Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 45: Nguyên lí thu phát vô tuyến điện

Mục tiêu:

1. Hs hiểu được nguyên lí chung của quá trình thu phát vô tuyến điện

2. hiểu được nguyên lí làm việc của các loại máy thu thanh điều biên và điều tần. Biết được các chỉ tiêu cơ bản và sơ đồ khối của các loại máy thu thanh.

3. Rèn luyện tư duy kỹ thuật, ý thức kỷ luật công nghiệp cho hs. Góp phần giáo dục hướng nhiệp nghề kĩ thuật điện tử cho hs

 

doc21 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1024 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Bài 45: Nguyên lí thu phát vô tuyến điện, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 3: Radio cassette Chương 5: Một số mạch điện tử cơ bản trong radio cassette Bài 45: Nguyên lí thu phát vô tuyến điện Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết CT: 141 - 144 I. Mục tiêu: 1. Hs hiểu được nguyên lí chung của quá trình thu phát vô tuyến điện 2. hiểu được nguyên lí làm việc của các loại máy thu thanh điều biên và điều tần. Biết được các chỉ tiêu cơ bản và sơ đồ khối của các loại máy thu thanh. 3. Rèn luyện tư duy kỹ thuật, ý thức kỷ luật công nghiệp cho hs. Góp phần giáo dục hướng nhiệp nghề kĩ thuật điện tử cho hs II. Chuẩn bị: Giáo viên: tranh vẽ h 15.1, 15.2, 15.5, 15.6, 15.7, 15.8 sgk một máy thu thanh đổi tần làm mẫu. Học sinh: - đọc trước nội dung bài 45 - tài liệu ghi chép đầy đủ. III. Tiến trình: ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Tg I. lịch sử phát minh và phát triển của ngành vô tuyên điện: II. Nguyên lí liên lạc bằng vô tuyến điện: 1.Nguyên tắc thu phát: Gv: tại sao khi ta đứng ở xa nhau thì nói nghe không rõ? - âm thanh lan truyền trong không gian có đặc điểm gi? Hs: trả lời GV: tại sao phải thực hiện điều chế, gửi tín hiệu âm tần vào trong tín hiệu cao tần? Hs: trả lời Gv: mô tả quá trình liên lạc bằng VTĐ? Hs: trả lời. Gv: so sánh quá trình điều biên và điều tần? Hs: trả lời. Gv: rút ra nhận xét chung về quá trình liên lạc bằng vô tuyến điện? Hs: trả lời. 2. Sơ đồ khối tổng quát liên lạc bằng VTĐ: (h. 5.3 sgk) Gv: quan sát sơ đồ và mô tả quá trình thu, phát sóng bằng VTĐ? Hs: trả lời. Gv: có nhận xét gì về vai trò của khối điều chế bên phía dầi phát? Hs: trả lời. Gv: bộ phận tách sóng phía đài thu có liên hệ gi với khối điều chế bên đài phát? Hs: trả lời. Gv: cho ví dụ về khối 10? Hs: trả lời. III. phân loại, các chỉ tiêu cơ bản, các loại sơ đồ máy thu thanh: 1. phân loại: Gv: cho các ví dụ về các loại máy thu thanh mà em biết trong thực tế? Hs: trả lời. Gv: cho vd về các loại máy thu dùng nguồn một chiều và xoay chiều trong thục tế? Hs: trả lời. Gv: nếu phân loại theo chức năng ta sẽ có những loại máy thu nào? Hs: trả lời. 2. Các chỉ tiêu cơ bản của MTT: Gv: thực tế thì máy thu yêu cần có những chỉ tiêu cơ bản nào? Hs: trả lời. Gv: băng sóng được phân làm mấy loại? Hs: trả lời. Gv: thế nào là độ nhạy? - máy thu như thế nào được gọi là máy thu có độ nhạy tốt? Hs: trả lời. Gv: tại sao phải đòi hỏi máy thu có độ chọn lọc? Hs: trả lời. Gv: vì sao dỉa âm tần càng rộng cất lượng âm thạnh càng tự nhiên? Hs: trả lời. Gv: vì sao có méo phi tuyến? Hs: trả lời. Gv: công suất ra khác