Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 30 - Bài 23: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền (Tiếp theo)

Mục tiêu

1. Kiến thức

• Biết được nhiệm vụ và cấu tạo của các chi tiết chính trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.

• Đọc được sơ đồ cấu tạo của pittông, thanh truyền và trục khuỷu.

2. Kĩ năng

• Đọc được cấu tạo của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.

3. Thái độ

• Tích cực, chủ động trong nghiên cứu và giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho hs.

B. Phương pháp giảng dạy: phát vấn tìm tòi kiến thức.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1235 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 30 - Bài 23: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 30 Ngày soạn: 17/02/2009 BÀI 23: CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN A. Mục tiêu 1. Kiến thức Biết được nhiệm vụ và cấu tạo của các chi tiết chính trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền. Đọc được sơ đồ cấu tạo của pittông, thanh truyền và trục khuỷu. 2. Kĩ năng Đọc được cấu tạo của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền. 3. Thái độ Tích cực, chủ động trong nghiên cứu và giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho hs. B. Phương pháp giảng dạy: phát vấn tìm tòi kiến thức. C. Chuẩn bị giáo cụ 1. Giáo viên: Tranh cơ cấu trục khuỷu thanh truyền. 2. Học sinh: Chuẩn bị theo yêu cầu của GV. D. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ Trình bày nhiệm vụ và cấu tạo của thân máy và nắp máy đ/c? Em có nhận xét gì về đặc điểm cấu tạo thân xilanh làm mát bằng nước và làm mát bằng không khí? 3. Nội dung bài mới a. Đặt vấn đề Trong ĐCĐT, mỗi cơ cấu, hệ thống đều đóng vai trò rất quan trọng để động cơ hoạt động được. Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền có nhiệm vụ rất quan trọng để ĐCĐT làm việc được. Để hiểu rõ nhiệm vụ, cấu tạo của nó ta sẽ học bài hôm nay. b. Triển khai bài dạy HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiều chung về cơ cấu trục khuỷu thanh truyền GV: Sử dụng tranh vẽ phóng to hoặc mô hình động cơ giới thiệu các nhóm chi tiết của cơ cấu. - Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền có các nhóm chi tiết chính là gì? HS: Nhóm pit-tông, nhóm thanh truyền và nhóm trục khuỷu. GV: Yêu cầu HS quan sát sơ đồ nguyên lý và chỉ cho HS hướng chuyển động của các chi tiết. - Khi đ/c làm việc: Pit-tông, thanh truyền, trục khuỷu chuyển động như thế nào? HS: Trả lời. GV: Nhận xét và kết luận I. GIỚI THIỆU CHUNG - Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền gồm 3 nhóm chi tiết chính: nhóm pit-tông, nhóm thanh truyền và nhóm trục khuỷu. - Khi động cơ làm việc: pittông chuyển động tịnh tiến trong xilanh, trục khuỷu quay tròn, thanh truyền là chi tiết truyền lực giữa pittông và trục khuỷu. Hoạt động 2: Tìm hiểu pittông GV: Pittông có nhiệm vụ gì? HS: Trả lời. GV: Sử dụng tranh vẽ phóng to 23.1 và 23.2 giới thiệu