Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 18 - Tiết 55, 56 - Bài 17: Kĩ thuật gò thành hình (tiếp)

Mục tiêu

 1. Kiến thức: Sau khi học song bài này HS:

 - Nắm được bản chất về gò thành hình, tính toán khai triển được hình gò

2. Kỹ năng:

 Phân biệt cách gò thành hình và cách gò biến dạng

 Các kĩ năng cơ bản của gò thành hình, các kĩ thuật gò uốn, gấp mép và ghép nối

3. Thái độ:

 Nghiêm túc trong học tập, say mê, hứng thú tìm hiểu tạo hình về các sản phẩm mới

II. Chuẩn bị.

 1. Giáo viên:

 Tài liệu giáo khoa, sách giáo viên, các phương pháp gia công sản phẩm

 Một số mẫu sản phẩm điển hình

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1035 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 18 - Tiết 55, 56 - Bài 17: Kĩ thuật gò thành hình (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 18 TPP: 55 - 56 Ngày soạn: 20/12/07 Bài 17: kĩ thuật gò thành hình I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Sau khi học song bài này HS: - Nắm được bản chất về gò thành hình, tính toán khai triển được hình gò 2. Kỹ năng: Phân biệt cách gò thành hình và cách gò biến dạng Các kĩ năng cơ bản của gò thành hình, các kĩ thuật gò uốn, gấp mép và ghép nối 3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, say mê, hứng thú tìm hiểu tạo hình về các sản phẩm mới II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên: Tài liệu giáo khoa, sách giáo viên, các phương pháp gia công sản phẩm Một số mẫu sản phẩm điển hình 2. Học sinh: Tài liệu liên quan đến bài học III. Phương pháp - phương tiện. Trực quan- phát vấn - thảo luận IV. Tiến trình lên lớp. 1. ổn định lớp: Điểm diện sĩ số. (3') 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt I. Biến dạng trong gò uốn + Vật liệu kim loại được dùng để uốn nguội phải có tính dẻo cao, tuy nhiên trong bất kì trường hợp nào thì vẫn còn có những lượng dư đàn hồi cho dù là rất nhỏ + Do đó khi uốn vật liệu là kim loại để có được hình dáng như yêu cầu ta cần phải để một lượng dư nào đó để bù lại sự đàn hồi của vật liệu + Bảng giới thiệu góc bù trong khi uốn kim loại (Sgk/ 92) II. Kĩ thuật gò uón góc 1. Kĩ thuật gò. B1: Tính toán chiều dài phôi để uốn góc Z = 0,43r + 1,48t Với Z: chiều dài cung của góc cần uốn t: chiều dày phôi liệu r: bán kính góc uốn B2: Khai triển phôi liệu L = l1 + l2 +..+ln - Z l1, l2, ln: là chiều dài các cạnh của góc uốn + Ta có thể coi L là tổng chiều dài cần tính toán để cắt pha vật liệu B3: Chọn đe và búa Căn cứ theo hình cần uốn để chọn, với những vật liệu có đường kính hoặc chiều dày lớn ta cần sử dụng êtô để giữ chắc chắn B4: Gò uốn - Cần đánh búa trực tiếp lên đỉnh của góc phôi - Có thể sử dụng dưỡng trong khi gò, ta có thể tạo được góc theo hình dáng và cũng để kiểm tra góc cho phù hợp 2. Kĩ thuật gò cung, trụ tròn a. Xác định chu vi của hình tròn hoặc chiều dài của cung - Chiều dài cung L = ar (mm) a: góc chứa cung r: bán kính trong của cung L + 2rp = pd Với r, d là bán kính và đường kính ngoài của trụ tròn b. Gò thủ công - Chọn đe và búa phù hợp. Nên gò từ 2 đầu của phôi liệu và giữa, cần gò chậm đánh búa 1/3 nhát sau chồng lên 1/3 nhát trước để vật liệu không bị vết búa - Cần chú ý lượng dư đàn hồi của vật liệu c. Dùng thiết bị gò trụ tròn Sử dụng các lốc trụ tròn để ép tạo chiều cong của vật liệu. Đây là cách làm có hiệu suất cao, sản phẩm đẹp. Nhưng cần chú ý khi sử dụng các loại động cơ quay là môtơ điện, khi bắt đầu uốn không được để động cơ làm việc với công suất cao để không bị hỏng tụ điện khởi động của động cơ điện V. Củng cố: Kĩ thuật gò thành hình VI. Dặn dò Chuẩn bị bài mới, trả lời các câu hỏi theo SGK Rút kinh nghiệm:............................................................................................................... .......................................................................................................................................... .........................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 55-56.doc
Giáo án liên quan