Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Số tiết: 01 - Bài 29: Hệ thống đánh lửa

A. Mục tiêu

Sau khi học xong tiết học, người học có khả năng:

- Trình bày được nhiệm vụ và phân loại hệ thống đánh lửa

- Trình bày được cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm.

- Phân biệt được các chi tiết chính của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm.

- Có ý thức liên hệ thực tiễn.

B. Công tác chuẩn bị

 

doc6 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 963 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Số tiết: 01 - Bài 29: Hệ thống đánh lửa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Triệu Quang Phục Giáo án số: 36 Tổ Tự Nhiên Số tiết: 01 BÀI 29: HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA Mục tiêu Sau khi học xong tiết học, người học có khả năng: Trình bày được nhiệm vụ và phân loại hệ thống đánh lửa Trình bày được cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm. Phân biệt được các chi tiết chính của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm. Có ý thức liên hệ thực tiễn. Công tác chuẩn bị Giáo viên: Chuẩn bị nội dung: Nghiên cứu SGK, SGV và một số tài liệu tham khảo có liên quan tới bài dạy. Chuẩn bị phương tiện: Tranh vẽ liên quan tới bài dạy, nếu có các đoạn video về bài dạy thì chuẩn bị máy tính, máy chiếu Học sinh: Nghiên cứu trước nội dung bài 29 SGK và chuẩn bị đồ dùng học tập Tiến trình lên lớp Ổn định lớp: (Thời gian: 1 phút) Phát vấn lớp trưởng Kiểm tra sĩ số: Lớp 11 A1 Lớp 11A2 Lớp 11A3 Sĩ số: . . Vắng: .. .. Kiểm tra bài cũ:( Thời gian :3 phút) Câu hỏi: Vẽ sơ đồ khối và trình bày nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu trong động cơ điezel Bài mới Đặt vấn đề (2 phút) Như chúng ta đã biết, động cơ điêzel ở quá trình cháy thì nhiên liệu tự bốc cháy ở cuối kì nén do áp suất và nhiệt độ cao. Còn quá trình cháy ở động cơ xăng diễn ra do bugi bật tia lửa điện để đốt cháy hoà khí ở cuối kì nén. Vậy quá trình bugi bật tia lửa điện để đốt cháy hoà khí ở động cơ xăng diễn ra như thế nào, chúng ta đi cùng nghiên cứu bài 29 “Hệ thống đánh lửa”. Nội dung bài mới Nội dung Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động học của học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa Hệ thống đánh lửa có nhiệm vụ tạo tia lửa điện cao áp để châm cháy hòa khí trong xilanh động cơ xăng đúng thời điểm. -GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau: ?Em hãy cho biết hệ thống đánh lửa có nhiệm vụ gì? ?Em hiểu thế nào là tia lửa điện cao áp? ?Giá trị điện áp đánh lửa? GV: Điện áp đánh lửa có giá trị từ 16 đến 25 KV ?Bugi đánh lửa vào thời điểm nào? ?Tại sao phải đánh lửa đúng thời điểm? -GV nhận xét và kết luận -HS suy nghĩ trả lời câu hỏi TL: Tia lửa điện cao áp là tia lửa có điện áp cao. TL: Cuối kì nén TL:Để công suất của động cơ là lớn nhất. Hoạt động 2: Tìm hiểu phân loại của hệ thống đánh lửa Phân loại theo cấu tạo của bộ chia điện Hệ thống đánh lửa được chia làm 2 loại: -Hệ thống đánh lửa thường +Hệ thống đánh lửa có tiếp điểm -Hệ thống đánh lửa điện tử(bán dẫn) +Hệ thống đánh lửa điện tử có tiếp điểm +Hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm. -GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: ? Căn cứ vào đâu để phân loại hệ thống đánh lửa? ?Có mấy loại hệ thống đánh lửa, đó là những loại nào? GV giảng: - Hệ thông đánh lửa thường không có bộ phận điều khiển bằng điện tử mà dùng cam điều khiển. - Hệ thông đánh lửa điện tử (bán dẫn) có bộ phận điều khiển bằng các thiết bị điện tử. ? Quan sát sơ đồ em hãy cho biết hệ thống đánh lửa điện tử có mấy loại đó là những loại nào? - GV: Hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm có nhiều ưu điểm nên được sử dụng rộng rãi (các động cơ ô tô như hiện nay). -HS suy nghĩ để trả lời các câu hỏi -HS nghe giáo viên giảng -HS ghi bài -HS quan sát sơ đồ và trả lời câu hỏi -HS nghe giảng Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm. 1:Man-nhê-tô: WN,WĐK các cuộn dây Stato của Man-nhê-tô, cuộn WĐK đặt ở vị trí sao cho khi tụ CT tích đầy điện thì WĐK có điện áp cao nhất. 2:Biến áp đánh lửa : tăng điện áp thấp của máy phát điện thành điện áp cao để phóng tia lửa điện trên bugi. 3.Bugi có nhiệm vụ bật tia lửa điện châm cháy hòa khí 4.Khóa điện có tác dụng cấp hoặc ngắt dồng cao áp đưa tới bugi đanh lửa. -Bộ chia điện: thực hiện nhiệm vụ chia điện, gồm 2 điôde thường để nắn dòng điện xoay chiều thành 1 chiều, 1 tụ điện tích điện và 1 điôde điều khiển(chỉ mở và phân cực thuận khi có điện áp dương đặt vào cực điều khiển) -GV cho HS quan sát sơ đồ nguyên lí của hệ thống và hỏi: ? Quan sát hình 29.2 hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm em hãy cho biết hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm cấu tạo gồm những bộ phận nào? -GV nhận xét câu trả lời - GV: Giới thiệu các bộ phận trong hệ thống, hình 29.2 -HS quan sát sơ đồ -Suy nghĩ trả lời câu hỏi TL:Gồm 5 bộ phận: 1.Ma-nhê-tô 2.Biến áp đánh lửa 3.Bugi 4.Khóa điện 5.Bộ chia điện -HS nghe giảng Hoạt động 4: Tìm hiểu nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm *Khi khóa K(4) mở, roto của manheto quay -Ở nửa chu kì dương: Nhờ có điôt Đ1 cực (+) nguồn được đặt vào cuộn WN, cực (-)nguồn đặt vào cuộn WĐK , lúc này tụ CT được nạp đầy điện do điôt ĐĐK vẫn ở chế độ khóa. -Ở nửa chu kì âm: Nhờ có điôt Đ2 cực (+)nguồn được đặt vào cuộn WĐK , cực (-)nguồn đặt vào cuộn WN , lúc này có dòng điện đặt vào cực điều khiển của điôt điều khiển khi đó ĐĐK thông nên tụ CT được phóng điện , dòng điện phóng của tụ đi như sau: Cực (+) của tụ CT ĐĐK “Mát” W1 Cực (-) của tụ CT . -Do dòng điện phóng qua cuộn sơ cấp W1 có trị số lớn với thời gian ngắn nên ở cuộn thứ cấp W2 xuất hiện sức điện động lớn làm cho bugi bật tia lửa điện đốt cháy nhiên liệu. *Khi muốn tắt động cơ, ta đóng khóa 4, dòng điện từ cuộn WN ra “mát”, hệ thống đánh lửa ngừng hoạt động. -GV cho HS quan sát sơ đồ nguyên lí của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm. ?Theo em biến áp đánh lửa làm việc trên hiện tượng vật lí nào? -GV nhận xét -GV giảng về nguyên lí làm việc của hệ thống. -GV gọi HS lên trình bày nguyên lí làm việc của hệ thống. -GV nhận xét, đánh giá câu trả lới của HS -GV trình bày lại nguyên lí làm việc cho HS ghi bài. ?Nếu không có tụ thì sẽ xảy ra hiện tượng gì? -GV: Nếu không có tụ dòng điện qua w1 thời gian dài như vậy SDD cảm ứng nhỏ không đủ lớn để phóng qua khe hở bugi nên không xảy ra hiện tượng đánh lửa. -HS quan sát sơ đồ -HS suy nghĩ trả lời câu hỏi TL: Hiện tượng cảm ứng điện từ. -HS nghe giảng -HS lên trình bày nguyên lí làm việc của hệ thống. -HS ghi bài -HS suy nghĩ trả lời câu hỏi -HS nghe GV giảng Hoạt động 5: Tổng kết và củng cố bài học -Tổng kết -GV tóm tắt lại những nội dung chính của bài học mà HS cần ghi nhớ -HS nghe và ghi nhớ các nội dung chính của bài học -Củng cố bài học -GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trong SGK -Hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin bổ sung trong SGK -Yêu cầu HS về nhà học bài cũ và nghiên cứu trước bài mới. -HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi trong SGK dưới sự hướng dẫn của GV -HS tìm hiểu thông tin bổ sung -HS nghe dặn dò của GV. THÔNG QUA TỔ BỘ MÔN NGƯỜI SOẠN NGUYỄN THỊ HẢI YẾN

File đính kèm:

  • doche thong danh lua.doc
Giáo án liên quan