Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 14 - Bài 11: Bản vẽ xây dựng (tiếp)

Mục đích yêu cầu.

 1. Biết khái quát về các loại bản vẽ xây dựng.

 2. Biết các loại hình biểu diễn cơ bản trong bản vẽ nhà.

B. Chuẩn bị.

 1. Chuẩn bị của thầy.

 - Nghiên cứu tài liệu SGK.

 - Đọc các tài liệu liên quan đến bài dạy.

 2. Chuẩn bị của trò.

 - Nghiên cứu SGK.

 

doc28 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 14 - Bài 11: Bản vẽ xây dựng (tiếp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:13/11/2007 Tiết: 14 Bài 11. BẢN VẼ XÂY DỰNG. A. Mục đích yêu cầu. 1. Biết khái quát về các loại bản vẽ xây dựng. 2. Biết các loại hình biểu diễn cơ bản trong bản vẽ nhà. B. Chuẩn bị. 1. Chuẩn bị của thầy. - Nghiên cứu tài liệu SGK. - Đọc các tài liệu liên quan đến bài dạy. 2. Chuẩn bị của trò. - Nghiên cứu SGK. C. Phương pháp. - Thuyết trình. - Đàm thoại gợi mở. - Trực quan. - Nêu vấn đề. D. Tiến trình bài giảng. I. Ổn định lớp – Kiểm tra sĩ số. II. Kiểm tra bài cũ. Thu bài thực hành. III. Nội dung bài mới. Hoạt động 1. Pháp pháp – Phương tiện Nội dung GV: Bản vẽ xây dựng bao gồm các bản vẽ nào? HS: Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi. GV: Để thiết kế một ngôi nhà ta cần các hình vẽ nào của ngôi nhà? HS: Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi. I. KHÁI NIỆM CHUNG. Bản vẽ xây dựng bao gồm các công trình xây dựng như: nhà cửa, cầu đường, bến cảng,... Để thiết kế một ngôi nhà ta cần các hình chiếu và hình cắt của ngôi nhà. Hoạt động 2. Pháp pháp – Phương tiện Nội dung Hình 11.1a) Bản vẽ mặt bằng tổng thể của Trường THCS GV:Dựa vào bản vẽ tổng thể của Trường THCS em hãy nêu các hạng mục của công trình. HS: Quan sát hình vẽ trả lời câu hỏi. Hình 11.1b) Hình chiếu phối cảnh của toàn bộ công trình. GV: em hãy so sánh Bản vẽ mặt bằng tổng thể của Trường THCS với hình chiếu phối cảnh của công trình. HS: Quan sát hình vẽ trả lời câu hỏi. II. Bản vẽ mặt bằng tổng thể. Hoạt động 3. Pháp pháp – Phương tiện Nội dung GV: mặt bằng được xác định như thế nào? HS: Quan sát hình vẽ trả lời câu hỏi. GV: mặt bằng của ngôi nhà thể hiện điều gì? HS: Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi. GV: Thế nào là mặt đứng, mặt đứng thể hiện thông tin gì về ngôi nhà? GV: Mặt cắt ngôi nhà thể hiện điều gì? HS: Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi. III. Các hình biểu diễn ngôi nhà. 1. Mặt bằng. Là hình cắt của ngôi nhà được cắt ngang đi qua cửa sổ. 2. Mặt đứng. Là hình chiếu của ngôi nhà nên mặt phẳng thẳng đứng để thể hiện hình dáng, sự cân đối và vẻ đẹp ngôi nhà. 3. Mặt cắt. Mặt cắt dùng để thể hiện kết cấu của các bộ phận ngôi nhà và kích thước cầu thang, tường, sàn, mái, móng... IV. Củng cố. Bản vẽ mặt bằng tổng thể. Các hình biểu diễn ngôi nhà. V. Hướng dẫn học ở nhà. Trả lời câu hỏi SGK trang 60. Chuẩn bị bài thực hành. E. Nhận xét – Rút kinh nghiệm. Ngày soạn:27/11/2007 Tiết: 15 Bài 12. THỰC HÀNH Bản vẽ xây dựng A. Mục đích yêu cầu. 1. Đọc hiểu được bản vẽ mặt bằng tổng thể đơn giản. 2. Đọc hiểu được bản vẽ của một ngôi nhà đơn giản. B. Chuẩn bị. 1. Chuẩn bị của thầy. - Nghiên cứu tài liệu SGK. - Đọc các tài liệu liên