với công suất tiêu thụ ở chỗ nào? Hs: trả lời. 3. Các loại sơ đồ máy thu thanh: Gv: thế nào là sơ đồ khối, sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp ráp? Hs: trả lời. Gv: nêu ứng dụng của ác loại sơ đồ này? Hs: trả lời. I. lịch sử phát minh và phát triển của ngành vô tuyên điện: II. Nguyên lí liên lạc bằng vô tuyến điện: 1.Nguyên tắc thu phát: a) Nguyên tắc chung: tín hiệu âm tần thông qua quá trình điều chế gửi vào trong tín hiệu cao tần được đài phát thanh truyền đi trong không gian. - sóng mang cao tần được đài thu thanh thực hiện tách sóng, tách tín hiệu âm tần ra khỏi tín hiệu cao tần phát ra loa. b) Quá trính điều chế: * Điều chế biên độ (AM): - sơ đồ: h. 5.1 sgk - nguyên lí: biến đổi biên độ của dòng điện cao tần theo dạng của tín hiệu âm tần. * Điều chế tần số (FM): - sơ đồ: h. 5.1 sgk - nguyên lí: biến đổi tần số của dòng điện cao tần do bộ tạo sóng tạo ra theo dạng của dòng điện âm tần. c) Nhận xét: âm thanh được lan truyền trong không gian dưới dạng sóng điện từ tần số cao. Tuỳ theo phương thức điều chế của đài phát thanh mà tín hiệu truyền đi trong không gian là tín hiệu điều biên hay tín hiệu điều tần. 2. Sơ đồ khối tổng quát liên lạc bằng VTĐ: (h. 5.3 sgk) a). Máy phát: Khối 1: nguồn tín hiệu trước điều chế Khối 2: tạo sóng cao tần. Khối 3: điều chế, khuếch đại Khối 4: anten bức xạ dao động cao tần thành sóng điện từ phát đi trong không gian. b). Máy thu: Khối 5: anten thu tín hiệu điẹn từ trong không gian Khối 6: mạch vào chọn lọc tín hiệu Khối 7: khuếch đại tín hiệu cao tần Khối 8:tách sóng, tách tín hiệu âm tần ra khỏi tín hiệu cao tần. Khối 9: khuếch đại tín hiệu tần số thấp. Khối 10: lập lại tín hiệu ban đầu III. phân loại, các chỉ tiêu cơ bản, các loại sơ đồ máy thu thanh: 1. phân loại: - phân loại theo linh kiện: + máy thu thanh điện tử + máy thu thanh bán dẫn và IC. - phân loại theo cấu tạo của máy: + MT khuếch đại thẳng + MT đổi tần - phân loại theo nguồn điện sử dụng: + MT dùng nguồn một chiều + Mt dùng nguồn xoay chiều - theo chức năng: + máy thu thanh + máy thu thanh – máy ghi âm 2. Các chỉ tiêu cơ bản của MTT: a) Băng sóng: - sóng dài (LW): 150 – 408 kHz - sóng trung (MW): 550 – 1605 kHz - sóng ngắn (SW): 3,95 – 23 MHz - sóng cực ngắn(FM):87,5–108 MHz b) Độ nhạy: khả năng đảm bảo thu các tín hiệu yếu, đơn vị: mV/m c) Độ chọn lọc: khả năng tách tín hiệu cần thiết ra khỏi các điện áp có tần số lân cận. Đơn vị: dB d) Dải âm tần: đặc trưng cho chất lượng âm thanh của máy thu. Dải âm tần càng rộng chất lượng âm thanh càng tốt, càng tự nhiên. e) Méo phi tuyến: biểu thị mức độ sai lệch của điện áp ra so với điện áp vào. f) Công suất ra: công suất xoay chiều đưa đến thiết bị cuối cùng. g) Công suất tiêu thụ: công suất nguồn một chiều cung cấp đảm bảo cho máy thu làm việc. 3. Các loại sơ đồ máy thu thanh: - sơ đồ khối: mỗi phần chức năng được mô tả bằng một khối - sơ đồ nguyên lí: cho biết nguyên tắc nối điện giữa các phần tử trong toàn bộ máy thu. - sơ đồ lắp ráp: bố trí các phần tử của máy thu trên panel máy. Củng cố: nguyên lí chung của quá trình thu phát bằng VTĐ so sánh tín hiệu điều biêin và tín hiệu điều tần các chỉ tiêu cơ bản và sơ đồ khối