Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 19: Lập công thức để tính toán

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

 1. Mục đích:

- Giúp học sinh hiểu được khái niệm, vai trò của công thức trong excel.

- Biết cách nhập công thức vào ô tính.

- Học sinh biết vận dụng các công thức trong sách giáo khoa để làm các bài toán cụ thể.

2. Yêu cầu:

- Học sinh phải biết nhập và sử dụng công thức trên trang tính.

- Biết làm các bài toán cụ thể.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

 Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, máy tính, và các bảng phụ.

2. Học sinh:

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1287 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 19: Lập công thức để tính toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 19: LẬP CÔNG THỨC ĐỂ TÍNH TOÁN I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1. Mục đích: - Giúp học sinh hiểu được khái niệm, vai trò của công thức trong excel. - Biết cách nhập công thức vào ô tính. - Học sinh biết vận dụng các công thức trong sách giáo khoa để làm các bài toán cụ thể. 2. Yêu cầu: - Học sinh phải biết nhập và sử dụng công thức trên trang tính.. - Biết làm các bài toán cụ thể. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, máy tính, và các bảng phụ. 2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, máy tính điện tử. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC. - Giáo viên sử dụng phương pháp gợi mở cho học sinh là chủ yếu, kết hợp với các bài tập để học sinh làm qua đó học sinh nắm được các kiến thức một cách nhanh chóng. - Kết hợp học lí thuyết tới đâu thực hành tới đó. - Sử dụng máy chiếu projector. IV. NỘI DUNG BÀI DẠY. 1. Hoạt động 1: Sử dụng công thức: a. Mục tiêu: là giúp cho HS hiểu và sử dụng các công thức vào bảng tính để làm các bài toán. b. Nội dung: Các ví dụ: - Ví dụ 1: Tính trung bình cộng của 2 số a, b ( 9, 7) ta sử dụng công thức sau: m= (a+b)/2 (hay (9+7)/2). - ví dụ 2: Tính diện tích của hình tròn có bán kính r ta sử dụng công thức sau: S = л* r2 . Với r = 10 thì diện tích hình tròn là: S= 3.14*102 = 314. - Các kí hiệu sử dụng làm phép toán trong công thức: Kí hiệu Ý nghĩa Ví dụ + Phép cộng 3+6 - Phép trừ 3-1 * Phép nhân 3*5 / Phép chia 10/3 ^ Phép lấy luỹ thừa 3^3 % Phép lấy phần trăm 5%=0.05 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH. Trong quá trình học ta đã biết cách tính điểm trung bình của môn học. -Vậy để tính điểm trung bình của các số ta làm thế nào? ( cụ thể là 2 số 9 và 7) - Muốn tính diện tích hình tròn ta làm thế nào? Cho ví dụ: Khi đưa chúng vào excel thì chúng trở thành các công thức để tính toán trên bảng tính. - để tính toán với công thức trong bảng tính thì ta chỉ cần nhập công thức (vế phải) vào ô tính. Sau đó ô tính sẻ hiện kết quả. Lưu ý: Để nhập công thức vào một ô nhớ trước hết phải có dấu bằng : = . Có các kí hiệu được sử dụng làm phép toán bao gồm: +, -, *, /, ^, %.... Ví dụ các bước thực hiện khi nhập công thức vào ô tính ta làm như sau: 4.nhấn enter. 1. chọn ô cần nhập công thức  A  B  C = (18+3)/7+(4-2)^2*5I 3.Nhập công thức 2.Gõ dấu = Từ ví dụ trên hãy điền các thao tác cần thực hiện khi nhập ccông thức vào ô tính trong bảng sau: Ta cộng các số đó với nhau và chia cho tổng các số được cộng. (a+b)/2. (9+7)/2=8. - S= л*r2. VD: r = 10. Khi đó : S= 3.14*102 = 314. Điền các thao tác vào rong ô. Bước Thao tác 1 2 3 4 2. Hoạt động 2: Sử dụng địa chỉ ô và khối trong công thức: a. mục tiêu: giúp học sinh biết cách chọn một ô nhớ hoặc một khối trong công thức. b. Nội dung: 1. Địa chỉ của ô, hàng, cột và khối. - Định nghĩa khối: là một nhóm các ô liền nhau tạo thành hìng chữ nhật. khối có thể là một ô , một hàng, một cột, một phần của hàng hoặc một phần của cột. Định nghĩa của hàng, cột và khối như sau: Địa chỉ của Mô tả Ví dụ Hàng Cặp số đánh thứ tự của hàng được phân cách bởi dấu (:) 1:1; 12:12 Cột Cặp chữ đánh thứ tự của cột được phân cách bởi dấu ( :) B:B; AM:AM Khối Cặp địa chỉ của ô góc tên bên trái và góc dước bên phải đước phân cách bởi dấu hai chấm ( : ). B3:D4; A1:G14 Chú ý: để chọn khối ta kéo thả chuột từ một ô góc đến ô ở góc đối diện. Ô được chọn đầu tiên sẽ là ô được kích hoạt. Một số địa chỉ của hàng, cột, và khối được minh hoạ trên hình 4.14 Ô đang được kích hoạt Cột F, Địa chỉ F:F A B C D E F G 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Hàng 8, địa chỉ 8:8 Địa chỉ của ô, hàng, cột và khối. 2. Nhập địa chỉ vào công thức. -Khi nhập địa chỉ của ô hay khối vào công thức ta gõ trực tiếp từ bàn phím như bất cứ ki tự nào khác. Ví dụ: ta gõ = B1+B2. - Ngoài ra thay vì gõ trực tiếp ta co thể dùng chuột để nháy ô hoặc khối có địa chỉ cần nhập. khi nháy chuột ở một ô để nhập địa chỉ, xuất hiện một đường viềnchuyển động quanh ô có địa chỉ đó. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỌNG CỦA HỌC SINH Định nghĩa lại địa chỉ của ô tính. Để nhanh chóng cập nhật kết quả tính toán người ta dùng địa chỉ của hàng, cột, khối, trong công thức. Đọc sách giáo khoa và hãy cho biết địa chỉ của cột, hàng, khối là gì? - Hàng, cột , khối khác nhau ở chổ nào? - Em hãy cho một ví dụ và nhập công thức để tính dữ liều của một số ô trong hàng hay trong cột? -Chú ý: vì hàng và cột là các khối đặc biệt nên từ đây về saukhi nói khối hoặc địa chỉ khối còn bao hàm cả hàng và cột hoặc cả địa của hàng và cột. - Khi nhập địa chỉ vào công thức thì có mấy cách nhập? đó là những cách nào?cho ví du? Trả lời câu hỏi của giáo viên Các HS khác chú ý theo dõi để bổ sung. Đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi của giáo viên. - hàng là chỉ lấy 1 hàng. Cột là chỉ lấy một cột, còn khối là lấy nhiều hàng và nhiều cột. VD: Tính B1, B2, B3, =B1+B2+B3. Học sinh trả lời từng câu hỏi của giáo viên và cho ví dụ. Các HS khác chuys và bổ sung theo gợi ý của giáo vien. 3. Hoạt động 3: Thực hành: a. Mục tiêu: giúp học sinh vận dụng lí thuyết vào việc giải các bài toán cụ thể ở trong excel. b. Nội dung. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GV: Hướng dẫn HS vào MS excel và mở một bảng tính trống. HS: làm theo hướng dẫn của giáo viên sau đó nhập các công thức trong sách giáo khoa vào bảng tính đã được mở sẳn. Chú ý kết quả và so sánh với kết quả của giáo viên. Bài 1: Khởi động chương trình bảng tính với trang tính mới và nhập các công thức trong SGK: GV: Hướng dẫn HS mở bảng tính đã được lưu sẵn trong máy.và yêu cầu học sinh nhập các công thức. HS: Mở theo hướng dẫn của giáo viên và nhập công thức sau đó kiểm tra kết quả với kết quả của giáo viên và của cả lờp. GV: Trong bài này có máy cách nhập địa chỉ? Và trong bài 2 này thì thực hiện được cách nhập nào? Vì sao? HS: có 2 cách nhập địa chỉ. Bài này không sử dụng địa chỉ khối trong công thức. Bài 2:nhập công thức với địa chỉ ô hoặc khối. mở bảng tính điểm đã có sẵn và nhập cac công thức trong SGK. GV: Yêu cầu HS mở một bảng tính đã có sẵn. GV: Muốn tính diện tích hình tròn ta làm thế nào? HS: Sử dụng công thức S= л*r2. GV: Tính nghiệm củ phương trình bậc nhất ax + b = 0 với a, b cho trước ta làm thế nào? HS: nghiệm của phương trình là x= -b/a. Bài 3: tính toán với công thức trên bảng tính. Mở trang đã có sẵn và nhập nhập dữ liệu vào trong hình như trong sách giáo khoa. GV: muốn tìm quảng đường của một vật rơi tự do ta làm thế nao? HS: sử dụng công thức S= ½*g* t2. Bài 4: lập trang tính và sử dụng công thức. GV: nhạp giá trị các hệ số a,b,c,dnằm ở các ô B4,B5, B6, B7. Nhập công thức tính đa thức vào các ô từ E5 đến E9. Bài 5: nhập công thức: mở bảng tính đã có sẵn và nhập và nhạp các công thức thích hợp vào các ô E5 đến E9 để tính giá trị của đa thức f(x)= ax3+bx2+cx+d. GV: Muốn làm bài toánnày ta sử dụng cong thức: an = a(1+q)n. Bài 6: lập và sử dụng công thức/\. V. CỦNG CỐ: - Sử dụng công thức: + các kí hiệu sử dụng để làm phép toán trong công thức. + các bước để nhập công thức. - Sử dụng địa chỉ khối và ô trong công thức.\ + địa chỉ ô, hàng, cột và khối. + Nhập địa chỉ vào công thức. Các câu hỏi trắc nghiệm: 1. Nhập công thức đúng vào bảng tính của biểu thức sau đây: (10+3)/2 +2.(15+32)/7. a. = (10+3)/2 +2*(15+3^2)/7. b. = 10+3/2+ 2*(15+3^2)/7. c. (10+3)/2 +2*(15+3^2)/7. 2. Có mấy cách nhập địa chỉ vào công thức: a. có 2 cách. b. có 3 cách. c. có 4 cách. d. có 5 cách. 3. Giả sử cần tính giá trị trung bình của 2 ô A1 và B2 sau đó chia cho C3. công thức nào trong các công thức sau đây đứng cú pháp. a. =(A1+B2)/2/C3 b. =(A1+B2/2)/C3. c. (A1+B2)/2/C3. d. =(A1+C3)/2/B2. 4. có mấy bước thao tác cần thực hiện khi nhập công thức vào ô tính. a. có 4 bước b. có 3 bước. c. có 5 bước d. có 2 bước. 5. cách thuéc để mở một bảng tính trong excel. a. Star Program MS office excel. b. Program MS office excel. c. Star program excel. 6. có mấy kiểu dữ liệu trên bảng tính. a. có 3 kiểu. b. có 2 kiểu. c. có 4 kiểu. d. có 5 kiểu. 7. khi muốn chọ một khối ở hàng 3 cột B đến hàng 6 cột C thì cách nào dưới đây là đừng. a. B3:C6. b. C3:B6. c. C6: B3. d. B6:C3.

File đính kèm:

  • doc19.DOC
Giáo án liên quan