết hợp 2 HCVG đã cho để vẽ HCC theo đúng kích thước. Bước 4: Vẽ hình cắt (cắt toàn bộ) của vật thể trên hình chiếu đứng. - Xác định hình chiếu sẽ vẽ hình cắt và hình dạng hình cắt. - Dùng thước thiết lập hình cắt trên HCĐ và gạch mặt cắt. Bước 5: Cắt trên hình chiếu trục đo (Cắt một nửa) - Xác định mặt phẳng cắt trên HCTĐ và đánh dấu mờ bằng bút chì mềm. - Dùng thước thiết lập hình cắt trên HCTĐ. Bước 6: Tẩy xoá nét thừa và tô đậm các hình chiếu. - Tẩy bỏ các nét thừa, tô đậm các nét vẽ, hình chiếu. - Gạch mặt cắt trên HCTĐ Bước 7: Ghi lại và phân bố kích thước trên HCVG, chỉnh sửa, hoàn thành bản vẽ. II. GIAI ĐOẠN 2: HƯỚNG DẪN THƯỜNG XUYÊN: - Yêu cầu các bàn trưởng kiểm tra đồ dùng học tập của các bạn trong bàn. - Chia lớp thành 4 tổ và thực hành 4 hình trong phần đề bài – SGK (Hình 6.7) Tổ 1: Hình số 2 – Gá mặt nghiêng. Tổ 2: Hình số 3 – Gá lỗ chữ nhật. Tổ 3: Hình số 4 – Gá có rãnh. Tổ 4: Hình số 6 – Gá chạc lệch. - Thống nhất nhiệm vụ và cho HS tiến hành làm. III. GIAI ĐOẠN 3: HƯỚNG DẪN KẾT THÚC - Yêu cầu HS ngưng thực hành. - GV yêu cầu HS dọn vệ sinh tại chỗ. - Kiểm tra sản phẩm và đánh giá. - Hướng dẫn HS tự kiểm tra và đánh giá bài làm của bạn. - Thu bản vẽ của HS . Phương pháp: Thuyết trình + Đàm thoại GV: Yêu cầu HS cho biết nội dung bài thực hành? Đề bài cho gì? Yêu cầu làm gì? Nhận xét về yêu cầu của bài thực hành? HS: Đọc SGK, suy nghĩ và trả lời. (Cho 2HCVG và yêu cầu vẽ HCVG thứ 3, HCTĐ, ghi kích thước) GV: Cho HS quan sát bài mẫu đã chuẩn bị. Yêu cầu HS thực hiện cùng GV trong quá trình GV hướng dẫn ra giấy nháp và sau đó sẽ thu lại. GV: Hướng dẫn HS một ví dụ: Lưu ý với HS là sẽ lấy bài tập 1- hình 6.7- SGK- Trang 36 để làm mẫu. GV: Trong bài tập 1 này 2HCVG đã cho là HC gì? HS: (HC Đứng và HC bằng) GV: Qua 2 hình chiếu, hãy cho biết vật thể gồm những bộ phận chính nào? HS: (khối trụ giỗng, 2 khối hình hộp CN trong đó 1 khối bị cắt bớt 1 phần.) GV giúp HS hình dung hình dạng của vật thể để dễ dàng hơn trong bước tiếp theo. GV: Vẽ HCTĐ nào? HS: (HCTĐ vuông góc đều ) GV vừa thao tác mẫu vừa nhắc lại một số kiến thức về phương pháp vẽ HCTĐ đồng thời nhấn mạnh những lưu ý khi vẽ. Có thể kết hợp đàm thoại để khắc sâu kiến thức về HCTĐ. - Hệ trục toạ độ khi vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều có đặc điểm gì? - Hình chiếu trục đo của hình vuông là hình gì? của hình tròn là hình gì? GV nhấn mạnh lại những thao tác mà học sinh đã được thực hành ở bài thực hành số 3. GV: trong bài tập này HC thứ 3 còn thiếu ở đây là HC gì? HS: (Hình chiếu cạnh) Nếu những ưu điểm khi sử dụng phương pháp vẽ phác HCTĐ trước trong việc vẽ HCC. Kết hợp đàm thoại với HS nhằm tăng khả năng liên tưởng, tư duy không gian. - Quan sát HCTĐ vừa vẽ phác kết hợp kiến thức đã được học em hãy cho biết hình dạng và kích thước của HCC ? - Trên HCC có những đường nét đứt nào? vị trí? Yêu cầu 1HS nhắc lại khái niệm về hình cắt và các loại hình cắt. Có thể yêu cầu 1 HS lên làm thử và yêu cầu cả lớp quan sát rồi nhận xét. GV làm mẫu, hướng dẫn HS quan sát đồng thời thực hành theo. Yêu cầu HS cùng thực hành song song với GV. GV hướng dẫn HS tự kiểm tra lại những gì vừa vẽ. Quan sát, chỉnh sửa cho hợp lý. HS cùng làm với GV. Phương pháp: Thị phạm + giải thích - HS thực hành các kiến thức đã học, hình thành kỹ năng sử dụng các dụng cụ kỹ thuật và tư duy không gian. - HS thực hành bài tập được giao theo các bước đã được hướng dẫn. - GV quan sát và hướng dẫn HS trong quá trình HS thực hành. HS cả lớp tập trung chú ý thực hiện theo hướng dẫn của GV. V. Tổng kết, đánh giá kết quả thực hành(3’) GV tổng kết, nhận xét về buổi thực hành bao gồm: + Tinh thần, thái độ học tập của lớp. + Trình độ và khă năng thực hành của lớp. + Đánh giá các bản vẽ của HS (phần thực hành hướng dẫn ban đầu) + Nhận xét ưu nhược điểm của một số bài vẽ tốt của HS. + Nhắc nhở những lỗi thường gặp phải khi làm bài. VI. Hướng dẫn về nhà: - Yêu cầu HS thực hành tương tự với Hình số 5: Gá trạc tròn và thu vào buổi học sau. - Đọc trước bài 7 SGK. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: .

File đính kèm:

  • docbai 11.doc
Giáo án liên quan