Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 4: Mặt cắt và hình cắt (Tiếp theo)

1. Kiến thức:

- Hiểu khái niệm hình cắt, mặt cắt và công dụng của nó.

- Biết được các loại hình cắt, mặt cắt và cách vẽ.

2. Kỹ năng:

- Nhận biết và phân biết được các loại hình cắt và mặt cắt trên bản vẽ.

- Vận dụng và vẽ được hình cắt, mặt cắt đơn giản.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1448 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 4: Mặt cắt và hình cắt (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 4: MẶT CẮT VÀ HÌNH CẮT I. Mục Tiêu : 1. Kiến thức: Hiểu khái niệm hình cắt, mặt cắt và công dụng của nó. Biết được các loại hình cắt, mặt cắt và cách vẽ. 2. Kỹ năng: Nhận biết và phân biết được các loại hình cắt và mặt cắt trên bản vẽ. Vận dụng và vẽ được hình cắt, mặt cắt đơn giản. 3. Thái độ: Giáo dục tác phong tuân thủ đúng tiêu chuẩn. Học sinh yêu thích phương pháp biểu diễn. II. Chuẩn bị: 1.Chuẩn bị nội dung: Nghiên cứu bài 4 SGK. Đọc tài liệu tham khảo liên quan đến bài giảng. 2.Chuẩn bị phương tiện dạy học: Mô hình,tranh vẽ phóng to Hình 4.1 và 4.2 SGK. III. Trọng tâm Khái niệm hình cắt mặt cắt. Vẽ được hình cắt, mặt cắt. IV. Tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ Hoạt động Nội dung HS trả lời câu hỏi. Nhận xét. Gợi ý cho điểm . - Sự khác nhau của PPCG 1 và PPCG 3 như thế nào? Hoạt động 2: Nội dung bài giảng Hoạt động Nội dung I. Khái Niệm Về Mặt Cắt Và Hình Cắt Đối với những vật thể có nhiều phần rỗng bên trong như: lỗ, rãnh, nếu dùng hình chiếu để biểu diễn thì hình vẽ có nhiều nét đứt, làm cho bản vẽ không rõ ràng,sáng sủa. Vì vậy,trên các bản vẽ kĩ thuật thường dùng mặt cắt và hình cắt để biểu diễn hình dạng và cấu tạo bên trong vật thể. Có thể dùng các câu hỏi sau: - Vật thể có hình dạng như thế nào? Mặt phẳng cắt và mặt phẳng hình chiếu có mối quan hệ như thế nào? Mặt phẳng cắt cắt qua vị trí nào của vật thể? Dựa và hình vẽ, hãy mô tả cách xây dựng hình cắt, mặt cắt? II. Mặt cắt: Học sinh đọc sách giáo khoa, quan sát hình 4.2, 4.3, 4.4 và cho biết những điểm giống nhau và khác nhau giữa mặt cắt chập và mặt cắt rời. Gợi ý: vị trí vẽ, đường nét vẽ, phạm vi ứng dụng III. Hình Cắt: Học sinh thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi: Mặt phẳng cắt vật thể như thế nào? (toàn bộ, 1 nửa, hay 1 phần). Khi nào dùng loại hình cắt đó? Đường giới hạn mặt phẳng cắt được biểu diễn như thế nào? Giáo viên đánh giá, nhận xét và kết luận. I. Khái Niệm Về Mặt Cắt Và Hình Cắt Hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt (Mặt cắt được thể hiện bằng đường gạch gạch) ( Mặt cắt) Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt gọi là hình mặt (Hình Cắt) II. Mặt cắt: Mặt cắt dùng để biểu diễn hình dạng tiết diện vuông góc của vật thể. 1. Mặt cắt chập: Mặt cắt chập được vẽ ngay lên hình chiếu tương ứng, đường bao của mặt cắt chập được vẽ bằng nét liền mảnh. Hình 4.3. Mặt cắt chập 2. Mặt cắt rời: Mặt cắt rời được vẽ ngoài ở hình chiếu, đường bao của mặt cắt rời được vẽ bằng nét liền đậm. III. Hình Cắt: 1. Hình cắt toàn bộ: Hình cắt sử dụng một mặt phẳng cắt và dùng để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể. Hình 4.5. Hình cắt toàn bộ 2. Hình cắt một nửa: Hình chiếu biểu diễn gồm một nữa hình cắt ghép với một nửa hình chiếu, đường phân cách là trục đối xứng vẽ bằng một nét gạch chấm mảnh. Hình cắt một nửa dùng để biểu diễn vật thể đối xứng. Hình 4.6. Hình cắt một nửa 3. Hình cắt cục bộ: Hình chiếu biểu diễn một phần vật thể dưới dạng hình cắt, đường giới hạn phần hình cắt vẽ bằng nét lượng sóng. Hình 4.7. Hình cắt cục bộ IV.Củng cố: Mặt cắt chập và mặt cắt rời khác nhau như thế nào? Hình cắt và mặt cắt dùng để làm gì? Phân biệt các loại hình cắt: Hình cắt toàn bộ, hình cắt một nửa và hình cắt cục bộ? Về nhà học bài, làm bài tập trong SGK bài 1, 2 trang 24 và 25 bà xem trước bài5:“Hình Chiếu Trục Đo”.

File đính kèm:

  • docbai 4.doc
Giáo án liên quan