Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 8 - Tuần 8 - Bài 7: Hình chiếu phối cảnh

Mục tiêu

Qua bài giảng, HS cần:

- Biết được khái niệm về hình chiếu phối cảnh (HCPC).

- Biết cách vẽ phác HCPC của vật thể đơn giản.

B. Chuẩn bị

1. Kiến thức liên quan:

Trong bài 2 sách Công nghệ 8 các em đã biết các phép chiếu trong đó phép chiếu xuyên tâm là cơ sở để xây dựng hình chiếu phối cảnh.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2013 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 8 - Tuần 8 - Bài 7: Hình chiếu phối cảnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 8-Tuần 8 Bài 7. HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH A. Mục tiêu Qua bài giảng, HS cần: - Biết được khái niệm về hình chiếu phối cảnh (HCPC). - Biết cách vẽ phác HCPC của vật thể đơn giản. B. Chuẩn bị 1. Kiến thức liên quan: Trong bài 2 sách Công nghệ 8 các em đã biết các phép chiếu trong đó phép chiếu xuyên tâm là cơ sở để xây dựng hình chiếu phối cảnh. 2. Chuẩn bị nội dung: - Nghiên cứu bài 7 SGK. - Đọc tài liệu tham khảo liên quan đến bài giảng. - Xem lại bài 2 sách Công nghệ 8 3. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - Tranh vẽ phóng to HCPC hình 7.1, 7.2, 7.3 trang 37, 38, 39 SGK. - Tranh vẽ phóng to các bước vẽ phác HCPC có một điểm tụ. C. Tiến trình I. Phân bố bài giảng Bài giảng gồm 2 nội dung chính: + Một số khái niệm cơ bản về HCPC. + Biết cách vẽ phác HCPC của vật thể đơn giản. - Trọng tâm của bài: + Vẽ phác HCPC một điểm tụ. II. Các hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp 2. Đặt vấn đề vào bài mới: Trong bài 2 sách Công nghệ 8 đã giới thiệu các loại phép chiếu xuyên tâm, song song, vuông góc. Để xây dựng hình chiếu phối cảnh ta sử dụng phép chiếu xuyên tâm. Vậy thế nào là HCPC, cách vẽ HCPC của vật thể đơn giản như thế nào ta nghiên cứu bài 7. 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm về hình chiếu phối cảnh - Yêu cầu HS quan sát hình 7.1 SGK và trả lời các vấn đề: + Hình vẽ biểu diện nội dung gì? + Có nhận xét gì về kích thước các bộ phận của ngôi nhà trên hình vẽ? + HCPC này dựa trên phép chiếu gì? - GV giải thích tại sao gọi hình vẽ này là HCPC hai điểm tụ và rút ra kết luận về HCPC. - (GV có thể giải thích khái niệm điểm tụ: Trong phép chiếu xuyên tâm, hai đường thẳng song song có thể được chiếu thành hai đường thẳng cắt nhau. Điểm cắt nhau đó chính là điểm tụ). - GV yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu hệ thống xây dựng HCPC (hình 7.2 SGK). GV có thể đặt câu hỏi: Trong hình 7.2 SGK đâu là tâm chiếu, mặt phẳng hình chiếu, mặt phẳng vật thể, mặt phẳng tầm mắt, đường chân trời? Tiếp tục quan sát hình 7.3, rút ra kết luận: đặc điểm của HCPC, vị trí của mặt phẳng chiếu có ảnh hưởng như thế nào đến HCPC nhân được, ứng dụng của HCPC? Tìm hiểu các loại HCPC dựa vào vị trí của mặt phẳng chiếu bằng cách cho HS quan sát hình 7.3, hình 7.1 và giải thích: Thế nào là HCPC một, hai điểm tụ? chúng giống và khác nhau ở những điểm nào? I. Khái niệm 1. Khái niệm: HCPC là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm. 2. Đặc điểm, ứng dụng của hình chiếu phối cảnh. + Đặc điểm: Biểu diễn các vật thể có kích thước lớn, vì nó gây được ấn tượng về khoảng cách xa gần của các đối tượng biểu diễn. + Ứng dụng: Các loại HCPC: