. Mục tiêu
Qua bài giảng HS phải.
- Biết được nhiệm vụ,cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng.
- Đọc được sơ đồ khối hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong ĐC xăng.
- Có ý thức tìm hiểu và liên hệ bài học với thực tế.
B. Chuẩn bị bài dạy
1.Chuẩn bị của giáo viên:
6 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1239 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài số: 27: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trương THPT Lý Nhân Giáo án:
Bộ môn: Công nghệ lớp 11 Số tiết : 01
giáo án lí thuyết
Bài số: 27
Tên bài: hệ thống cung cấp nhiên liệu và không
khí trong động cơ xăng.
A. Mục tiêu
Qua bài giảng HS phải.
- Biết được nhiệm vụ,cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng.
- Đọc được sơ đồ khối hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong ĐC xăng.
- Có ý thức tìm hiểu và liên hệ bài học với thực tế.
B. Chuẩn bị bài dạy
1.Chuẩn bị của giáo viên:
a. Nội dung :
- Nội dung bài 27 chủ yế là các kiến thức về nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu.
- Các kiến thức liên quan.
b. Chuẩn bị phương tiện :
- Đề cương giáo án.
- Sơ đồ cấu tạo hệ thống cung cấp nhiên liệu trong động cơ xăng.
- Tranh vẽ phóng to các hình trong SGK 27.1 ; 27.2
2.Chuẩn bị của học sinh.
- Tìm hiểu trước nội dung bài 27 trong SGK.
- Mang đầy đủ đồ dùng học tập.
C. Tiến trình tổ chức dạy học
1.ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi:
1/ Nêu nhiệm vụ, phân loại hệ thống làm mát?
2/Trình bày nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức?
3.Dạy bài mới:
*Đặt vấn đề vào bài mới :
Để động cơ làm việc được cần phải cấp nhiên liệu và không khí cho nó theo một lưu lượng, tỉ lệ, qui cách và thời điểm thích hợp. Bộ phận thực hiện nhiệm vụ này được gọi là hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí.Chúng ta hãy nghiên cứu bài 27: “ Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng ”
*Nội dung tiết học :
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệm vụ và phân loại hệ thống .
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Tìm hiểu nhiệm vụ của hệ thống:
- GV cần làm rõ hai ý:
+ Để động cơ làm việc được cần phải cấp cho nó hòa khí (hỗn hợp xăng - không khí).
+ ở mỗi chế độ làm việc, động cơ đòi hỏi phải được cung cấp hòa khí có lượng và tỉ lệ hòa trộn (xăng - không khí) khác nhau.
Cụ thể là :
ăLúc khởi động, tỉ lệ xăng và không khí là .
ăLúc chạy bình thường, tỉ lệ xăng và không khí là .
ăLúc chạy cầm chừng (không tải), tỉ lệ xăng và không khí là.
ăLúc chạy tăng tốc (quá tải), tỉ lệ xăng và không khí là.
- HS : trú ý nghe giảng và ghi chép những ý hiểu vào vở.
- GV nên lưu ý có nhiều cách phân loại dựa theo các dấu hiệu khác nhau. ở đây phân loại theo cấu tạo bộ phận tạo thành hòa khí, hệ thống được chia ra 2 loại.
Ngoài ra, người ta còn căn cứ vào cách cung cấp nhiên liệu để phân loại, gồm : Loại tự chảy (không có bơm xăng) ; loại cưỡng bức (có bơm xăng).
-HS :tập trung nghe giảng và ghi chép bài.
I/ Nhiệm vụ và phân loại
1.Nhiệm vụ
Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí (còn gọi là HTNL) trong động cơ xăng có nhiệm vụ cung cấp hoà khí (hỗn hợp xăng và không khí) sạch vào xilanh động cơ. Lượng và tỉ lệ hoà khí phải phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ.
2. Phân loại
Theo cấu tạo bộ phận tạo thành hoà khí, hệ thống được chia ra 2 loại :
- Hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí.
- Hệ thống nhiên liệu dùng vòi phun (còn được gọi là hệ thống phun xăng).
