Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 35: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen

Mục đích yêu cầu.

 Sau bài học này giáo viên cần làm cho học sinh:

 Biết được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen.

 Đọc được sơ đồ khối của hệ thống.

B/Dụng cụ và phương tiện dạy học.

+ Nghiên cứu một số tài liệu liên quan đến bài giảng.

+ Tranh vẽ phóng to hình 28.1 SGK và sơ đồ cấu tạo của một hệ thống có đủ các bộ phận chính.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1073 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 35: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SỐ 35 Số giờ đã giảng: 34 Thực hiện ngày 16 tháng 3 năm 2008 Tiết 35. HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU VÀ KHÔNG KHÍ TRONG ĐỘNG CƠ ĐIÊZEN. A/ Mục đích yêu cầu. Sau bài học này giáo viên cần làm cho học sinh: Biết được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen. Đọc được sơ đồ khối của hệ thống. B/Dụng cụ và phương tiện dạy học. + Nghiên cứu một số tài liệu liên quan đến bài giảng. + Tranh vẽ phóng to hình 28.1 SGK và sơ đồ cấu tạo của một hệ thống có đủ các bộ phận chính. C/Các bước lên lớp. I/. Ổn định lớp. Thời gian : 1 phút Kiểm tra sĩ số của lớp. II/.Kiểm tra bài cũ. Thời gian: 4 phút Gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi: Vẽ sơ đồ khối và nêu nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí? Yêu cầu học sinh trả lời theo nội dung sách giáo khoa. Nhận xét câu trả lời của học sinh và cho điểm. III/.Giảng bài mới. Thời gian: 34phút 1/. Giới thiệu bài mới. Thời gian: 1 phút 2/.Trình bày bài mới. Thời gian: 33 phút Nội dung TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1./ Nhiệm vụ. Hệ thống nhiên liệu động cơ điêzen có nhiệm vụ cung cấp không khí và nhiên liệu điêzen sạch vào xilanh động cơ. II./ Đặc điểm của sự hình thành hoà khí. + Thời điểm phun nhiên liệu là cuối kì nén, nhiên liệu hoà trộn với khí nen strong xilanh tạo thành hoà khí và bốc cháy. Như vậy htời gicn hình thành hào khí so với động cơ xăng là rất ngắn. + Nhiên liệu phun vào xilanh ở cuối quá trình nén, áp suất và nhiệt độ trong buồng cháy cao. Hai lý do trên khiến nhiên liệu phun vào xilanh phải đame bảo có áp suất cao và hoà trộn tốt. Muốn vậy phải có bơm tạo áp suất cao cho nhiên liệu và bơm này đựợc gọi là bơm cao áp. III./ Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống. 1./ Cấu tạo. - Thùng nhiên liệu dùng để chứa nhiêu liệu. - Bầu lọc thô và lọc tinh có nhiệm vụ giữ lại các sạn bẩn có trong nhiên liệu. - Bơm chuyển nhiên liệu có nhiệm vụ hút nhiên liệu từ thùng chứa qua bộ lọc thô, lọc tinh tới bơm cao áp. - Bơm cao áp và vòi phun có nhiệm vụ phun tơi nhiên liệu vào xilanh động cơ. 2./ Nguyên tắc hoạt động. Khi ĐC làm việc nhiên liệu được bơm hút từ thùng nhiên liệu, qua bầu lọc thô, bầu lọc tinh được lọc sạch cặn bẩn sau đó tới bơm cao áp. Bơm cao áp đẩy nhiên liệu đi vào vòi phun để phun tơi nhiên liệu vào xilanh động cơ. Một phần nhiên