MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- Biết được các giai đoạn chính của công việc thiết kế.
2. Về kĩ năng:
- Hiểu được vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong thiết kế.
3. Về thái độ:
- Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực.
II/ CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1444 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 11 - Bài 8: Thiết kế và bản vẽ kĩ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 11 Ngày soạn:
Ngày giảng:
Chương 2
vẽ kĩ thuật ứng dụng
Bài 8
thiết kế và bản vẽ kĩ thuật
I/mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Biết được các giai đoạn chính của công việc thiết kế.
2. Về kĩ năng:
- Hiểu được vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong thiết kế.
3. Về thái độ:
- Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực.
II/ chuẩn bị bài giảng
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh ảnh về sản phẩm cơ khí và công trình xây dung như : ô tô, nhà cửa, cầu đường
- Dùng máy chiếu để học sinh quan sát các hình ảnh (H 8.1, 8.2, 8.3, 8.4).
- Tài kiệu có liên quan đến bài giảng.
- Mô hình hộp đựng đồ ding học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước nội dung bài 8.
III/ tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong các hoạt động.
2. Dạy bài mới:
Phương pháp dạy học
(Hoạt động của thầy và trò)
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu về thiết kế
GV: Dùng máy chiếu cho học sinh quan sát một số tranh ảnh về sản phẩm cư khí đơn giản và công trình xây dựng như nhà cửa, ô tô, cầu đường, đập thủy điện
GV: Để có được những công trình, những sản phẩm cơ khí đó người ta phải làm gì?
HS: Suy nghĩ và trả lời.
GV: Trình bày nội dung của các giai đoạn thiết kế và sơ đồ tóm tắt qúa trình thiết kế (H8.1 SGK).
HS: Theo dõi trên sơ đồ.
GV: Ngày nay thiết kế được trợ giúp bằng máy tính (CAD) đã mang lại hiệu quả to lớn.
I. Thiết kế:
Là quá trình hoạt động sáng tạo của người thiết kế, bao gồm có nhiều giai đoạn.
1. Các giai đoạn thiết kế:
a. Điều tra, nghiên cứu yêu cầu của thị trường và nguyện vộng của người tiêu dùng, hình thành ý tưởng, xác định đề tài thiết kế.
b. Căn cứ vào mục đích yêu cầu của đề tài thiết kế, thu thập thông tin, đề ra phương án thiết kế.
c. Làm mô hình, tiến hành thử nghiệm hoặc chế tạo thử.
d. Thẩm định, phân tích, đánh giá phương án thiết kế.
e. Căn cứ vào phương án thiết kế tốt nhất, tiến hành lập hồ sơ kĩ thuật.
GV: Dùng máy chiếu mô tả quá trình thiết kế hộp đựng đồ dùng học tập để học sinh hiểu rõ nội dung từng giai đoạn thiết kế.
HS: Quan sát trên hình vẽ .
2. Thiết kế hộp đựng đồ dùng học tập
(SGK)
Hoạt động 2: Giới thiệu về bản vẽ kĩ thuật.
GV: Thế nào là bản vẽ kĩ thuật?
HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
GV: Giới thiệu cho học sinh các loại bản vẽ kĩ thuật bằng hình vẽ 9.4 và hình 11.2 SGK.
GV: Bản vẽ kĩ thuật là “ngôn ngữ ” của kĩ thuật. Mỗi giai đoạn gắn liền với bản vẽ kĩ thuật.
- Trong giai đoạn điều tra nghiên cứu, hình thành ya tưởng, xác định đề tài thiết kế và thu thập thông tin cần phải đọc các bản vẽ kĩ thuật, các tài liệu có liên quan và phác họa sản phẩm (Hình 8.2 SGK)
II. Bản vẽ kĩ thuật
1. Các loại bản vẽ kĩ thuật:
Bản vẽ kĩ thuật là các thông tin kĩ thuật được trình bày dưới dạng đồ họa theo các quy tắc thống nhất. Có 2 loại bản vẽ kĩ thuật:
- Bản vẽ cơ khí: Gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế, chế tạo, lắp ráp, kiểm tra sử dụng các máy móc, thiết bị.
- bản vẽ xây dựng: Gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế, thi công, lắp giáp, kiểm tra, sử dụng các công trình kiến trúc và xây dựng.
2. Vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với thiết kế.
Bản vẽ kĩ thuật có vai trò hết sức quan trọng đối với thiết kế và chế tạo sản phẩm.
Trong quá trình thiết kế , người thiết kế thường xuyên sử dụng các ngôn ngữ kĩ thuật để làm việc như:
- Đọc các bản vẽ để thu thập thông tin liên quan đến đề tài thiết kế.
- Vẽ các bản vẽ phác của sản phẩm khi lập phương án thiết kế để thể hiện ý tưởng thiết kế.
- Dùng các bản vẽ để trao đổi ý kiến với đồng nghiệp.
- Vẽ các bản vẽ chi tiết và bản vẽ tổng thể của sản phẩm để chế tạo và kiểm tra sản phẩm.
3. Củng cố, luyện tập: GV đặt câu hỏi theo các mục tiêu của bài học để tổng kết và đánh giá sự tiếp thu của học sinh.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: Trả lời câu hỏi trong SGK và đọc trước nội dung bài 9.
Tiết: 12 Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 9
Bản vẽ cơ khí
I/mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Biết được nội dung chính của bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp.
2. Về kĩ năng:
- Biết cách lập bản vẽ chi tiết.
3. Về thái độ:
- Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực.
II/ chuẩn bị bài giảng
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh ảnh vẽ phóng to hình 9.1, 9.4 SGK, tranh vẽ bộ giá đỡ hình 9.2 SGK.
- Tài kiệu có liên quan đến bài giảng.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước nội dung bài 8.
III/ tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ: Trình bày các nội dung cơ bản của công việc thiết kế.
2. Dạy bài mới:
Phương pháp dạy học
(Hoạt động của thầy và trò)
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu về bản vẽ chi tiết
GV: Trong thiết kế và chế tạo cơ khí bản vẽ chi tiết và bản vẽ cơ khí là hai bản vẽ quan trọng.
GV: Cho học sinh quan sát hình 9.1 và đặt câu hỏi.
- Bản vẽ chi tiết gồm những nội dung gì?
HS: Suy nghĩ và trả lời.
GV: Bản vẽ chi tiết dùng để làm gì?
HS: Suy nghĩ và trả lời
GV: Trước khi lập bản vẽ chi tiết thường lập bản vẽ phác chi tiết.
GV: Trình bày trình tự lập bản vẽ giá đỡ theo hình 9.3 SGK.
I. Bản vẽ chi tiết
1. Nội dung của bản vẽ chi tiết:
- Bản vẽ chi tiết thể hiện hình dạng, kích thước và các yêu cầu kĩ thuật của chi tiết.
- Bản vẽ chi tiết dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết.
2. Cách lập bản vẽ chi tiết
Để lập bản vẽ chi tiết, trước hết cần nghiên cứu, đọc các tài liệu liên quan để hiểu rõ công dụng và yêu cầu kĩ thuật của chi tiết.
Trên cơ sở phân tích hình dạng và kết cấu của chi tiết chọn phương án biểu diễn như chọn hình chiếu, hình cắt, mặt cắt sau đó chọn khổ giấy, tỉ lệ bản vẽ.
VD : Các bước vẽ giá đỡ hình 9.3
- Bước 1: Bố trí các hình biểu diễn và khung tên.
- Bước 2: Vẽ mờ.
- Bước 3: Tô đậm.
- Bước 4: Ghi phần chữ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về bản vẽ lắp.
GV: ở môn công nghệ lớp 8 các em đã được học về bản vẽ lắp, quan sát bản vẽ lắp hình 9.1 SGK các em hãy cho biết:
- Bản vẽ lắp gồm những nội dung gì?
- Bản vẽ lắp dùng để làm gì?
HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi
II. Bản vẽ lắp
Bản vẽ lắp trình bày hình dạng và vị trí tương quan của một nhóm chi tiết được lắp với nhau.
Bản vẽ lắp dùng để lắp ráp các chi tiết.
3. Củng cố, luyện tập: - GV đặt câu hỏi theo các mục tiêu của bài học để tổng kết và đánh giá sự tiếp thu của học sinh.
- Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi và làm bài tập ở cuối bài 9.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: Trả lời câu hỏi trong SGK và đọc trước nội dung bài 10, chuẩn bị dụng cụ, vật liệu để làm bài thực hành.
File đính kèm:
- Bai 8 Thiet ke va ban ve ki thuat.doc