Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, học sinh có khả năng sau:
+Kiến thức:Trình bày được nhiện vụ, phân loại cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra và sửa chữa thân máy.
+Kỹ năng:Tháo lắp, nhận dạng, kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng của thân máy đúng quy trình, quy phạm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định và đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện công việc.
+Thái độ: Tác phong công nghiệp ; thói quen hành nghề và có thể biểu đạt bởi sự:
- Hình thành lòng yêu nghề , quí trọng lao động.
- Thói quen đúng giờ.
6 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1123 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Sửa chữa thân máy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN LÝ THUYẾT SỐ: 1 Thời gian thực hiện: Lớp: CN ÔTÔ 2N Số giờ đã giảng: Thời gian: 5giờ Thực hiện ngày tháng năm 2008
TÊN BÀI: SỬA CHỮA THÂN MÁY
Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, học sinh có khả năng sau:
+Kiến thức:Trình bày được nhiện vụ, phân loại cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra và sửa chữa thân máy.
+Kỹ năng:Tháo lắp, nhận dạng, kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng của thân máy đúng quy trình, quy phạm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định và đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện công việc.
+Thái độ: Tác phong công nghiệp ; thói quen hành nghề và có thể biểu đạt bởi sự:
- Hình thành lòng yêu nghề , quí trọng lao động.
- Thói quen đúng giờ.
- Kỹ thuật, kỷ luật lao động chính xác.
I. ỔN ĐỊNH LỚP: Thời gian: 4’
- Số học sinh vắng:.Tên: .
...
...
II. KIỂM TRA BÀI CŨ: Thời gian: 4’
Câu hỏi kiểm tra:
Dự kiến học sinh kiểm tra:
Tên
Điểm
III. GIẢNG BÀI MỚI: Thời gian:
Đồ dùng và phương tiện dạy học:
Hồ sơ chuyên môn:
Phấn, Giáo án,.
Nội dung, phương pháp: Phương pháp thuyết trình, giảng giải, phân tích, đàm thoại.
TT
NỘI DUNG GIẢNG DẠY
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Thời gian
Giáo viên
Học sinh
1
Thân máy: Thân động cơ(Thân xilanh) làm bằng nhôm hoặc gang xám, nó là chi tiết chính của động cơ. Tất cả các mặt lắp ghép của thân động cơ đều phải gia công cơ. Điều kiện kỹ của nó quyết định đến sự chính xác của vị trí giữa các chi tiết rời với nhau và sự làm việc chính xác của các cơ cấu. Sau một thời gian sử dụng lâu các mặt lắp ráp qua nhiều lần tháo lắp điều bị mòn và biến dạng. Tất cả những điều này đều ảnh hưởng lớn đến động cơ, do đó ngoài việc sửa chữa những nơi bị hư hỏng của thân máy, còn phải kiểm tra và sửa chữa các mặt tiếp xúc.
? Nhiệm vụ:
Thân động cơ, nắp máy, đỉnh piston tạo thành buồng đốt động cơ.
Thân động cơ là chi tiết chính để gá lắp các chi tiết khác của động cơ. Nên động cơ chịu toàn bộ trọng lượng của các chi tiết lắp trên nó, đồng thời chịu những lực không cân bằng do quá trình hoạt động của máy gây ra (rung động, va đập, nén, nhiệt độ v.v...)
? Phân loại: Thường trong ôtô máy kéo dựa vào cách chịu lực mà người ta phân các loại thân máy sau (có 3 loại):
a) Thân xilanh chịu lực: Thân máy và nắp máy liên kết với nhau bằng gudông. Loại này làm thân máy chịu lực kéo. Lực khí thể tác dụng lên nắp máy truyền qua các gudông cấy ở thân máy. (Xilanh là khối liền với thân máy).
b) Loại vỏ thân chịu lực: Thân máy và nắp máy cũng liên kết nhau bằng gudông. Loại này sơ mi xilanh được chế tạo riêng rồi lắp vào thân máy. Sơ mi xilanh bị mòn, tháo ra và thay cái mới nên rất tiện lợi.
c) Loại gudông chịu lực: Người ta dùng gudông liên kết thân máy, nắp máy và cacte lại với nhau nên lực khí thể làm kéo dãn gudông.
Loại này dùng nhiều ở các động cơ làm mát bằng gió và các động cơ chữ V.
? Cấu tạo: Những đặc điểm cơ bản
Nhiều xilanh được đúc dính liền với nhau một khối được gọilà thân máy hoặc khối xilanh tuỳ theo hình thức cấu tạo các xilanh được đúc thẳng hàng mmọt dãy hay chữ V. Khối xi lanh chỉ dùng cho động cơ làm mát bằng nước, nó còn đóng vai trò như thân máy: là nơi để lắp các bọ phận phụ thuộc khác như Delco, bơm xăng, máy phát điện.