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV sử dụng hình 27.1 giới thiệu cấu tạo của hệ thống. Chủ yếu nêu khái quát tên gọi và nhiệm vụ của các bộ phận chính: thùng xăng, bơm xăng, bầu lọc xăng, BCHK (còn gọi là cacbuaratơ) và bầu lọc khí.
- GV : Có thể sử dụng một số câu hỏi sau:
+ Tại sao HTNL trên xe máy lại không có bơm xăng ?
-HS : Liên hệ với thực tế để trả lời câu hỏi.
+ Trong hệ thống, bộ phận nào là quan trọng nhất ? (Bộ chế hoà khí).
- HS : Nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi và ghi bài.
- GV cần đưa sơ đồ BCHK đơn giản để giải thích nguyên lý làm việc của hệ thống.
1.Vòi phun; 2.Họng khuếch tán;
3.Bướm ga; 4.Giclơ; 5.Phao xăng;
6.Buồng phao; 7.Van kim;
8.ống dẫn xăng; 9.Lỗ thông khí; 10.Bướm gió;
- HS: Tập chung nghe giảng và ghi bài.
II/Hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí
1. Cấu tạo của hệ thống
Cấu tạo của hệ thống (hình 27.1) gồm một số bộ phận chính là:
- Thùng xăng để chứa xăng;
- Bầu lọc xăng để lọc sạch cặn bẩn lẫn trong xăng;
- Bơm xăng làm nhiệm vụ hút xăng từ thùng chứa đưa tới bộ chế hoà khí;
- Bộ chế hoà khí làm nhiệm vụ hoà trộn xăng với không khí tạo thành hoà khí với tỉ lệ phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ;
- Bầu lọc khí để lọc sạch bụi bẩn lẫn trong không khí.
Thùng
xăng
Bầu lọc
xăng
Bơm xăng
Bộ chế
hòa khí
Bầu lọc
khí
Xi-lanh
Đường xăng
Đường không khí
Đường hòa khí
Hình 27-1
Sơ đồ khối hệ thông nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí
2. Nguyên lí làm việc của hệ thống
Khi động cơ làm việc, xăng được bơm xăng hút từ thùng xăng đưa lên buồng phao của bộ chế hoà khí. Khi qua bầu lọc, xăng được lọc sạch cặn bẩn.
ở kì nạp, pit-tông đi xuống tạo sự giảm áp suất trong xilanh. Do chênh áp, không khí được hút qua bầu lọc khí rồi qua họng khuếch tán của bộ chế hoà khí.Tại đây, vận tốc dòng khí tăng, áp suất giảm nhỏ hơn áp suất buồng phao.Do sự chênh lệch áp suất mà xăng được phun vào họng khuếch tán dễ dàng, đồng thời xăng gặp vận tốc dòng khí lớn nên bị xé nhỏ dưới dạng sương mù tạo thành hỗn hợp xăng-không khí.Hoà khí theo đường ống nạp đi vào xilanh của động cơ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống phun xăng
Thùng
xăng
Bầu lọc
xăng
Bơm xăng
Bộ điều chỉnh
áp suất
Bầu lọc
khí
Xi-lanh
Vòi phun
Đường
ống nạp
Bộ điều
khiển phun
Các cảm
biến
Đường xăng Đường tín hiệu điều khiển phun
Đường không khí Đường xăng hồi
Đường hòa khí
Hình 27-2. Sơ đồ hệ thống phun xăng
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV sử dụng hình 27.2 giới thiệu cấu tạo của hệ thống. Chủ yếu nêu khái quát tên gọi và nhiệm vụ của các bộ phận chính. Để HS dễ hiểu, có thể giải thích một cách đơn giản mấy bộ phận sau:
+ Bộ điều chỉnh áp suất làm việc như van an toàn của bơm dầu bôi trơn. Khi nào áp suất xăng ở vòi phun lớn quá giá trị đã định thì bộ điều chỉnh sẽ mở để một phần xăng chảy về thùng xăng.
+ Vòi phun giống như là một cái van mà việc đóng mở do bộ phận điều khiển phun quyết định; còn bộ điều khiển phun làm việc theo chế độ đã định và có thay đổi chút ít khi các thông tin thu được từ các cảm biến có thay đổi.