liệu bị rò rỉ trong vòi phun đi theo đường hồi dầu về thùng chứa. - Không khí qua bầu lọc vào đường ống hút rồi vào xilanh ĐC trong kì nạp. Cuối quá trình nén nhiệt độ và áp suất không khí trong xilanh tăng lên, không khí bị chèn và chui vào kgông gian khoát lõm trên đỉnh pittông tạo thành dòng xaóy lốc mạnh ở thời điểm nhiên liệu phun vào trong buồng cháy. Nhờ đó nhiên liệu và không khí được trộn đều với nhau. 5 10 18 8 10 - Hỏi: Trong động cơ điêzen nhiên liệu được cấp vào đâu? - Gọi học sinh trả lời. - Nhận xét và KL: Khác với động cơ xăng ( Trừ loại phun xăng vào buồng cháy) nhiên liệu điêzen được cấp thẳng vào buồng cháy. - Gọi học sinh nêu nhiệm vụ của hệ thống. - Nhận xét và KL: Hệ thống nhiên liệu động cơ điêzen có nhiệm vụ cung cấp không khí và nhiên liệu điêzen sạch vào xilanh động cơ. - Hỏi: Trong chu trình làm việc của động cơ nhiên liệu được phun vào thời điểm nào? - Gọi học sinh trả lời. - Nhận xét và KL: Nhiên liệu được phun vào cuối kì nén. - Hỏi: So với động cơ xăng thì thời gian hoà trộn của nhiên liệu điêzen dài hơn hay ngắn hơn? - Gọi học sinh trả lời. - Nhận xét và KL: Trong ĐC điêzen thời gian hoà trộn giữa nhiên liệu và không khí ngắn hơn nhiều so với ĐC xăng nên đòi hỏi nhiên liệu phải được phun tơi và phân bố đều trong không gian buồng cháy. - Hỏi: Thời điểm phun nhiên liệu điêzen thì áp suất và nhiệt độ trong buồng cháy như thế nào? - Gọi học sinh trả lời. - Nhận xét và KL: Nhiên liệu điêzen phun vào cuối kì nén nên áp suất và nhiệt độ trong buồng cháy cao. Vì vậy nhiên lkiệu phun vào xilanh phải đảm bảo có áp suất cao và hoà trộn tốt. Muốn vậy phải có bơm tạo áp suất cao cho nhiên liệu và bơm này gọi là bơm cao áp. - Giáo viên vẽ hình 28.1 SGK lên bảng và yêu cầu học sinh vẽ vào vở. - Gọi học sinh nêu nhiệm vụ của các bộ phận chính. - Hỏi: Nếu không có bơm chuyển nhiên liệu thì làm thế nào để hệ thống vẫn làm việc được. - Gọi học sinh trả lời. - Nhận xét và KL: Bơm chuyển nhiên liệu có thể không cần nếu thùng nhiên liệu đặt cao hơn bơm cao áp một khoảng nào đó. - Hỏi: Trong hệ thống bộ phận nào là quan trọng nhất? - Gọi học sinh trả lời. - Nhận xét và KL: Bơm cao áp là thiết bị quan trọng nhất không thể thiếu được của hệ thống. - Gọi một học sinh nêu tên các bộ phận chính và trình bày tóm tắt nguyên lý làm việc của hệ thống. - NX và KL: Khi ĐC hoạt động bơm hút nhiên liệu từ thùng chứa qua bình lọc thô vào bơm, rồi nhiên liệu được bơm qua bình lọc tinh tới bơm cao áp. Bơm cao áp đẩy nhiên liệu đi tiếp vào đường cao áp, vào vòi phun để phun tơi nhiên liệu trong xilanh ĐC. Nhiên liệu trong bơm cao áp đi qua van hồi dầu đến cửa hút của bơm chuyển nhiên liệu. Một phần nhiên liệu rò rỉ trong vòi phun đi theo đường hồi dầu về thùng chứa. Không khí từ ngoài trời qua bình lọc vào đường ống hút rồi qua xupáp hút đi vào xilanh ĐC. Trong quá trình nén cả hai xupáp hút và xả đều đóng.Pittông đi lên, không khí trong xilanh bị nén. Càng gần tới ĐCT không khí bị chén bên trên đỉnh pittông chui