quan đến bài dạy. 2. Chuẩn bị của trò. - Nghiên cứu SGK. - Dụng cụ: Bộ dụng cụ vẽ kĩ thuật (thước kẻ, êke, compa,...), bút chì cứng và bút chì mềm, tẩy... - Đề bài: Các bản vẽ mặt bằng tổng thể và các hình biểu diễn của ngôi nhà. C. Phương pháp. - Thuyết trình, đàm thoại gợi mở. - Trực quan, nêu vấn đề. - Thực hành. D. Tiến trình bài giảng. I. Ổn định lớp – Kiểm tra sĩ số. II. Kiểm tra bài cũ. Em hãy nêu cách xác định mặt bằng, mặt đứng, hình cắt của các hình biểu diễn ngôi nhà 11.2 SGK trang 59, xác định diện tích các phòng. III. Nội dung bài mới. Hoạt động 1. Pháp pháp – Phương tiện Nội dung Hình 12.1. Mặt bằng tổng thể trạm xá. GV: Trạm xá có bao nhiêu ngôi nhà? Đánh số các ngôi nhà trên hình chiếu phối cảnh theo ghi chú ở trên mặt bằng tổng thể. HS: Nghiên cứu – trả lời. GV:Chỉ rõ hướng quan sát để nhận được mặt đứng các ngôi nhà của trạm xá cho trên hình 12.3? I. Các bước tiến hành. 1. Đọc bản vẽ mặt bằng tổng thể. 2. Đọc bản vẽ mặt bằng. Sphòng ngủ 1= x = 13,7772m2. Sphòng ngủ 2= x = 13,0652m2. Ssinh hoạt= x= 15m2. IV. Củng cố. Đọc bản vẽ mặt bằng tổng thể. Đọc bản vẽ mặt bằng. V. Hướng dẫn học ở nhà. Tính diện tích các phòng. Học bài cũ và chuẩn bị bài mới. E. Nhận xét – Rút kinh nghiệm. Học sinh nắm được nội dung bài. Ngày soạn: 08/12/2007 Tiết: 16 Bài 13. Lập bản vẽ kĩ thuật bằng máy tính điện tử. A. Mục đích yêu cầu. 1. Biết các khái niệm cơ bản về một hệ thống vẽ bằng máy tính. 2. Biết khái quát về phần mềm AutoCAD. B. Chuẩn bị. 1. Chuẩn bị của thầy. - Nghiên cứu tài liệu SGK. - Đọc các tài liệu liên quan đến bài dạy. 2. Chuẩn bị của trò. - Nghiên cứu SGK. - Dụng cụ: Bộ dụng cụ vẽ kĩ thuật (thước kẻ, êke, compa,...), bút chì cứng và bút chì mềm, tẩy... C. Phương pháp. - Thuyết trình, đàm thoại gợi mở. - Trực quan, nêu vấn đề. D. Tiến trình bài giảng. I. Ổn định lớp – Kiểm tra sĩ số. II. Kiểm tra bài cũ. Thu bài thực hành. III. Nội dung bài mới. Hoạt động 1. Pháp pháp – Phương tiện Nội dung GV: Lập bản vẽ kĩ thuật bằng máy tính có ưu điểm gì so với khi không có sự trợ giúp của máy tính? HS: Nghiên cứu – trả lời. I. Khái niệm chung. Ưu điểm của lập BVKT bằng máy tính: Bản vẽ được lập một cách chính xác và nhanh chóng. Dễ dàng sửa chữa, bổ sung, thay đổi, lưu trữ bản vẽ. Giải phóng con người ra khỏi các công việc nặng nhọc và đơn điệu trong khi lập bản vẽ. Hoạt động 2. Pháp pháp – Phương tiện Nội dung GV: Phần cứng của máy tính gồm có các thiết bị nào? HS: Đã học ở tin học 10. GV: Phần cứng của máy tính làm nhiệm vụ gì? Nêu các thiết bị thuộc phần cứng của máy tính? HS: Trả lời. GV: Phần mềm của máy tính có nhiệm vụ gì? Nêu một số phần mềm mà em biết của máy tính? HS: Trả lời. GV: Phần mềm CAD dùng để làm gì? HS: Nghiên cứu – trả lời. II. Khái quát về hệ thống vẽ kĩ thuật bằng máy tính. Phần cứng. Các thiết bị đọc bản vẽ. Các thiết bị phục vụ hoạt động trao đổi thông tin giữa nguoiwf sử dụng váy tính trong quá trình vẽ: + Màn hình. + Bàn phím, bút sáng, con chuột,... Các thiết bị đưa thông tin ra. VD: Máy vẽ, máy in. 2. Phầm mềm. - Phầm mềm CAD đảm bảo thực hiện các hoạt động để thành lập bản vẽ kĩ thuật như: + Giải các bài toán dựng hình vẽ và vẽ hình. + Tạo