+ Các cảm biến có nhiệm vụ thông báo cho bộ điều khiển phun tình trạng, trạng thái, chế độ làm việc của động cơ như nhiệt độ nước làm mát, số vòng quay trục khuỷu, độ mở của bướm ga v.v...
- HS : trú ý nghe giảng và ghi bài.
- GV: Có thể sử dụng một số câu hỏi sau:
+ Tại sao hệ thống lại phải có bộ điều chỉnh áp suất ?
+ Tại sao hệ thống lại phải có các cảm biến ?
-HS:Nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi thầy đặt ra.
- GV sử dụng hình 27.2 để lý giải và dẫn dắt HS tìm hiểu nguyên lí làm việc của hệ thống. Có mấy điểm cần lưu ý như sau:
+ Hệ thống có 5 mạch:
1.Mạch xăng tính từ thùng xăng, qua bầu lọc xăng, bơm xăng, bộ điều chỉnh áp suất tới đường ống nạp;
2.Mạch xăng hồi từ bộ điều chỉnh áp suất về thùng xăng;
3.Mạch không khí tính từ bầu lọc khí tới đường ống nạp;
4.Mạch hoà khí tính từ đường ống nạp tới xilanh;
5.Mạch điện tính từ các cảm biến, qua bộ điều khiển phun tới vòi phun.
+ Việc hút khí vào xilanh vẫn do sự giảm áp trong xilanh khi pit-tông đi xuống ở kì nạp.
+ Xăng được vòi phun phun vào đường ống nạp.
+ Vòi phun có thể phun 1 lần hoặc vài lần trong một chu trình nhưng tổng lượng xăng phun trong một chu trình không phụ thuộc vào số lần phun (xem thêm phần thông tin bổ sung).
- HS: Tập chung nghe giảng và ghi bài.
III/Hệ thống phun xăng
1. Cấu tạo của hệ thống
Ngoài một số bộ phận tương tự hệ thống dùng bộ chế hoà khí, ở hệ thống phun xăng có cấu tạo thêm một số bộ phận chính là:
- Bộ điều khiển phun: điều khiển chế độ làm việc của vòi phun để hoà khí có tỉ lệ phù hợp với chế độ làm việc của động cơ. (Bộ điều khiển nhận tín hiệu từ các cảm biến đo các thông số như nhiệt độ động cơ, số vòng quay của trục khuỷu, độ mở của bướm ga, ... xử lí thông tin và phát tín hiệu điều khiển chế độ làm việc của vòi phun).
- Bộ điều chỉnh áp suất: giữ áp suất xăng ở vòi phun luôn ở một trị số nhất định trong suốt quá trình làm việc.
- Vòi phun: có cấu tạo như một chiếc van, được điều khiển bằng tín hiệu điện.
2.Nguyên lí làm việc của hệ thống
Khi động cơ làm việc, không khí được hút vào xilanh ở kì nạp cũng nhờ sự chênh áp.
Nhờ bơm xăng và bộ điều chỉnh áp suất, xăng ở vòi phun luôn có áp suất nhất định. Quá trình phun xăng của vòi phun được điều khiển bởi bộ điều khiển phun. Nhờ quá trình phun được điều khiển theo nhiều thông số về tình trạng và chế độ làm việc của động cơ nên hoà khí luôn có tỉ lệ phù hợp với yêu cầu của động cơ.
Hệ thống nhiên liệu dùng vòi phun tuy có cấu tạo phức tạp nhưng có nhiều ưu điểm nổi bật như : cho phép động cơ thay đổi vị trí trong không gian một cách tùy ý, tạo hoà khí có lượng và tỉ lệ phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ,... Nhờ vậy, quá trình cháy diễn ra hoàn hảo hơn, hiệu suất động cơ cao hơn và giảm ô nhiễm môi trường tốt hơn.
4.Tổng hợp - Đánh giá:
- GV tổng hợp bài học theo đề mục và yêu cầu HS đọc hình vẽ và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Yêu cầu HS đọc thêm phần thông tin bổ sung về BCHK.
- Đọc trước bài 28-SGK
D. Nhận xét và rút ra kinh nghiệm bài giảng.
Thông qua tổ bộ môn Giáo viên hướng dẫn Ngày tháng năm 2009
Người soạn
Đinh Hữu Quân
File đính kèm:
- bai 27 (2).doc