vào phần khoét lõm của đỉnh tạo ra dòng xoáy càng mạnh. Cuối quá trình nén nhiên liệu được phun tơi vào dòng khí xoáy này làm cho nhiên liệu được xé tơi và trộn đều vào không khí trong buồng cháy. - Suy nghĩ, liên hệ với kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV. - TL: Nhiên liệu điêzen được cấp thẳng vào trong buồng cháy của động cơ vào cuối quá trình nén. - TL: : Hệ thống nhiên liệu động cơ điêzen có nhiệm vụ cung cấp không khí và nhiên liệu điêzen sạch vào xilanh động cơ. - Liên hệ kiến thức trong bài nguyên lý hoạt động của ĐC điêzen để trả lời câu hỏi. - TL: Nhiên liệu được phun vào cuối quá trình nén. - Suy nghĩ để trả lời câu hỏi của giáo viên. - TL: Trong ĐC điêzen thời gian hoà trộn giữa nhiên liệu và không khí ngắn hơn nhiều so với ĐC xăng. - Suy nghĩ, liên hệ với kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. - TL: Áp suất và nhiệt độ trong buồng cháy cao. - Chú ý nghe giảng và ghi lại những ý chính. - Vẽ hình 28.1 vào vở. - Nêu nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống. - Suy nghĩ để trả lời câu hỏi của giáo viên. - TL: Phải đặt thùng nhiên liệu cao hơn bơm cao áp một khoảng nào đó để nhiên liệu tự chảy vào bơm. - Suy nghĩ, trả lời câu hỏi của giáo viên. - TL: Bơm cao áp vì nó làm nhiệm vụ phun tơi nhiên liệu vcào trong buồng cháy. - Nêu nguyên lý hoạt độngcủa hệ thống. Khi ĐC làm việc nhiên liệu được bơm hút từ thùng nhiên liệu, qua bầu lọc thô, bầu lọc tinh được lọc sạch cặn bẩn sau đó tới bơm cao áp. Bơm cao áp đẩy nhiên liệu đi vào vòi phun để phun tơi nhiên liệu vào xilanh động cơ. Một phần nhiên liệu bị rò rỉ trong vòi phun đi theo đường hồi dầu về thùng chứa. - Không khí qua bầu lọc vào đường ống hút rồi vào xilanh ĐC trong kì nạp. Cuối quá trình nén nhiệt độ và áp suất không khí trong xilanh tăng lên, không khí bị chèn và chui vào kgông gian khoát lõm trên đỉnh pittông tạo thành dòng xaóy lốc mạnh ở thời điểm nhiên liệu phun vào trong buồng cháy. Nhờ đó nhiên liệu và không khí được trộn đều với nhau. 3/.Áp dụng. Thời gian: 4 phút GV đặt câu hỏi: Nêu nguyên lý hoạt động của hệ thốngcung cấp nhiên liệu và không khí trong ĐC điêzen. -Gọi học sinh trả lời. - Nhận xét đánh giá và cho điểm. IV/.Củng cố bài mới. Thời gian: 3 phút GV nêu các câu hỏi tổng kết bài, đánh giá sự tiếp thu của học sinh bằng các câu hỏi cuối bài trong sách giáo khoa. Gợi ý trả lời. Câu 1 và câu 3: Học sinh tự trả lời theo nộidung SGK. Câu 2: Vì nhiên liệu được phun vào trong buồng cháy ở cuối kì nén trong môi trường áp suất cao nên áp suất phun cũng phải lớn thì nhiên liệu mới phun vào được. V/.Giao bài. Học sinh về nhà đọc trước bài 29 SGK. Học nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong ĐC điêzen. VI/. Tự rút kinh nghiệm. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày 16 tháng 3 năm 2008 Ngày 17 tháng 3 năm 2008 Tổ trưởng bộ môn Giáo viên Trần Thị Lý Phùng Thị Tin

File đính kèm:

  • docbai 28 He thong cung cap nl va KK trong DC diezen.doc
Giáo án liên quan