ra các đối tượng vẽ: đường thẳng, đường tròn, đường cong, vật thể ba chiều. + Xây dựng các hình chiếu vuông góc, hình cắt, mặt cắt... + Xây dựng các loại hình chiếu trục đo, hình chiếu phối cảnh. + Tô, vẽ kí hiệu mặt cắt vật liệu. + Ghi kích thước,... Hoạt động 3. Pháp pháp – Phương tiện Nội dung GV: CAD có thể thể hiện được điều gì? III. Khái quát về phần mềm AUTOCAD Bản vẽ hai chiều. Sử dụng để vẽ 3 hình chiếu của vật thể (đứng, bằng, cạnh) 2. Mô hình vật thể ba chiều. - CAD có khả năng tạo ra mô hình vật thể trong không gian ba chiều của của các đối tượng cần thiết kế, sau đó tự động xây dựng bản vẽ các hình cắt, mặt cắt,... IV. Củng cố. Khái quát về hệ thống vẽ kĩ thuật bằng máy tính. Khái quát về phần mềm AUTOCAD. V. Hướng dẫn học ở nhà. Học bài cũ và chuẩn bị bài mới. Trả lời câu hỏi SGK trang 70. E. Nhận xét – Rút kinh nghiệm. Học sinh nắm được nội dung bài. Ngày soạn: 15/12/2007 Tiết: 17 Bài 14. Ôn tập PHẦN – VẼ KĨ THUẬT. A. Mục đích yêu cầu. 1. Hệ thống hoá kiến thức cho học sinh. 2. Ôn tập rèn luyện kĩ năng cho học sinh chuẩn bị kiểm tra học kì I. B. Chuẩn bị. 1. Chuẩn bị của thầy. - Nghiên cứu tài liệu SGK. - Đọc các tài liệu liên quan đến bài dạy. 2. Chuẩn bị của trò. - Nghiên cứu SGK. - Ôn tập các bài đã học. C. Phương pháp. - Thuyết trình, đàm thoại gợi mở. - Trực quan, nêu vấn đề. D. Tiến trình bài giảng. I. Ổn định lớp – Kiểm tra sĩ số. II. Kiểm tra bài cũ. Nêu một số ứng dụng của phần mềm CAD trong vẽ kĩ thuật. III. Nội dung bài mới. Hoạt động 1. Pháp pháp – Phương tiện Nội dung GV: Có các loại khổ giấy chính nào dùng cho bản vẽ kĩ thuật? HS: Nghiên cứu – trả lời. GV: Tỉ lệ là gì? HS: Nghiên cứu – trả lời. GV: Ghi kích thước cần thể hiện chữ số, đường gióng và đường kích thước như thế nào? GV: Trình bày nội dung của phương pháp chiếu góc thứ nhất và thứ 3. HS: Nghiên cứu – trả lời. GV: Hình cắt mặt cắt dùng để làm gì? Phân biệt các loại hình cắt: hình cắt toàn bộ, một nửa, cục bộ? HS: Nghiên cứu – trả lời. GV: Trình bày cách xây dựng HCTĐ? Hình chiếu trục đo xiên góc cân và vuông góc đều có đặc điểm gì? Thế nào là hệ số biến dạng? HS: Nghiên cứu – trả lời. GV: Hình chiếu phối cảnh được xây dựng bằng phép chiếu gì? Điểm tụ là gì? Hình chiếu phối cảnh một điểm tụ và hai điểm tụ khác nhau như thế nào? HS: Nghiên cứu – trả lời. GV: Trình bày nội dung cơ bản của công việc thiết kế? HS: Nghiên cứu – trả lời. GV: Bản vẽ chi tiết dùng để làm gì? Nêu các bước lập bản vẽ chi tiết? Bản vẽ lắp dùng để làm gì? HS: Nghiên cứu – trả lời. GV: Hãy nêu các loại hình biểu diễn cần khi thiết kế sơ bộ một ngôi nhà? Bản vẽ tổng thể là gì? HS: Nghiên cứu – trả lời. GV: Nêu các ưu điểm của việc lập bản vẽ kĩ thuật bằng máy tính. CAD có thể làm được những công việc gì? I. Hệ thống hoá kiến thức. Bài 1. Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ. Khổ giấy. Tỉ lệ. Nét vẽ. Chữ viết. Ghi kích thước. Bài 2. Hình chiế vuông góc. Phương pháp chiếu góc thứ nhất. Phương pháp chiếu góc thứ ba. Bài 4. Mặt cắt – Hình cắt. Khái niệm. Các loại mặt cắt. Các loại hình cắt. Bài 5. Hình chiếu trục đo. Khái niệm và thông số cơ bản. HCTĐ vuông góc đều. HCTĐ xiên góc cân. Cách vẽ HCTĐ của vật thể. Bài 7. Hình chiếu phối cảnh. Khái niệm. HCPC một điểm tụ. HCPC hai điểm tụ. Phương pháp vẽ phác HCPC. Bài 8. Thiết kế và vẽ bản vẽ kĩ thuật. Quá trình thiết kế. Bản vẽ kĩ thuật. Bài 9. Bản vẽ cơ khí. Bản vẽ chi tiết. Cách lập bản vẽ chi tiết. Bản vẽ lắp. Bài 11. Bản vẽ xây dựng. Khái niệm. Bản vẽ mặt bằng tổng thể. Các hình biểu diễn của ngôi nhà. Bài 13. Hệ thống vẽ kĩ thuật bằng máy tính. Hệ thống vẽ kĩ thuật bằng máy tính. Phần mềm AutoCAD. IV. Củng cố. Hệ thống hoá kiến thức. V. Hướng dẫn học ở nhà. Ôn tập làm các bài tập trang 36. E. Nhận xét – Rút kinh nghiệm. Học sinh nắm được nội dung bài. Ngày soạn: 22/12/2007 Tiết: 18 KIỂM TRA HKI A. Mục đích yêu cầu. 1. Đánh giá sự tiếp thu kiến thức của học sinh trong học kì I. 2. Đánh giá ý thức học tập của học sinh qua bài kiểm tra. B. Chuẩn bị. 1. Chuẩn bị của thầy. - Nghiên cứu tài liệu SGK. - Ra đề kiểm tra. 2. Chuẩn bị của trò. - Nghiên cứu SGK. - Ôn tập. C. Phương pháp. D. Tiến trình bài giảng. I. Ổn định lớp – Kiểm tra sĩ số. II. Kiểm tra. 45 35 40 100 18 Câu 1. Vẽ hình chiếu phối cảnh của vật thể được cho bằng hình chiếu vuông góc sau: Bài 2. Vẽ hình chiếu trục đo của vật thể cho bởi hai hình chiếu sau: 60 62 114 32 46 28 56 24 IV. Kết quả. 11A1 11A2 11A3 11A4 11A5 11A6 11B1 11B2 Giỏi: Khá: TB: Yếu: V. Hướng dẫn học ở nhà. Đọc trước bài “Vật liệu cơ khí”. E. Nhận xét – Rút kinh nghiệm. Đề ra phù hợp với trình độ học sinh. Ngày soạn: 05/01/2008 Tiết: 19 Chương 3. Vật liệu cơ khí và công nghệ chế tạo phôi. Bài 15. Vật liệu cơ khí. A. Mục đích yêu cầu. 1. Biết được tính chất, công dụng của một số loại vật liệu dùng trong ngành cơ khí. B. Chuẩn bị. 1. Chuẩn bị của thầy. - Nghiên cứu tài liệu SGK. - Đọc các tài liệu liên quan đến bài dạy. 2. Chuẩn bị của trò. - Nghiên cứu SGK. C. Phương pháp. - Thuyết trình, đàm thoại gợi mở. - Trực quan, nêu vấn đề. D. Tiến trình bài giảng. I. Ổn định lớp – Kiểm tra sĩ số. II. Kiểm tra bài cũ. Không kiểm tra. III. Nội dung bài mới. Hoạt động 1. Pháp pháp – Phương tiện Nội dung GV: Độ bền của vật liệu thể hiện điều gì? HS: Nghiên cứu – trả lời. GV: Độ dẻo thể hiện khả năng gì của vật? HS: Nghiên cứu – trả lời. GV: Độ dãn dài tương đối đặc trưng cho tính chất gì của vật? HS: Nghiên cứu – trả lời. GV: Độ cứng là gì? Độ cứng và độ dẻo liên hệ với nhau như thế nào? HS: Nghiên cứu – trả lời. GV: Người ta chia ra các cấp độ cứng nào? HS: Nghiên cứu – trả lời. I. Một số tính chất đặc trưng của vật liệu 1. Độ bền. Độ bền biểu thị khả năng chống lại biến dạng dẻo hay phá huỷ của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực. Độ bền là chỉ tiêu cơ bản của vật liệu. Giới hạn bền đặc trưng cho độ bền của vật liệu. Vật liệu có giới hạn bền càng lớn thì độ bền càng cao. Giới hạn bền chia làm hai loại: Giới hạn bền kéo (N/mm2), đặc trưng cho độ bền kéo của vật liệu. Giới hạn bền nén đặc trưng cho độ bền nén của vật liệu. 2. Độ dẻo. Độ dẻo biểu thị khả năng biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực. Độ dãn dài tương đối (%) đặc trưng cho độ dẻo của vật liệu. Vật liệu có độ dãn dài tương đối càng lớn thì độ dẻo càng cao. 3. Độ cứng. Khái niệm: SGK. Độ cứng có các đơn vị sau: + Độ cứng Brinen (HB) dùng cho các vật có độ cứng thấp. + Độ cứng Rocven (HRC) dùng đo vật có độ cứng trung bình hoặc cao. + Độ cứng Vicker (HV) dùng đo các vật có độ cứng cao. Hoạt động 2. Pháp pháp – Phương tiện Nội dung GV: Vật liệu vô cơ được tạo nên từ chất gì? Tính chất, ứng dụng của vật liệu vô cơ? GV: Vật liệu hữu cơ được tạo nên từ các hợp chất gì? Có thành phần là gì? Nêu ứng dụng của vật liệu hữu cơ? GV: Vật liệu Compôzit có các loại nào? Thành phần, ứng dụng của vật liệu này? HS: Nghiên cứu – trả lời. II. Một số loại vật liệu thông dụng. 1. Vật liệu vô cơ. 2. Vật liệu hữu cơ. a. Nhựa nhiệt dẻo. b. Nhựa nhiệt cứng. 3. Vật liệu compôzit. a. Compôzit nền là kim loại. b. Compôzit nền là vật liệu hữu cơ. IV. Củng cố. 1. Một số tính chất đặc trưng của vật liệu. 2. Một số loại vật liệu thông dụng. V. Hướng dẫn học ở nhà. 1. Học bài cũ và chuẩn bị bài mới. 2. Trả lời câu hỏi SGK trang 76. E. Nhận xét – Rút kinh nghiệm. Học sinh nắm được nội dung bài. Ngày soạn: 05/01/2008 Tiết: 20 Bài 16. Công nghệ chế tạo phôi A. Mục đích yêu cầu. 1. Biết được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc, hiểu được công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát. 2. Biết được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực và hàn. B. Chuẩn bị. 1. Chuẩn bị của thầy. - Nghiên cứu tài liệu SGK. - Đọc các tài liệu liên quan đến bài dạy. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học. 2. Chuẩn bị của trò. - Nghiên cứu SGK. C. Phương pháp. - Thuyết trình, đàm thoại gợi mở. - Trực quan, nêu vấn đề. D. Tiến trình bài giảng. I. Ổn định lớp – Kiểm tra sĩ số. II. Kiểm tra bài cũ. Em hãy nêu một số tính chất đặc trưng của vật liệu và một số loại vật liệu thông dụng. III. Nội dung bài mới. Hoạt động 1. Pháp pháp – Phương tiện Nội dung GV: Bản chất của phương pháp đúc là gì? HS: Nghiên cứu – Trả lời. GV: Em hãy nêu ưu, nhược điểm của phương pháp đúc? HS: Nghiên cứu – Trả lời. GV:Em hiểu thế nào là rỗ khí, rỗ xỉ, kim loại không điền đầy lòng khuôn? HS: Nghiên cứu – Trả lời. GV: Vật mẫu có đặc điểm gì? Vật liệu làm khuôn có thành phần là gì? HS: Nghiên cứu – Trả lời. GV: Chuẩn bị vật liệu nấu ta cần chuẩn bị vật liệu gì? HS: Nghiên cứu – Trả lời. I. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc. 1. Bản chất: Đúc là rót kim loại lỏng vào khuôn, sau khi kim loại lỏng kết tinh và nguội người ta nhận được vật đúc có hình dạng và kích thước của lòng khuôn. 2. Ưu, nhược điểm a. Ưu điểm Đúc được tất cả các kim loại và các hợp kim khác nhau. Có thể đúc được các vật có khối lượng từ vài gam đến vài trăm tấn, các vật có hình dạng và kết cấu bên trong và bên ngoài phức tạp. Nhiều phương pháp đúc hiện đại có độ chính xác và năng xuất rất cao, góp phần hạ thấp chi phí sản xuất. b. Nhược điểm Phương pháp đúc có thể tạo ra các khuyết tật như rỗ khí, rỗ xỉ, kim loại không điền đầy khuôn, vật đúc bị nứt... 3. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát. Bước 1. Chuẩn bị mẫu và vật liệu làm khuôn. Bước 2. Tiến hành làm khuôn. Bước 3. Chuẩn bị vật liệu nấu. Bước 4. Nấu chảy và rót kim loại lỏng vào khuôn. IV. Củng cố. 1. Bản chất, ưu, nhược điểm của phương pháp đúc. 2. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát. V. Hướng dẫn học ở nhà. 1. Học bài cũ và chuẩn bị bài mới. 2. Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK trang 81. E. Nhận xét – Rút kinh nghiệm. Học sinh nắm được nội dung bài. Ngày soạn: 0/0/2008 Tiết: 21 Bài 16. Công nghệ chế tạo phôi A. Mục đích yêu cầu. 1. Biết được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc, hiểu được công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát. 2. Biết được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực và hàn. B. Chuẩn bị. 1. Chuẩn bị của thầy. - Nghiên cứu tài liệu SGK. - Đọc các tài liệu liên quan đến bài dạy. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học. 2. Chuẩn bị của trò. - Nghiên cứu SGK. C. Phương pháp. - Thuyết trình, đàm thoại gợi mở. - Trực quan, nêu vấn đề. D. Tiến trình bài giảng. I. Ổn định lớp – Kiểm tra sĩ số. II. Kiểm tra bài cũ. Em hãy nêu bản chất, ưu, nhược điểm của phương pháp đúc. Các bước chế tạo phôi bằng phương pháp đúc. III. Nội dung bài mới. Hoạt động 1. Pháp pháp – Phương tiện Nội dung GV: Em hãy nêu bản chất của gia công kim loại bằng áp lực? HS: Nghiên cứu – Trả lời. GV: Em có nhận xét gì về khối lượng vật liệu trước khi gia công và sau khi gia công? HS: Nghiên cứu – Trả lời. GV: Em hãy nêu một số phương pháp gia công áp lực? HS: Nghiên cứu – Trả lời. GV: Em hãy nêu ưu, nhược điểm của phương pháp gia công áp lực? HS: Nghiên cứu – Trả lời. II. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực. 1. Bản chất: Gia công kim loại bằng áp lực là dùng ngoại lực tác dụng thông qua các dụng cụ hoặc thiết bị làm cho kim loại biến dạng dẻo theo hướng định trước nhằm tạo được vật thể có hình dạng, kích thước theo yêu cầu. - Một số phương pháp gia công áp lực: + Rèn tự do. + Dập thể tích. 2. Ưu, nhược điểm a. Ưu điểm: Phôi gia công bằng áp lực có cơ tính cao. Dập thể tích dễ cơ khí hóa và tự động hóa, tạo được phôi có độ chính xác cao về hình dạng và kích thước, do đó tiết kiệm được kim loại và giảm chi phí cho gia công cắt gọt. b. Nhược điểm Không chế tạo được vật có hình dạng phức tạp, kết cấu phức tạp hoặc quá lớn, không chế tạo được phôi từ vật liệu có tính dẻo kém. Rèn tự do có độ chính xác và năng xuất thấp, điều kiện làm việc nặng nhọc. Hoạt động 2. Pháp pháp – Phương tiện Nội dung GV: Em hãy nêu bản chất của phương pháp hàn? HS: Nghiên cứu – Trả lời. GV: Em hãy nêu ưu, nhược điểm của phương pháp hàn? HS: Nghiên cứu – Trả lời. GV: Bản chất của phương pháp hàn hồ quang tay và hàn hơi là gì? HS: Nghiên cứu – Trả lời. III. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn. 1. Bản chất Hàn là phương phương pháp nối các chi tiết kim loại với nhau bằng cách nung nóng chỗ nối đến trạng thái nóng chảy, sau khi kim loại kết tinh và nguội sẽ tạo thành mối hàn. 2. Ưu, nhược điểm của phương pháp hàn. a. Ưu điểm: Tiết kiệm kim loại. Hàn tạo được các chi tiết có hình dạng, kết cấu phức tạp. Mối hàn có độ bền cao và kín. b. Nhược điểm: Chi tiết dễ bị cong, vênh, nứt. 3. Một số phương pháp hàn thông dụng a. Hàn hồ quang tay. b. Hàn hơi. IV. Củng cố. 1. Bản chất, ưu, nhược điểm