của các loại máy thu. Bài tập: - tìm hiểu về hệ thống thu phát vô tuyến điện ở địa phương. Bài 45: Nguyên lí thu phát vô tuyến điện Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết CT: 145 III. Tiến trình: ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung tg IV. Sơ đồ khối và nguyên lí làm viêc của MTT: 1. Máy thu thanh khuếch đại thẳng: Gv giới thiệu sơ đồ khối h. 15.5 sgk. Gv: mô tả sơ đồ khối máy thu KĐ thẳng? Hs: trả lời Gv: trình bày nguyên lí làm việc của máy? Hs: trả lời Gv: nhận xét về loại tín hiệu ra sau mỗi khối? Hs: trả lời 2. Máy thu dổi tần loại AM: Gv: mô tả sơ đồ khối của máy thu đổi tần loại AM? Hs: trả lời. Gv: so sánh sự khác biệt về mặt cấu tạo của máy thu đổi tần so với máy thu khuếch đại thẳng? Hs: trả lời Gv: từ sự khác nhau đó hãy trình bày nguyên lí làm việc của máy thu đổi tần loại AM? Hs: trả lời 3. Máy thu FM mono: Gv: trình bày về sơ đồ khối của máy thu đổi tần loại FM? Hs: trả lời GV: So sánh sự khác biệt giũă máy thu đổi tần loại FM và AM? Hs: trả lời Gv: với đặc điểm cấu tạo đó máy thu đổi tần FM hoạt động như thế nào? Hs: trả lời 4. Máy thu thanh FM strereo: Gv giới thiệu sơ đồ khối máy thu thanh FM stereo theo h.5.8 sgk Gv: mô tả sơ đồ khối của máy thu FM stereo? Hs: trả lời Gv: so sánh với máy thu đổi tần momo có gì khác? Hs: trả lời Gv: hãy trình bày nguyên lí làm việc của máy thu thanh FM stereo? Hs: trả lời Gv: có nhận xét gì về thành phần tín hiệu sau tầng tách sóng? Hs: trả lời Gv: Trình bày nguyên lí làm việc của ma trận? Hs: trả lời Gv: trình bày về mạch giải mã? Hs: trả lời IV. Sơ đồ khối và nguyên lí làm viêc của MTT: 1. Máy thu khuếch đại thẳng: a) Sơ đồ khối: h. 15.5 sgk b) Nguyên lí làm việc: tín hiệu sóng điện từ cảm ứng vào anten được mạch vào chọn lọc lấy tín hiệu cần thiết đưa tới đầu vào tầng khuếch đại cao tần. tín hiệu cao tần được khuếch đại đưa tới tầng tách sóng. tín hiệu âm tần sau tách sóng qua tầng khuếch đại âm tần và phát ra loa. 2. Máy thu thanh kiểu đổi tần AM: a) Sơ đồ khối: - h. 5.6 sgk - cấu tạo máy thu đổi tần xuất hiện thêm bộ tạo dao động ngoại sai tăng thêm số tầng khuếch đại làm máy thu tăng độ nhạy, độ chọn lọc. - thực tế máy thu đổi tần có thêm nhiều mạch hồi tiếp và mạch tự động điều chỉnh độ KĐ. b) nguyên lí làm việc: tín hiệu cao tần sau khi được chọn lọc ở mạch vào đưa tới tầng khuếch đại cao tần, qua tầng đổi tần tín hiệu được biên đổi thành tín hiệu trung tần có tần số 465kHz hay 455kHz. 3. Máy thu FM mono: a) Sơ đồ khối: - h. 5.7 sgk b) Nguyên lí: - về kết cấu và nguyên lí làm việc tương tự máy thu đổi tần loại AM, chỉ khác tín hiệu trong máy thu đổi tần là tín hiệu điều tần FM, tần số trung tần là 10,7 MHz. - thực tế ta thường gặp máy thu loại hỗn hợp cả điều biên và điều tần. 4. Máy thu thanh FM strereo: a) Sơ đồ khối: - h. 5.8 sgk b) Nguyên lí làm việc: Cho ta 2 kênh âm tần riêng biệt đến từ 2 loa. - tín hiệu âm tần qua các kênh L và R được đưa vào mạch mã hoá gọi là ma trận. Mạch cho 2 tín hiệu đầu ra là L+R và L-R. - sóng phát thanh FM stereo bao gồm tín hiệu L+R, biên tần của tín hiệu L-R, sóng mang tín hiệu báo 19kHz. - sau tầng tách sóng , ta có ba thành phần tín hiệu: + tín hiệu