Khối xilanh được đúc bằng gang xám có pha CrômNiken để chống sự mòn khuyết, Lòng xilanh được tiện tròn và mài bóng( sự sai lệch kích thước không quá0,01” ). Có loại động cơ khối xilanh được đúc bằng nhôm để nhẹ và truyền nhiệt tốt, trong trường hợp này các xilanh được chế tạo rời từng ống và tra ép vào khối máy.
Đối với những động cơ lớn(Tĩnh tại, máy kéo, tàu thuỷ) thì khối xilanh được bào phẳng ở phía trước để ráp vào catte trên ( để tháo ráp, kiểm tra, sửa chữa) . Đối với động cơ nhỏ, trung bình thì hai bộ phận trên thường đúc liền thành một khối mặt trên khối xilanh được bào phẳng để ráp kín với nắp máy.
Đối với động cơ làm mát bằng nước thì xung quang xilanh người ta đúc các bọng nước (chiều cao bọng nước bằng 2/3 chiều dài lót xilanh). Nước làm mát từ bơm nước sẽ chạy vào trong các bọng nước xung quanh xilanh, rồi đi lên các bọng nước xung quanh buồng đốt ở nắp máy rồi trở về thùng chứa (qua van điều tiết nhiệt độ)
Đối với những động cơ làm mát bằng gió thì xung quanh xilanh có đúc thêm nhiều cánh mỏng tản nhiệt và xilanh được đúc rời từng chiếc một mà không dính với xatte trên. (Xilanh được đúc bằng gang hay nhôm kèm theo sơmi gang).
? Lót xilanh(Sơmi) được đúc bằng gang, có dạng ống hình trụ, có chiều dày từ 1 đến 3 mm và được ép vào thân máy. Dùng lót xilanh có ưu điểm là tiét kiệm vật liệu và thay thế sửa chữa nhanh chóng.(Khi lót xilanh mòn khuyết ta chỉ cần thay lót xilanh và thân máy được giữ lại).
E Lót xilanh khô: Thường được đúc bằng gang và gia công chính xác cả mặt ngoài và trong, đầu trên có đầu trên có gờ vai để ép vào khối máy(cao hơn mặt phẳng khối máy 0,01 đến0,02” và khe hở giữa mặt ngoài xilanh và lỗ thân máy0,010 đến0,015”) Lót xilanh khô được ép vào khối máy, không cần đệm kín vì nó không trực tiếp tiếp xúc với nước làm mát.
E Lót xilanh ướt: Đối với loại này lót xilanh trực tiếp xúc với nước làm mát nên mạt ngoài xilanh và lỗ trong thân máy không cần gia công chính xác. Loại này truyền nhiệt tốt hơn loại lót xilanh khô nhưng khi sử dụng phải có đệm làm kín nước (joăng nước) để tránh nước chảy xuống dưới catte nhớt.
Khi ép vào thân máy thì lót xilanh phải cao hơn mặt phẳng thân máy 0,02 – 0,03” và phải kiểm tra cẩn thận đệm kín trước trwocs khi ráp hoàn chỉnh máy và chạy rà.
a) Ổ trục khuỷu và bạc lót:
Trục khuỷu quay trên các ổ trượt hay các ổ bi đặt trong thân máy. Thông thường trong ôtô máy kéo dùng ổ trược, bởi vậy nắp ổ trục khuỷu thường chia hai nửa và liên kết lại bằng bulông hay gudông.
Bạc lót ổ trục khuỷu: Gồm hai nửa được lắp vào ổ trục khuỷu, lắp căng.
Mặt làm việc của lớp bạc lót được tráng lớp hợp kim chịu mòn, lớp hợp kim thường là babít, nền thiếc, babít nền chì, hợp kim đồng chì, hợp kim nhôm.
Bạc lót được cố định trong các ổ trục bởi các lỗ định vị hay “ lưỡi gà”.
Mặt làm việc của bặc lót còn xẻ các rãnh dầu để bôi trơn. Ngoài ra còn có các rãnh chống biến dạng (rãnh xẻ theo chiều dài của bạc lót).
b) Sơ mi xilanh (lót xilanh):
Xilanh có thể đúc liền một khối với thân máy nhưng thường bao giờ cũng có sơ mi xilanh. Nó là một ống bằng gang hay thép chế tạo chính xác và lắp vào thân máy.
