. Mục tiêu
1. Kiến thức
• Biết cách vận hành và bảo dưỡng một loại ĐCĐT.
• Vận hành được một loại ĐCĐT hoặc bảo dưỡng được một số bộ phận của ĐCĐT.
2. Kĩ năng
• Biết quy trình vận hành và bảo dưỡng một bộ phận của ĐCĐT.
• Kĩ năng thực hành.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 48 - Bài 38: Thực hành vận hành và bảo dưỡng động cơ đốt trong (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 48
Ngày soạn: 25/04/2009
BÀI 38: THỰC HÀNH
VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG (T1)
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
Biết cách vận hành và bảo dưỡng một loại ĐCĐT.
Vận hành được một loại ĐCĐT hoặc bảo dưỡng được một số bộ phận của ĐCĐT.
2. Kĩ năng
Biết quy trình vận hành và bảo dưỡng một bộ phận của ĐCĐT.
Kĩ năng thực hành.
3. Thái độ
Tích cực, chủ động trong nghiên cứu và giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho hs.
Có ý thức kỉ luật và an toàn lao động.
B. Phương pháp giảng dạy: thực hành + phát vấn + trực quan.
C. Chuẩn bị giáo cụ
1. Giáo viên: Chuẩn bị 1 ĐCĐT hoặc thiết bị dùng ĐCĐT làm nguồn lực, tranh ảnh, phần mềm.
2. Học sinh: Nghiên cứu bài 48.
D. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
Trình bày nguyên tắc chung về ứng dụng của ĐCĐT?
3. Nội dung bài mới
a. Đặt vấn đề
Chúng ta biết được ứng dụng của ĐCĐT trong thực tế. Bây giờ chúng ta vận dụng nhngx điều đã học để biết cách vận hành và bảo dưỡng ĐCĐT.
b. Triển khai bài dạy
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục tiêu của bài thực hành
GV: Mục tiêu của bài thực hành là gì?
HS: Trả lời.
I. MỤC TIÊU
- Biết cách vận hành và bảo dưỡng ĐCĐT.
- Vận hành được một loại ĐCĐT hoặc bảo dưỡng một số bộ phận của ĐCĐT.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vận hành ĐCĐT
GV: Thế nào là vận hành ĐCĐT?
HS: Trả lời.
GV: Trước khi ĐCĐT hoạt động, nếu chuẩn bị tốt thì có tác dụng gì?
HS: Trả lời.
GV: Trước khi vận hành ĐCĐT cần chuẩn bị những công việc gì?
HS: Trả lời.
GV: Vì sao trướckhi vận hành, ta lại phải có những khâu chuẩn bị như vậy? Tác dụng của những khâu đó?
HS: Trả lời.
GV: Khi vận hành ĐCĐT cần tuân thủ những bước nào? Vì sao có những bước đó? Tác dụng của những bước đó là gì?
HS: Trả lời.
II. LÍ THUYẾT THỰC HÀNH
1. Vận hành ĐCĐT
a. Chuẩn bị
- Vận hành ĐCĐT là quá trình chuẩn bị đưa động cơ vào hoạt ddoongjvaf theo dõi hoạt động của nó trong suốt quá trình làm việc.
- Chuẩn bị để đưa động cơ vào hoạt động là việc làm rất quan trọng, đảm bảo cho động cơ làm việc liên tục, không trục trặc, phát huy hết công suất, chi phí thấp, an toàn cho máy cũng như người sử dụng.
- Một số công việc cần phải làm trước khi vận hành ĐCĐT:
(1) Kiểm tra sự lắp chặt của động cơ.
(2) Quan sát sự rò rỉ của nước làm mát, dầu bôi trơn, nhiên liệu.
(3) Kiểm tra mức nước làm mát, dầu bôi trơn, nhiên liệu.
(4) Kiểm tra các đồng hồ đo.
(5) Thu dọn dụng cụ để kiểm tra.
(6) Lau chùi sạch sẽ động cơ.
(7) Chuẩn bị dụng cụ khởi động.
b. Vận hành: Quy trình vận hành ĐCĐT:
(1) Khởi động động cơ.
(2) Cho động cơ làm việc ở tốc độ quay thấp.
(3) Kiểm tra sự lắp chặt với các bộ phận bên ngoài.
(4) Quan sát nghe các tiếng kêu không bình thường.
(5) Tăng tốc độ quay của động cơ.
(6) Cho động cơ kéo máy công tác.
(7) Theo dõi sự làm việc bình thường của động cơ.
(8) Ngừng làm việc, tắt động cơ.
(9) Thu dọn nơi làm việc.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cách bảo dưỡng ĐCĐT
GV: Bảo dưỡng ĐCĐT là gì?
HS: Trả lời.
GV: Có mấy dạng bảo dưỡng ĐCĐT?
HS: Trả lời.
GV: Khi bảo dưỡng hàng ngày, cần tiến hành những công việc gì?
HS: Trả lời.
GV: Những công việc khi bảo dưỡng cấp 1.
HS: Trả lời.
GV: Những công việc cần phải làm khi bảo dưỡng cáp 2?
HS: Trả lời.
GV: Những công việc phải làm khi bảo dưỡng theo mùa?
HS: Trả lời.
GV: Khi bảo dưỡng kĩ thuật bộ phận của động cơ, cần phải tiến hành những công việc gì?
HS: Trả lời.
2. Bảo dưỡng ĐCĐT
Bảo dưỡng ĐCĐT là công tác dự phòng được tiến hành theo một kế hoạch đã định, nhằm tránh những hiện tượng hư hỏng trước thời hạn, đảm bảo cho động cơ làm việc ổn định, an toàn và có tuổi thọ cao.
Có 4 dạng bảo dưỡng kĩ thuật: bảo dưỡng hàng ngày, bảo dưỡng cấp 1, bảo dưỡng cấp 2, bảo dưỡng theo mùa.
a. Bảo dưỡng hàng ngày
- Làm sạch động cơ.
- Quan sát, khắc phục những bulông bị nới lỏng, các vị trí rò rỉ nước làm mát, dầu bôi trơn, nhiên liệu.
- Kiểm tra mức dầu bôi trơn, nước làm mát, nhiên liệu.
b. Bảo dưỡng cấp 1
- Bảo dưỡng hàng ngày.
- Kiểm tra sự lắp chặt động cơ và các thiết bị lắp trên nó.
c. Bảo dưỡng cấp 2
- Bảo dưỡng cấp 1.
- Chuẩn đoán các tình trạng kĩ thuật.
- Bảo dưỡng các cơ cấu, hệ thống.
d. Bảo dưỡng theo mùa
* Bảo dưỡng kĩ thuật bộ phận của động cơ
(1) Tháo các bộ phận ra khỏi động cơ.
(2) Quan sát kĩ để đưa ra phương pháp tháo lắp.
(3) Tháo rời bộ phận ra chừng chi tiết.
(4) Làm sạch chi tiết.
(5) Kiểm tra, phát hiện hư hỏng, tìm phương án khắc phục.
(6) Bôi dầu mỡ vào vị trí phải bôi trơn.
(7) Lắp ráp lại các chi tiết.
(8) Lắp các bộ phận lên động cơ.
4. Củng cố
- Những công việc phải làm khi vận hành ĐCĐT?
- Những công việc phải làm khi bảo dưỡng ĐCĐT?
5. Dặn dò
- Học bài cũ.
- Xem lại nội dung bài thực hành, tiết sau sẽ làm thực hành cụ thể.
File đính kèm:
- tiet 48.doc