L+R qua mạch lọc thông thấp. + tín hiệu L-R qua mạch lọc thông cao. + tín hiẹu báo qua mạch lọc dải tần hẹp 19 kHz. * Hoạt động của mạch giải mã: - trên một kênh sẽ thực hiện cộng tín hiệu L+R với tín hiệu L-R cho ra tín hiệu L. Kênh thứ 2 tín hiệu L-R được đảo pha thành tín hiệu –L+R, cộng với tín hiệu L+R để có tín hiệu R. - tín hiệu L và R được đưa tới mạch khuếch đại đưa ra loa. 4. Củng cố: - sơ đồ khói và nguyên lí làm việc của máy thu khuếch đại thẳng và các loại máy thu đổi tần AM và FM 5. Bài tập: trả lời các câu hỏi sgk. Bài 46: mạch vào của máy thu thanh Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết CT: 146 - 148 I. Mục tiêu: 1. Hs nắm được nhiệm vụ, yêu cầu của mạch vào của máy thu. 2. hiểu được phương pháp hoà sóng ở mạhc vào máy thu thanh 3. hiểu được nguyên lí của một số mạch vào thông dụng. II. Chuẩn bị: Giáo viên: tranh vẽ h 5.9 – 5.16 sgk một mạch vào máy thu thanh làm mẫu. Học sinh: - đọc trước nội dung bài 46 - tài liệu ghi chép đầy đủ. III. Tiến trình: ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: ? thế nào là tách sóng điều biên? tách sóng điều tần? ? so sánh máy thu đổi tần và máy thu khuếch đại thẳng? ? so sánh máy thu đổi tần loại FM và loại AM? Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Tg I. Nhiệm vụ, yêu cầu của mạch vào: 1.Nhiệm vụ: Gv: mạch vào có nhiệm vụ gi? Hs: trả lời 2, Yêu cầu: Gv: với nhiệm vụ như vậy mạch vào cần đạt những yêu cầu gi? Hs: trả lời Gv: tại sao yêu cầu mạch vào có độ chọn lọc tốt? Hs: trả lời II. Mạch vào của máy thu thanh: 1. Sơ đồ mạch điện điển hình: Gv giới thiệu sơ đồ mạch h 5.9 sgk Gv: thành phần chính của mạch vào là các linh kiện nào? Hs: trả lời Gv: mạch vào sẽ hoạt động trên nguyên lí như thế nào? Hs: trả lời Gv: làm thế nào để có thể thực hiện được việc chọn lọc tần số? Hs: trả lời Gv: đặc điểm mạch vào có gì cần lưu ý? Hs: trả lời Gv: tại sao ở máy thu đổi tần lại kết cấu tụ xoay có 2 ngăn? Hs: trả lời III. Ghép mạch vào và anten ngoài: 1. Ghép điện dung: Gv giới thiệu sơ đồ mạch h. 5.10 sgk Gv: nêu chức năng các linh kiện trong mạch? Hs: trả lời Gv: từ đó trình bày về nguyên lí làm việc của mạch? Hs: trả lời Gv: vì sao gọi là mạch ghép điện dung ngoài? Hs: trả lời Gv: mạch vào dạng này co đặc điểm gì? Hs: trả lời Gv: được ứng dụng trong trường hợp nào? Hs: trả lời 2. Ghép hỗ cảm với anten ngoài: Gv giới thiệu sơ đồ mạch h 5.11 sgk Gv: phân tích đường tín hiệu đI qua mạch? Hs: trả lời Gv: đặc điểm chính của mạch? Hs: trả lời 3. Ghép hỗn hợp với anten ngoài: Gv: giới thiệu sơ đồ mạch h 5.12 sgk . Gv: so sánh kết cấu của mạch với loại ghép hỗ cảm và ghép điện dung? Hs: trả lời Gv: trình bày nguyên lí làm việc? Hs: trả lời Gv: mạch có ưu điểm gì so với mạch ghép hỗ cảm và ghép điện dung? Hs: trả lời 4. Ghép có thêm mạch lọc phụ: Gv giới thiệu sơ đồ mạch h 5.13 sgk Gv: so sánh về mặt cấu tạo của sơ đồ so với các loại ở trên? Hs: trả lời Gv: thông số của mạch vào được lạu chọn như thế nào? Hs: trả lời Gv: tại sao cần đảm bảo trở kháng nhỏ đối với trung tần và đủ lớn với các tần số khác? Hs: trả lời Gv: so sánh sơ đồ mạch h a, b và h.c? Rút ra điểm khác biệt cơ bản nào? Hs: trả lời I. Nhiệm vụ và yêu cầu của mạch vào: 1. Nhiệm vụ: Truyền tín hiệu cao tần từ anten đến tầng đầu tiên của máy thu và chọn lọc tín hiệu cần thiết. 