Lót xilanh chịu tải trọng cơ học, tải trọng nhiệt và ăn mòn hoá học, bởi vậy yêu cầu phải đảm bảo:
Đủ bền chịu áp suất khí thể
Ma sát nhỏ
Chống ăn mòn hoá học ở nhiệt độ cao.
Không lọt khí và nước
Đảm bảo độ dãn nở tự do.
Mặt trong của lót xilanh được mài bóng. Độ côn và độ ovan cho phép: 0,01 ¸ 0,06 mm (với động cơ có đường kính xilanh D = 80 ¸ 450 mm).
Để năng cao độ chịu mòn lót xilanh người ta thường mạ lên mặt gương một lớp Crôm xốp với chiều dày 0,05 ¸ 0,25 mm.
Lót xilanh khô:
Là ống thép hay gang được gia công chính xác cả mặt trong và mặt ngoài rồi lắp vào thân máy.
Ưu điểm của lót xilanh khô:
Có độ cứng cao.
Không lọt khí rò nước
Lót xilanh ướt:
Lót xilanh ước được dùng phổ biến ở động cơ đốt trong. Lót xilanh tiếp xúc trực tiếp với nước làm mát nên hiệu quả làm mát cao.
Đặc điểm của lót xilanh ướt:
Khi làm việc không được xoay nhưng có thể dãn nở. Bởi vậy lót xilanh có vai tựa và mặt vai lắp cao hơn thân máy khoảng 0,05 ¸ 0,15 mm để khí lắp joint qui lát và nắp qui lát sẽ ép chặt không cho lọt khí (hình vẽ)
Để không lọt nước xuống cacte thường dùng vòng joint cao su lắp ở lót
Ưu điểm của lót xilanh ướt:
Làm mát tốt
Chế tạo thân máy dễ dàng
Thuận tiện cho việc sửa chữa, thay thế.
Nhược điểm:
Dễ rò nước xuống catte làm hỏng dầu nhờn.
Độ cứng vững kém hơn lót xilanh khô.
Khắc phục: Nhờ có joăng cao su
xilanh hoặc thân máy. Số lượng vòng joăng cao su từ 2 ¸ 3 chiếc.
Chiều dày của lót xilanh bằng thép từ 4 ¸ 7 mm, bằng gang dày 5 ¸ 9 mm.
3h
2
Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra, sửa chữa thân máy:
E Xilanh là một bộ phận bị mài mòn nhanh nhất trong quá trình làm việc của động cơ vì nó làm việc trong điều kiện ma sát với Piston và xécmăng mà bôi trơn và làm mát khó, luôn tiếp xúc với nhiệt độ và áp lực lớn, các chất ăn mòn. Do vậy, sau một thời gian làm việc xilanh sẽ bị mòn côn và ôvan.
E Khi lòng xilanh bị mòn khuyết thì động cơ sẽ mất sức nén và có các hiện tượng sau: Công suất động cơ giảm, động cơ tiêu thụ nhiều nhiên liêu và nhớt, khớ khởi động, động cơ thải nhiều khói hay nghẹt béc và chết buji.
E Khi lòng xilanh bị mòn khuyết thì sức nén động cơ ở 2 lần (một lần không mồi nhớt vào xilanh và một lần mồi nhớt vào xilanh qua lỗ buji và kim phun dầu rất khác nhau.
+ Mòn hình côn: Nếu cắt dọc một xilanh cũ ra ta thấy trên miệng xilanh có gờ là do giới hạn tận cùng của xécmăng trên cùng của Piston. Phía dưới gờ là nơi bị mài mòn nhiều, một độ mòn giảm dần xuống phía dưới vì phần trên khó bối trơn và nó luôn tiếp xúc với lực lớn của khí cháy.
+ Mòn hình ôvan:Do tình trạng tịnh tiến của Piston trong lòng xilanh, trong kỳ nén Piston đè mạnh trên lên thành xilanh bên phải đến thì nổ nhóm Piston lại đè mạnh lên thành bên trái của xilanh. Do vậy, đường kính lòng xilanh thẳng góc với trục khuỷu(cốt máy) chính là phần bị mài mòn trong quá trình nhómPoston chuyển động tịnh tiến trong lòng xilanh vì nó là phần hướng dẫn nhóm Piston chuyển động.
+ Kiểm tra: Dùng Panme đo trong ta xác định đường kính xilanh ngay dưới chớm gờ ( đo hai đường kính thẳng góc nhau. Tiếp tục đo như vậy ở mặt phẳng giữa khoảng chạy của Piston. Ta tuần tự đo từng xilanh và lập thành bảng kiểm tra như sau:
Thứ tự XL/ Độ mòn
1
2
3
4
5
6
Côn
Ovan
Độ côn : a – a’ = 007”
Độ ôvan: b – b’ = 003”
Kích thước xoáy lớn lòng xilanh (Phải thay luôn Piston và bạc xémăng theo kích thước sửa chữa mới) để sửa chữa phục hồi thông thường có 6 tiêu chuẩn:
Code 1 : 0,25mm ;Code 2 : 0,50mm; Code 3 : 0,75mm
Code 4 : 1,00mm ;Code 5 : 1,25mm; Code 6 : 1,50mm
Kích thước sửac hung cho cả xilanh là phải theo xilanh có độ mòn nhiều nhất.
Trong trường hợp thiếu vật tư tốt có thể sửa chữa đóng từng lót xilanh và rà lại Piston, bạc xécmăng đang dùng cho phù hợp với các khe hở lắp ghép.
Dùng thước dẹp và lá cỡ kiểm tra độ phẳng của mặt phẳng thân máy. Nếu độ vênh lớn hơn 003” ta phải đem mài lại cho phẳng.
Thân máy bị nứt ta có thể phục hồi bằng phương pháp hàn tán đinh hay vá.
Kiểm tra và làm sạch các bọng nước bằng vòi nước coa áp lực lớn (0,2 – 0,4 KG/cm2
Kiểm tra kích thước giữa thành xilanh và thành lót xilanh(Dùng thước thẳng và lá cỡ). Kích thước này khoảng 003” cho loạibằng nhôm và 0015” cho loạibằng gang.
Khi lòng xilanh bị mài mòn quá nhanh so với thời gian sử dụng thì ta phải kiểm tra các bộ phận như lọc gió, bôi trơn, làm mát. Khâu sử dụng, bảo dưỡng cũng ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ mài mòn các xilanh.
? Hiện tượng nguyên nhân hư hỏng:
Thông thường, các bề mặt lắp ghép hay bị rỗ, vênh, congổ đặt các bạc lót trục cam, trục khuỷu bị nứt, bị biến dạng thân máy có thể bị nứt.
Những hư hỏng của thân động cơ bao gồm: mặt lắp ghép giữa thân động cơ và ống lót xilanh bị biến dạng và hư hỏng, mặt lắp ráp nắp xilanh, vỏ bộ li hợp, nắp bánh răng dẫn động trục cam bị biến dạng và hư hỏng các ren răng, thân động cơ bị nứt hoặc thủng
Nguyên nhân: Phần nhiều là do không cẩn thận khi sửa chữa và tháo lắp gây ra.
-Thiếu nước làm mát trong khi động cơ làm việc.
-Máy bị nóng quá và đổ nước lạnh vào khi máy còn quá nóng.
-Hư hỏng do bảo dưỡng và sửa chữa không cẩn thận.
? Phương pháp kiểm tra sửa chữa:
Kiểm tra:Trước khi sửa chữa thân động cơ phải kiểm tra toàn diện, sau khi tìm được những hư hỏng phải đánh dấu lại và tiến hành sửa chữa, theo các bước công nghệ thì nên hàn hoặc ghép, cuối cùng là gia công nguội và gia công cơ khí.
- Dùng bàn máp, khối phẳng, thước thẳng và bột màu mịn để kiểm tra độ không phẳng.
- Đường tâm của ổ đặt bạc đỡ chính phải trùng nhau và song song với mặt chuẩn
- Mặt lắp ghép xilanh phải được kiểm tra sự đồng tâm và tình trạng của bề mặt. Có thể dùng trục máy doa đứng cùng đồng hồ so để kiểm tra đồng thời hai mặt này.
- Bơm nước vào áo với áp suất P= (4÷5)KG/cm2
Sửa chữa:
a.Sửa chữa mặt phẳng trên thân động cơ.
b.Sửa chữa các bệ lỗ trên thân động cơ kiểu ướt.
c.Sửa chữa các ren ốc ở trong lỗ ren.
d.Sửa chữa vết nứt và lỗ thủng.
2h
IV. TỔNG KẾT BÀI: Thời gian: 7’
Nội dung
Phương pháp thực hiện
Thời gian
V. CÂU HỎI, BÀI TẬP: Thời gian: 4’
Nội dung
Phương pháp thực hiện
Thời gian
VI. TỰ RÚT KINH NGHIỆM :( Chuẩn bị, tổ chức, thực hiện )
.
.
.
TRƯỞNG BAN/ TRƯỞNG TỔ MÔN Ngày.. tháng.. năm 2008
Ký duyệt Chữ ký giáo viên
«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»«»
File đính kèm:
- CONG NGHE OTO(1).doc