Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 21 - Tiết 37 - Bài 30: Hệ thống khởi động

. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 Qua bài dạy GV phải làm cho HS biết:

 + Nhiệm vụ và phân loại hệ thống khởi động

 + Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động bằng động cơ điện

2. Kĩ năng :

 + Đọc được sơ đồ nguyên lí của hệ thống.

 + Phân tích, khái quát hoá.

 3. Thái độ:

 Vai trò của động cơ đốt trong trong cuộc sống.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 909 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 21 - Tiết 37 - Bài 30: Hệ thống khởi động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/01/2008 Tuần: 21 Tiết : 37 Bài 30: HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Qua bài dạy GV phải làm cho HS biết: + Nhiệm vụ và phân loại hệ thống khởi động + Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động bằng động cơ điện 2. Kĩ năng : + Đọc được sơ đồ nguyên lí của hệ thống. + Phân tích, khái quát hoá. 3. Thái độ: Vai trò của động cơ đốt trong trong cuộc sống. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Tranh vẽ phóng to các hình 30.1 SGK. - Chuẩn bị một số bộ phận thật của hệ thống. 2. Học sinh: Đọc trước nội dung bài mới. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: (1’) kiểm tra sĩ số HS 2. Kiểm tra bài cũ: (3’) Câu hỏi: Trình bày nhiệm vụ, nguyên lí làm việc của hệ thống hệ thống đánh lửa? Trả lời: - Nhiệm vụ: Tạo ra tia lửa điện cao áp trong xi lanh động cơ để đốt cháy hoà khí đúng thời điểm. - Nguyên lí làm việc: + Khi khó điện 4 mở và rô to man nhê tô quay, trên các cuộn dây WĐK và WN xuất hiện các sức điện động xoay chiều. Nhờ Đ1 nửa chu kì dương của sđđ trên cuộn WN được nạp vào tụ CT.khi tụ CT tích đày điện, ở cuộn WĐK có sđđ dương cực đại. Khi đó dòng điện từ cực dương của CT sẽ phóng theo mạch: Cực (+) CT đến WĐK đến “mass” đến W1 đến cực (-) CT. Khi dòng điện chạy qua cuộn W1 với trị số lớn, ở cuộn W2 xuất hiện sđđ lớn tạo tia lửa điện ở bugi. + Khi muốn tắt động cơ, đóng công tắc 4, điện từ cuộn WN sẽ ra Mass, hệ thống đánh lửa ngừng làm việc. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài:(1’) GV: Trong động cơ xe gắn máy, người ta sử dụng phương pháp khởi động nào? HS: Dùng bộ đề. GV: Ngoài ra còn dùng bộ phận nào để khởi động? HS: Chân đạp. GV: Muốn cho động cơ hoạt động ta phải có một lực tác dụng vào làm cho pitông chuyển động. Lực này được tạo ra nhờ cơ cấu khởi động. Vậy chúng có cấu tạo và hoạt động như thế nào? Nội dung bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề này. TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động1. Tìm hiểu nhiệm vụ và phân loại của hệ thống. 8’ _Trong thực tế có mấy cách khởi động ĐCĐT? _Bằng các cách khởi động đó chủ yếu làm quay trục khuỷu động cơ đến số vòng quay nhất định để động cơ tự nổ được _Hệ thống khởi động ĐCĐT được phân thành mấy loại? _GV giải thích 4 loại chính đã nêu trong SGK và lưu ý trên một động cơ có thể có nhiều cách khởi động khác nhau. _Đạp cần khởi động, bấm nút khởi động điện(xe máy), giật dây(xuồng máy), dùng tay quay _Phân thành 4 loại chính _ Lắng nghe và ghi nội dung. I.Nhiệm vụ và phân loại 1.Nhiệm vụ: Hệ thống khởi động làm quay trục khuỷu động cơ đến số vòng quay nhất định để động cơ tự nổ máy được 2. Phân loại: phân thành 4 loại chính: Hệ thống khởi động bằng tay, hệ thống khởi động bằng động cơ điện, hệ thống khởi động bằng động cơ phụ, hệ thống khởi động bằng khí nén. Hoạt động 2. Tìm hiểu cấu tạo hệ thống khởi động bằng động cơ điện. 10’ _GV sử dụng hình 30.1 sgk giới thiệu cấu tạo các bộ phận chính của hệ thống _GV giải thích rõ các bộ phận trong hệ thống _Tại sao động cơ điện lại phải là động cơ điện một chiều? _Khi không khởi động thì bánh răng của khớp truyền động có ăn khớp với bánh răng trên bánh đà không? + Quan sát sơ đồ + Lắng nghe. _Vì ắc quy là nguồn điện một chiều _Không II. Hệ thống khởi động bằng động cơ điện 1.Cấu tạo: (hình vẽ 30.1 sgk.) Hệ thống gồm 4 bộ phận chính: động cơ điện một chiều, khớp truyền động, rơle khởi động và ăc quy Hoạt động 3. Tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống. 17’ + Dựa vào cấu tạo cho biết khi bật khoá khởi động trục ro to động cơ điện quay, khớp truyền động có quay không? tại sao? + Khớp truyền động dịch chuyển sang phải nhờ bộ phận nào? + Nêu nguyên lí làm việc của hệ thống. + Khớp truyền động cũng sẽ quay theo vì khớp được lắp khớp then hoa với trục ro to. + Nhờ sự dịch chuyển sang trái của lỏi thép và sự truyền động của cần gạt + Lắng nghe và ghi nội dung. 2. Nguyên lí làm việc. Khi khởi động,động cơ điện có điện nên ro to của động cơ quay làm khớp truyền động cùng bánh răng của nó quay theo.lỏi thép của rơle dịch chuyển sang trái,qua cần gạt sẽ đẩy bánh răng của khớp vào ăn khớp với bánh răng trên bánh đà động cơ. Mo men quay từ động cơ điện sẽ được truyền tới trục khuỷu làm quay trục khuỷu,động cơ sẽ nổ máy Khi động cơ đã nổ máy,tắt khoá khởi động,động cơ điện và rơle mất điện sẽ khiến các chi tiết của hệ thống trở về vị trí ban đầu Hoạt động 4: Tổng kết , đánh giá 5’ + Yêu cầu hs nêu lại nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa không tiếp điểm. + Yêu cầu hs về nhà đọc phần thông tin bổ sung ở cuối bài. + Nhắc hs về nhà học bài và đọc trước nội dung bài 30. + Một hs trả lời. Cả lớp chú ý lắng nghe. + Lắng nghe và thực hiện theo lời dặn của GV IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung:

File đính kèm:

  • doctiet 37.doc
Giáo án liên quan