2. Yêu cầu: - có hệ số truyền đạt lớn, ít biến đổi trên cả băng sóng. - có độ chọn lọc tốt - tần số cộng hưởng mạch vào ít chịu ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài. II. Mạch vào máy thu thanh: 1. Sơ đồ mạch điện điển hình: h. 5.9 sgk a) nguyên lí làm việc: - sơ dĩ máy thu không thu tất cả các tín hiệu bên ngoài là do có khả năng chọn lọc của mạch vào. - mạch hoạt động dựa vào hiện tượng cộng hưởng của cụm dao động LC: + ở vị trí xác định của tụ xoay mạch có tần số dao động: f = + trong rất nhiều đòng điện cảm ứng trong anten chỉ dòng điện nào có tần số bằng tần số cộng hưởng của mạch mới tạo ra được 2 đầu A,B một điện áp xoay chiều. b) kết cấu mạch vào: - để thay đổi giá trị tụ xoay cấu tạo bởi các lá di động và các lá cố định. - ở máy thu đổi tần tụ xoay có 2 ngăn, một ngăn dùng cho mạch vào còn một ngăn dùng cho mạch dao động ngoại sai. III. Ghép mạch vào và anten ngoài: 1. Ghép điện dung: a) sơ đồ mạch: h 5.10 sgk b) nguyên lí làm việc: - tín hiệu cao tần được anten ngoài cảm ứng qua điện dung ghép Cgh đưa đến mạch cộng hưởng. Vì Cgh không nằm trong mạch cộng hưởng nên còn được gọi là mạch ghép điện dung ngoài. c) đặc điểm: - két cấu đơn giản - hệ số truyền đạt không ổn định Tham số của anten ảnh hưởng nhiều đến mạch cộng hưởng. d) ứng dụng: - dùng trong máy thu chỉ thu một đài cố định. 2. Ghép hỗ cảm vói anten ngoài: a) sơ đồ mạch: h 5.11 sgk b) nguyên lí làm việc: - dòng điện cao tần chạy từ bên ngoài qua cuộn Lgh. Nhờ tác dụng hỗ cảm, tín hiệu được ghép sang cuộn thứ cấp nằm trong mạch cộng hưởng của mạch vào. c) đặc điểm: - để đảm bảo hệ số truyền đạt không bị giảm nhỏ do Lgh, khi chuyển từ băng này sang băng khác người ta thay đổi cả trị số điện cảm của mạch cộng hưởng và trị số điện cảm của cuộn Lgh. 3. Ghép hỗn hợp với anten ngaòi: a) sơ đồ mạch: h 5. 12 sgk b) nguyên lí làm việc: - mạch vào vừa ghép hỗ cảm vừa ghép điện dung c) đặc điểm: -có thể giảm nhỏ trị số điện căm ghép mà hệ số truyền đạt của cả băng sóng vẫn tương đối đồng đều. 4. Mạch vào ghép anten ngoài có thêm mạhc lọc phụ: a) Sơ đồ mạch: h 5. 13 sgk b) Nguyên lí làm việc: * mạch cộng hưởng nối tiếp mắc song song mạch vào: - các thông số của mạch lọc chọn theo điều kiện cộng hưởng: - đảm bảo trở kháng của mạch lọc nhỏ đối vói trung tần và đủ lớn với các tần số khác. * mạch cộng hưởng song song mắc nối tiếp mạch vào: - các thông số chọn theo điều kiện cộng hưởng. - đảm bảo trở kháng với trung tần đủ lớn và đủ nhỏ đối với các tần số khác. * mạch lọc phức hợp: - cho phép loại bỏ hoàn toàn các tần số bằng tần số trung tần nếu chọn đúng các linh kiện mạch. 4. Củng cố: - vai trò của khối mạch vào - phương pháp hoà sóng ở đài thu thanh - nguyên lí một số mạch vào thông dụng. 5. Bài tập: - tìm và thử lắp ráp một số mạch vào đơn giản cho các máy thu thanh. Bài 47: mạch khuếch đại cao tần(rf) Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết CT: 149 - 151 I. Mục tiêu: 1. học sinh nắm đụơc nhiệm vụ, yêu cầu của mạch khuếch đại cao tần ở máy thu thanh. 