HCPC một điểm tụ nhận được khi mặt tranh song song với mộtmặt của vật thể (hình 7.1 trang 37 SGK). HCPC hai điểm tụ nhận được khi mặt tranh không song song với mặt nào của vật thể (SGK). Hoạt động 2 : Tìm hiểu phương pháp vẽ phác HCPC một điểm tụ của vật thể đơn giản. GV đặt bài toán: Cho vật thể có dạng hình chữ L (có thể được biểu diễn dưới dạng không gian hoặc hình chiếu vuông góc). Hãy vẽ phác HCPC một điểm tụ của vật thể. GV yêu cầu HS đọc kĩ phần “Các bước vẽ phác HCPC một điểm tụ” GV thực hiện các bước trên bảng. - Vị trí của hình chiếu đứng của vật thể được đặt như thế nào so với đường chân trời tt? (bước 3). -Có cần đặt vật thể sao cho tt song song với một cạnh nào đó của vật thể hay không? GV :Việc vạch đường chân trời tt chính là chỉ định độ cao của điểm nhìn. - Độ dài của AI so với AI trên vật thật? (bước 5). Lưu ý: - Muốn thể hiện mặt bên nào thì chọn điểm tụ về phía bên ấy của hình chiếu đứng. II. Phương pháp vẽ phác HCPC Các bước vẽ phác HCPC một điểm tụ của vật thể. - Bước 1 : Vẽ đường chân trời (tt; chỉ định độ cao của điểm nhìn). - Bước 2 : Chọn điểm tụ (F). - Bước 3 : Vẽ hình chiếu đứng của vật thể. - Bước 4 : Nối điểm tụ với các điểm trên hình chiếu đứng. - Bước 5 : Xác định chiều rộng của vật thể. - Bước 6 : Dựng các cạnh còn lại của vật thể. - Bước 7 : Tô đậm các cạnh thấy của vật thể , hoàn thiện hình vẽ phác Kết luận: Để vẽ HCPC của vật thể, ta vẽ HCPC của các điểm thuộc vật thể. - Tùy theo vị trí tương đối giữa F và hình chiếu đứng của vật thể mà ta sẽ có các HCPC khác nhau của vật thể. GV : Kết quả nhận được là hình vẽ phác (chưa đòi hỏi độ chính xác cao nhưng phải đảm bảo rõ hình dáng thực của vật thể, muốn vậy phải chú ý nếu hai đoạn thẳng bằng nhau, đoạn nào ở xa điểm nhìn hơn thì sẽ có HCPC ngắn hơn). - vị trí tương đối của điểm tụ (F) so với hình chiếu đứng của vật thể có ảnh hưởng như thế nào đến HCPC nhận được? - So sánh cách vẽ HCPC với cách vẽ hình chiếu trục đo của vật thể? - Từ đó rút ra: Để nhận biết HCPC và hình chiếu trục đo của một vật thể ta làm thế nào? Khi F -> vô cùng, các tia chiếu song song với nhau, hình chiếu nhận được có dạng hình chiếu trục đo của vật thể. Hoạt động 4 : Tổng kết - Hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu phần phương pháp vẽ phác HCPC hai điểm tụ của vật thể theo nội dung trình bày trong SGK. - Yêu cầu HS giải bài tập: vẽ phác HCPC của các vật thể cho bằng hai hình chiếu vuông góc ở hình 7.4 trang 40 SGK. - GV cho HS trả lời các câu hỏi ở cuối bài 7 SGK và yêu cầu HS đọc trước bài 8 SGK. Tiết 9 – Tuần 9 KIỂM TRA : ( 45 ph) Mục tiêu : - Kiểm tra mức độ nắm bắt tiêu chuẩn trình bày bản vẽ của HS , kiến thức về biểu diền vật thể trên bản vẽ kĩ thuật - Kiểm tra kỹ năng trình bày bản vẽ ( vẽ nét đậm , nét mảnh , nét đứt , nét chấm gạch mảnh , ghi kích thước ) - Từ kết quả của bài kiểm tra , GV rút kinh nghiệm để cải tiến phương pháp dạy phần vẽ KT cơ sở Chuẩn bị : HS : Ôn tập từ bài 1 đến bài 8 GV : Ra đề kiểm tra ĐỀ BÀI : BÀI SỐ 2 VẼ HCVG THỨ BA CỦA GÁ LỖ TRÒN TỈ LỆ 1:1 VẬT LIỆU BẰNG THÉP Thang điểm : - chép đề chính xác , đúng quy định 4 điểm - vẽ HC thứ ba 2 điểm - Ghi kích thước 2 Điểm - Khung vẽ , khung tên , chữ viết 2 điểm Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docCong Nghe 11004.doc
Giáo án liên quan