cho HS thấy cấu tạo của pit-tông. - Đỉnh pit-tông có nhiệm vụ gì? Đỉnh pit-tông có mấy dạng? - Đầu pit-tông có nhiệm vụ gì? - Thân pit-tông có nhiệm vụ gì? HS: Trả lời. GV: Nhận xét và kết luận về nhiệm vụ và cấu tạo của pit-tông. GV: Yêu cầu hs trả lời câu hỏi: - Vì sao phải lắp xecmăngở đầu pittông? - Khi động cơ làm việc lâu ngày phải thay pittông hay xecmăng? - Tại sao không làm pittông vừa khít với xilanh để không phải sử dụng xecmăng? HS: Trả lời. II. PITTÔNG 1. Nhiệm vụ - Pittông cùng với xilanh và nắp máy tạo thành không gian làm việc của động cơ. - Pittông nhận lực đẩy của khí cháy rồi truyền lực cho trục khuỷu để sinh công. - Pittông nhận lực từ trục khuỷu để thực hiện các quá trình nạp, nén, và thải khí. 2. Cấu tạo Gồm 3 phần chính: đỉnh, đầu, thân. - Đỉnh pittông có 3 dạng: đỉnh bằng, đỉnh lồi, đỉnh lõm. - Đầu pittông: có nhiệm vụ bao kín buồng cháy. Có các rãnh để lắp các xecmăng dầu và khí. - Thân pittông: có nhiệm vụ dẫn hướng cho pittông chuyển động trong xilanh và liên kết với thanh truyền để truyền lực. Trên thanh pittông có lỗ ngang để lắp chốt pittông. Hoạt động 3: Tìm hiểu thanh truyền GV: Nhiệm vụ của thanh truyền? HS: Trả lời. GV: Sử dụng tranh vẽ phóng to hình 23.3 SGK giới thiệu cho HS tấy cấu tạo của thanh truyền. - Em hãy cho biết cấu tạo của thanh truyền? - Tại sao ở đầu nhỏ và đầu to thanh truyền lại phải lắp bạc lót hoặc ổ bi? HS: Trả lời. GV: Nhận xét và kết luận về nhiệm vụ và cấu tạo của thanh truyền. III. THANH TRUYỀN 1. Nhiệm vụ Là chi tiết dùng để truyền lực giữa pittông và trục khuỷu. 2. Cấu tạo Gồm 3 phần: - Đầu nhỏ: có dạng hình trụ rỗng để lắp chốt pittông. - Thân: để nối đầu to và đầu nhỏ, có tiết diện ngang hình chữ I. - Đầu to: để lắp chốt trục khuỷu, có thể liền khối hoặc cắt làm 2 nửa nối với nhau nhờ bulông. Ở bên trong đầu nhỏ và đầu to có lắp bạc lót hoặc ổ bi. Hoạt động 4: Tìm hiểu trục khuỷu GV: Nhiệm vụ của trục khuỷu? HS: Trả lời. GV: Sử dụng tranh vẽ phóng to hình 23.4 SGK giới thiệu cho HS thấy cấu tạo của trục khuỷu. Em hãy cho biết cấu tạo của trục khuỷu? Động cơ một xilanh thì có bao nhiêu cổ khuỷu, chốt khuỷu và má khuỷu? Trên má khuỷu làm thêm đối trọng để làm gì? HS: Trả lời. GV: Nhận xét và kết luận về nhiệm vụ và cấu tạo của trục khuỷu. IV. TRỤC KHUỶU 1. Nhiệm vụ - Nhận lực từ thanh truyền để tạo momen quay kéo máy công tác. - Dẫn động các cơ cấu và hệ thống của động cơ. 2. Cấu tạo: Gồm: + Đầu trục khuỷu. + Thân trục khuỷu: - Cổ khuỷu: Trục quay của trục khuỷu. - Chốt khuỷu: lắp đầu to của thanh truyền. - Má khủy: nối cổ khuỷu với chốt khuỷu. + Đuôi trục khuỷu: lắp bánh đà. Trên má khuỷu thường lắp thêm đối trọng. 4. Củng cố - GV khái quát lại toàn bộ cơ cấu trục khuỷu thanh truyền. - Yêu cầu hs trả lời các câu hỏi ở sgk. 5. Dặn dò - Học bài cũ. - Soạn bài 24: Cơ cấu phân phối khí: + Nhiệm vụ của cơ cấu phân phối khí. + Cấu tạo của cơ cấu phân phối khí dùng xupap gồm những bộ phận nào?

File đính kèm:

  • docTIET 30.doc