Mục tiêu
1. Kĩ năng
- Biết khái quát về bản vẽ xây dựng.
- Biết các loại hình biểu diễn cơ bản trong bản vẽ nhà.
2. Kĩ năng
- Đọc được bản vẽ mặt bằng tổng thể và bản vẽ của một ngôi nhà đươn giản.
3. Thái độ
- Nghiêm túc, tích cực.
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Tranh phóng to các hình: 11.1 và 11.2
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1174 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 15 - Bài 11: Bản vẽ xây dựng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết CT: 15 BÀI 11. BẢN VẼ XÂY DỰNG
Ngày soạn: 28/11/2008
Ngày dạy: 05/12/2008
I. Mục tiêu
1. Kĩ năng
- Biết khái quát về bản vẽ xây dựng.
- Biết các loại hình biểu diễn cơ bản trong bản vẽ nhà.
2. Kĩ năng
- Đọc được bản vẽ mặt bằng tổng thể và bản vẽ của một ngôi nhà đươn giản.
3. Thái độ
- Nghiêm túc, tích cực.
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Tranh phóng to các hình: 11.1 và 11.2
2. Học sinh
- Xem trước nội dung bài 11.
III. Tổ chức hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Ổn định lớp. Tìm hiểu khái niệm chung về bản vẽ xây dựng.
TL
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Khái niệm chung
+ Bản vẽ xây dựng bao gồm các bản vẽ về các công trình xây dựng.
+ Bản vẽ nhà thể hiện hình dạng, kích thước, cấu tạo ngôi nhà.
+ Tác dụng: Căn cứ bản vẽ để xây dựng ngôi nhà.
- GV kiểm tra sĩ số lớp.
- Hình chiếu phối cảnh ứng dụng trong bản vẽ nào?
- Phân loại bản vẽ kỹ thuật?
- Bản vẽ xây dựng gồm các bản vẽ liên quan đến những gì?
- GV giới thiệu khái quát về bản vẽ xây dựng và lưu ý trong phần này chỉ quan tâm tới bản vẽ nhà đơn giản.
- Nội dung và tác dụng của bản vẽ nhà?
GV tóm tắt nội dung và tác dụng của bản vẽ nhà và bổ sung thêm: Giai đoạn thiết kế ban đâu thường có thêm hình chiếu phối cảnh, hình chiếu vuông góc, mặt cắt của ngôi nhà.
- HS ổn định.
- HS trả lời các câu hỏi của GV.
- Bản vẽ xây dựng bao gồm bản vẽ các công trình xây dựng như:nhà cửa,cầu đường,bến cảng,.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu bản vẽ mặt bằng tổng thể
TL
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
II- Bản vẽ mặt bằng tổng thể
Bản vẽ mặt bằng tổng thể là bản vẽ hình chiếu bằng của các công trình trên khu đất xây dựng.
Trên bản vẽ mặt bằng tổng thể thể hiện vị trí các công trình
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bản vẽ mặt bằng tổng thể của trường học ở hình 11.1 SGK.
- GV cần nhấn mạnh:
+ Bản chất của mặt bằng tổng thể là hình chiếu bằng của cả khu đất xây dựng
+ Công dụng của bản vẽ mặt bằng tổng thể.
+ Chú ý các kí hiệu sử dụng trên bản vẽ mặt bằng tổng thể: công trình dự định xây dựng, cây xanh
- HS quan sát tranh và lắng nghe.
- HS lưu ý.
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu bản vẽ các hình biểu diễn của ngôi nhà
TL
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
III- Các hình biểu diễn ngôi nhà
1. Mặt bằng
Mặt bằng là hình cắt bằng của ngôi nhà được cắt bởi một mặt phẳng name ngang đi qua cửa sổ.
Mặt bằng thể hiện vị trí, kích thước của tường, vách ngăn, cửa đi, cửa sổ
2. Mặt đứng
Mặt đứng là hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên một mặt phẳng thẳng đứng để thể hiện hình dáng, sự can đối và vẻ đẹp bean ngoài của ngôi nhà
3. Hình cắt
Mặt cắt dùng để thể hiện kết cấu của các bộ phận ngôi nhà và kích thước các tầng nhà theo chiều cao, kích thước cửa đi, cửa sổ..
- Nêu các loại hình biểu diễn chính của một ngôi nhà?
- Mặt bằng đựơc xác định như thế nào?
- Mặt bằng thể hiện những gì của ngôi nhà?
- Nếu ngôi nhà có nhiều tầng thì vẽ mặt bằng như thế nào?
- Mặt đứng đựơc xác định như thế nào?
- Mặt đứng thể hiện những gì của ngôi nhà?
- Mặt đứng có thể là những mặt nào?
- Hình cắt đựơc xác định như thế nào, hình cắt thể hiện những gì?
- HS trả lời.
- Mặt bằng là hình cắt bằng của ngôi nhà được cắt bởi một mặt phẳng nằm ngang đi qua cửa sổ.
- Mặt bằng thể hiện vị trí, kích thước của tường, vách ngăn, cửa đi, cửa sổ , cầu thang, cách bố trí các phòng, các thiết bị, đồ đạc .
- Nếu ngôi nhà có nhiều tầng thì vẽ mặt bằng riêng cho từng tầng
- Mặt đứng là hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên một mặt phẳng thẳng đứng.
- Mặt đứng thể hiện hình dáng, sự cân đối và vẻ đẹp bên ngoài ngôi nhà.
- Mặt đứng có thể là mặt chính (hình chiếu đứng ngôi nhà ), có thể là mặt bên (hình chiếu cạnh ngôi nhà).
Trong bản vẽ nhà , hình cắt được tạo bởi mặt phẳng cắt song song với một mặt đứng của ngôi nhà . Hình cắt dùng để thể hiện kết cấu của các bộ phận ngôi nhà và kích thước các tầng nhà theo chiều cao , kích thước cửa đi, cửa sổ , kích thước cầu thang , tường , sàn , mái , móng . . .
4. Hoạt động 4: Củng cố. Dặn dò
TL
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV đặt câu hỏi củng cố:
+ Hãy nêu các loại hình biểu diễn cần thiết khi thiết kế sơ bộ một ngôi nhà?
+ Bản vẽ mặt bằng tổng thể là gì?
+ Các đặc điểm cơ bản của từng loại hình biểu diễn dùng trong bản vẽ nhà là gì?
- Về nhà chuẩn bị trước bài 12 theo yêu cầu của bài.
- HS trả lời các câu hỏi của GV.
- HS nhận nhiệm vụ học tập.
IV. Rút kinh nghiệm. GVHD Duyệt
Ngày ./11/2008
File đính kèm:
- bai 11(1).doc