của phương pháp gia công áp lực. 2. Bản chất, ưu, nhược điểm của phương pháp hàn. V. Hướng dẫn học ở nhà. 1. Học bài cũ và chuẩn bị bài mới. 2. Trả lời câu hỏi 3, 4 SGK trang 81. E. Nhận xét – Rút kinh nghiệm. Học sinh nắm được nội dung bài. Ngày soạn: 05/01/2008 Tiết: 22 Chương 4 CÔNG NGHỆ CẮT GỌT KIM LOẠI VÀ TỰ ĐỘNG HÓA TRONG CHẾ TẠO CƠ KHÍ Bài 17. Công nghệ cắt gọt kim loại A. Mục đích yêu cầu. 1. Biết được bản chắt của gia công kim loại nằng cắt gọt. 2. Biết được nguyên lí cắt và dao cắt. 3. Biết được các chuyển động khi tiện và khả năng gia công của tiện. B. Chuẩn bị. 1. Chuẩn bị của thầy. - Nghiên cứu tài liệu SGK. - Đọc các tài liệu liên quan đến bài dạy. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học. 2. Chuẩn bị của trò. - Nghiên cứu SGK. C. Phương pháp. - Thuyết trình, đàm thoại gợi mở. - Trực quan, nêu vấn đề. D. Tiến trình bài giảng. I. Ổn định lớp – Kiểm tra sĩ số. II. Kiểm tra bài cũ. 1. Nêu bản chất, ưu, nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực và phương pháp hàn. III. Nội dung bài mới. Hoạt động 1. Pháp pháp – Phương tiện Nội dung GV: Em hãy nêu bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt? HS: Nghiên cứu – Trả lời. GV: Phoi là gì? Phoi được tạo ra như thế nào? Lấy ví dụ. HS: Nghiên cứu – Trả lời. GV: Thế nào là chuyển động cắt? HS: Nghiên cứu trả lời? GV: Cho học sinh quan sát hình vẽ 17.2 SGK trang 83. Thế nào là mặt trước, mặt sau, mặt đáy? HS: Quan sát – Trả lời. Dao tiện có các góc nào? Các góc này ảnh hưởng thế nào tới quá trình tiện? GV: Dao tiện được làm từ vật liệu gì? Yêu cầu của dao tiện là gì? HS: Nghiên cứu – Trả lời. I. Nguyên lí cắt và dao cắt. 1. Bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt. Là lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng cụ cắt để thu được chi tiết có hình dạng và kích thước theo yêu cầu. 2. Nguyên lí cắt. a. Quá trình hình thành phoi: Giả sử phôi cố định, dao chuyển động tịnh tiến. Bộ phận cắt của dao như một cái chêm cắt. Dưới tác dụng của lực, dao tiến vào phôi làm cho lớp kim loại phía trước dạo bị dịch chuyển theo các mặt trượt tạo thành phoi. b. Chuyển động cắt. Để cắt được vật liệu, giữa phôi và dao phải có chuyển động tương đối với nhau. 3. Dao cắt. a. Các mặt của dao: Mặt trước là mặt tiếp xúc với phoi Mặt sau là mặt đối diện với bề mặt đang gia công của phôi. Mặt đáy là mặt phẳng tì của dao trên đài gá dao. b. Các góc của dao Góc trước là góc tạo bởi mặt trước của dao với mặt phẳng song song với mặt đáy. Góc sau là góc hợp bởi mặt sau với tiếp tuyến của phôi đi qua mũi dao. Góc sắc là góc hợp bởi mặt trước và mặt sau của dao. c. Vật liệu làm dao - Thân dao thường được làm từ thép tốt như thép 45. - Bộ phận cắt của dao được chế tạo từ các loại vật liệu có độ cứng, khả năng chống mài mòn và khả năng bền nhiệt cao. IV. Củng cố. 1. Bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt. 2. Nguyên lí cắt và dao cắt. V. Hướng dẫn học ở nhà. 1. Học bài cũ và chuẩn bị bài mới. 2. Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK trang 81. E. Nhận xét – Rút kinh nghiệm. Học sinh nắm được nội dung bài. Ngày soạn: 05/01/2008 Tiết: 23 Bài 17. Công nghệ cắt gọt kim loại A. Mục đích yêu cầu. 1. Biết được bản chắt của gia công kim loại nằng cắt gọt. 2. Biết được nguyên lí cắt và dao cắt. 3. Biết được các chuyển động khi tiện và khả năng gia công của tiện. B. Chuẩn bị. 1. Chuẩn bị của thầy. - Nghiên cứu tài liệu SGK. - Đọc các tài liệu liên quan đến bài dạy. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học. 2. Chuẩn bị của trò. - Nghiên cứu SGK. C. Phương pháp. - Thuyết trình, đàm thoại gợi mở. - Trực quan, nêu vấn đề. D. Tiến trình bài giảng. I. Ổn định lớp – Kiểm tra sĩ số. II. Kiểm tra bài cũ. 1. Em hãy nêu bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt, nguyên lí cắt. 2. Vật liệu làm dao phải đảm bảo điều kiện gì? III. Nội dung bài mới. Hoạt động 1. Pháp pháp – Phương tiện Nội dung GV: Em hãy nêu cấu tạo của máy tiện? HS: Quan sát – Trả lời. GV: Em hãy cho biết tác dụng của từng bộ phận của máy tiện? HS: Nghiên cứu – Trả lời. GV: Khi tiện ta có các loại chuyển động nào? HS: Nghiên cứu – Trả lời. GV: Thế nào là khả năng gia công tiện? HS: Nghiên cứu – Trả lời. II. Gia công trên máy tiện. 1. Máy tiện. Ụ trước và hộp trục chính. Mâm cặp. Đài gá dao. Bàn dao dọc trên. Ụ động. Bàn dao ngang. Bàn xe dao. Thân máy. Hộp bước tiến dao. 2. Các chuyển động khi tiện. - Chuyển động cắt: Phôi quay tròn tạo ra tốc độ cắt Vc - Chuyển động tiến dao: + Chuyển động tiến dao ngang: + Chuyển động tiến dao dọc: + Chuyển động tiến dao phối hợp: 3. Khả năng gia công của tiện. Tiện gia công được các mặt tròn xoay ngoài và trong, các mặt đầu, các mặt côn ngoài và trong, các mặt tròn xoay định hình, các loại ren trong và ren ngoài. IV. Củng cố. 1. Máy tiện. 2. Các chuyển động khi tiện. 3. Khả năng gia công của tiện. V. Hướng dẫn học ở nhà. 1. Học bài cũ và chuẩn bị bài mới. 2. Trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 SGK trang 85. E. Nhận xét – Rút kinh nghiệm. Học sinh nắm được nội dung bài. Ngày soạn: 05/01/2008 Tiết: 24 Bài 16. Công nghệ chế tạo phôi A. Mục đích yêu cầu. Lập quy trình công nghệ chế tạo một chi tiết đơn giản trên máy tiện. B. Chuẩn bị. 1. Chuẩn bị của thầy. - Nghiên cứu tài liệu SGK. Đọc các tài liệu liên quan đến bài dạy. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học. 2. Chuẩn bị của trò. - Nghiên cứu SGK. - Chuẩn bị các dụng cụ và vật liệu cần thiết cho bài thực hành như bút chì, thước kẻ, êke, giấy... C. Phương pháp. - Thuyết trình, đàm thoại gợi mở. - Trực quan, nêu vấn đề. - Thực hành. D. Tiến trình bài giảng. I. Ổn định lớp – Kiểm tra sĩ số. II. Kiểm tra bài cũ. Nêu cấu tạo của máy tiện, các chuyển động khi tiện và khả năng gia công của tiện. III. Nội dung bài mới. Hoạt động 1. Pháp pháp – Phương tiện Nội dung GV: Chi tiết được làm bằng vật liệu gì? HS: Nghiên cứu – Trả lời. GV: Phôi chọn phải đảm bảo điều kiện gì? I. Nội dung thực hành. 1. Tìm hiểu chi tiết cần chế tạo. 2. Xây dựng quy trình công nghệ chế tạo chi tiết. II. Các bước tiến hành. 1. Tìm hiểu chi tiết cần chế tạo. Chi tiết được làm bằng thép gồm hai phần có đường kính khác nhau và hai đầu có mép vát. 2. Lập quy trình công nghệ. Bước 1. Chọn phôi.

File đính kèm:

  • docGiao an CONG NGHE 11.doc
Giáo án liên quan