. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Qua bài dạy GV phải làm cho HS:
+ Nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng.
+ Đọc được sơ đồ nguyên lí của hệ thống .
2.Kĩ năng :
Nhận biết các chi tiết chính trong của hệ thống. Phân tích sơ đồ cấu tạo.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 954 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 17 - Tiết 34 - Bài 27: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/12/2007
Tuần: 17
Tiết : 34
Bài 27: HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU VÀ KHÔNG KHÍ TRONG ĐỘNG CƠ XĂNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Qua bài dạy GV phải làm cho HS:
+ Nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng.
+ Đọc được sơ đồ nguyên lí của hệ thống .
2.Kĩ năng :
Nhận biết các chi tiết chính trong của hệ thống. Phân tích sơ đồ cấu tạo.
3. Thái độ:
Vai trò của động cơ đốt trong trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tranh vẽ phóng to các hình 27.1; 27.2 SGK.
- Mô hình động cơ đốt trong.
- Sưu tầm các chi tiết cũ của xe máy hoặc động cơ cỡ nhỏ.
2. Học sinh:
Đọc trước nội dung bài mới.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: (1’) kiểm tra sĩ số HS
2. Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra)
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:(1’)Khi động cơ làm việc, các bề mặt ma sát cần phải có dầu bôi trơn để làm giảm ma sát. Dầu bôi trơn này từ đau mà có và nó đi bôi trơn như thế nào? Nội dung bài học hôm nay chung ta sẽ tìm hiểu về vấn đề này.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1.Tìm hiểu nhiệm vụ và phân loại của hệ thống bôi trơn.
5’
+ Hỏi: Khi động cơ làm việc lực ma sát ở các bề mặt ma sát này như thế nào?
+ GV nêu nhiệm vụ của cơ cấu.
+ Hệ thống bôi trơn gồm những loại nào?.
+ Nhận xét, giải thích từng loại cụ thể.
+ Trả lời câu hỏi.
+ Lắng nghe và ghi nội dung.
+ Trả lời câu hỏi.
+ Lắng nghe và ghi nội dung.
I. Nhiệm vụ và phân loại:
1. Nhiệm vụ:
Đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt ma sát..
2. Phân loại:
+ Vun té.
+ Cưỡng bức.
+ Pha dầu bôi trơn vào nhiên liệu
Hoạt động 2. Tìm hiểu cấu tạo của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
15’
+ Cho HS quan sát hình vẽ 21.1 sgk.
+ Hỏi: Hãy kể tên các chi tiết chính trong hệ thống bôi trơn cưỡng bức?
+ Yêu cầu hs thảo luận nhóm tìm ra nhiệm vụ của từng chi tiết.
+ Nhận xét, nêu nhiệm vụ của từng chi tiết trong hệ thống.
+ HS quan sát tranh vẽ trả lời.
+ Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
+ HS lắng nghe.
II. Hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
Cấu tạo:
Hệ thống bôi trơn cưỡng bức bao gồm các bộ phận chính là: cacte, bơm dầu, bầu lọc dầu, các đường dẫn dầu, van an toàn, van khống chế, két làm mát dầu, đồng hồ đo áp suất dầu...
Hoạt động 3. Tìm hiểu nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức
15’
+ Vẽ sơ đồ tóm tắc nguyên lí làm việc của hệ thống lên bảng.
+ Yêu cầu HS trình bày nguên lí làm việc của hệ thống.
+ Nhận xét, hoàn thiện kiến thức.
+ Chú ý quan sát, vẽ vào vở.
+ Trình bày nguyên lí làm việc.
+ Hs khác nhận xét.
+ Lắng nghe, ghi nội dung.
2. Nguyên lí làm việc.
+ Trường hợp làm việc bình thường: Khi động cơ làm việc, dầu bôi trơn được bơm 3 hút từ cacte, qua bầu lọc 5, qua van 6 rồi đến đường dầu chính 9. sau đó dầu theo các đường 10,11,12 đến bôi trơn các bề mặt ma sát.
+ Các trường hợp khác:
- Nếu áp suất trên các đường vượt quá giá trị cho phép, van 4 sẽ mở để một phần dầu chảy ngược về trước bơm.
- Nếu nhiệt độ dầu cao quá giới hạn định mức, van 6 đóng lại, dầu đi qua két làm mát trước khi về trước bơm.
Hoạt dộng 4. Tổng kết, đánh giá bài học
5’
+ Nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài (cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức).
+ Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi cuối bài trong sgk.
+ yêu cầu HS về nhà học bài và đọc trước nội dung bài 26.
+ Lắng nghe.
+ Chú ý lắng nghe.
+ Thực hiện theo lời dặn của GV.
IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung:
File đính kèm:
- tiet 34.doc