2. các em hiểu được nguyên lí của 2 loại mạch khuếch đại cao tần thông dụng. 3. rén luyện tư duy kĩ thuật, ý thức công nghiệp cho các em. II. Chuẩn bị: Giáo viên: tranh vẽ h 5.14 – 5.16 sgk một mạch vào máy thu thanh làm mẫu. Học sinh: - đọc trước nội dung bài 47 - tài liệu ghi chép đầy đủ. III. Tiến trình: ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: ? nhiệm vụ của khối mạch vào? ? Nguyên lí hoà sóng ở máy thu? ? có những cách ghép anten với mạch vào nào? Nội dung bài mới: Hoạt động của gv và hs Nội dung Tg I. Nhiệm vụ và yêu cầu của mạch khuếch đại cao tần: 1. Nhiệm vụ: Gv: tại sao cần có tầng khuếch đại cao tần? Hs: trả lời 2. Yêu cầu: Gv: tầng khuếch đại cao tần cần đạt được những yêu cầu nào? Hs: trả lời II. Nguyên lí làm việc: 1. Mạch khuếch đại cao tần dải rộng: Gv giới thiệu sơ đồ khối h. 15.4 sgk. Gv: mô tả sơ đồ mạch khuếch đại cao tần dảI rộng? Nêu chức năng các linh kiện? Hs: trả lời Gv: trình bày nguyên lí làm việc của mạch? Hs: trả lời Gv: nêu các đặc tính của mạch? Hs: trả lời 2. Mạch khuếch đại cao tần cộng hưởng: Gv giới thiệu sơ đồ mạch theo h 5.15 sgk. Gv: mô tả sơ đồ mạch? So sánh về mặt cấu tạo của sơ đồ khuếch đại cao tần cộng hưởng với sơ đồ khuếch đại cao tần dải rộng? Hs: trả lời Gv: trình bày về nguyên lí làm việc của mạch khuếch đại cao tần cộng hưởng? Hs: trả lời Gv: so với mạch khuếch đại cao tần dảI rộng có ưu nhược điểm gì? Hs: trả lời Gv: thế nào là dao động kí sinh? Hs: trả lời Gv: Dao động kí sinh có tác hại gì? Hs: trả lời Gv: Làm thế nào để khử dao động kí sinh? Hs: trả lời Gv: trong các phương pháp này phương pháp nào cho ta hiệu quả cao nhất và được sử dụng nhiều nhất? Hs: trả lời mạch mắc Caskot. Gv giới thiệu sơ đồ mạch mắc Caskot h.5.16 sgk Gv: mô tả sơ đồ mạch? Hs: trả lời Gv: trình bày về đặc điểm của mạch? Hs: trả lời I. Nhiệm vụ và yêu cầu của mạch khuếch đại cao tần: 1. Nhiệm vụ: - nâmg cao độ nhạy, độ chọn lọc của máy thu, khử can nhiễu. 2. Yêu cầu: - hệ số khuếch đại tín hiệu trên cả dảI tần đồng đều, ít méo. - phối hợp tốt mạch vào, làm việc ổn định. - tạp âm nhỏ. - chế tạo, lắp ráp, sử dụng, hiệu chỉnh đơn giản. II. Nguyên lí làm việc: 1. Mạch khuếch đại cao tần dải rộng: a) Sơ đồ khối: - h. 5.14 sgk b) Nguyên lí làm việc: - R1: điện trở định thiên. - R2: ổn định nhiệt. - RE: hồi tiếp. - CE: tụ thoát cao tần. - C1 và C2: tụ ghép tầng. - cuộn LC: nâng cao hệ số khuếch đại ở dảI tần số ngắn. 2. Mạch khuếch đại cao tần cộng hưởng: a) Sơ đồ mạch: - h 5. 15 sgk b) Nguyên lí: - vói dòng một chiều tải chỉ là điện trở thuần rất nhỏ nên sụt áp trên L2 cũng rất nhỏ. - tảI của dòng xoay chiều là trở kháng tương đương của mạch cộng hưởng khá lớn nên sụt áp của tín hiệu cao tần ở trên mạch cũng khá lớn. - hệ số khuếch đại của tầng lớn, độ chọn lọc cao. - chỉ một phần tín hiệu sụt trên C2 được đưa ra tầng sau. c) Đặc điểm: - mạch làm việc kém ổn định dễ bị tự kích gây ra dao động kí sinh. Lúc này ở máy thu sẽ có tiếng rào rào mạnh hoặc tiếng rít. * Khử dao động kí sinh: - giảm hệ số khuếch đại của của tầng bằng cách giảm nhỏ dòng Colecter. - dùng hồi tiếp âm bằng điện trở. - giảm số vòng ghép trong Baz của tầng khuếch đại cao tần. - mắc nối tiếp một điện trỏ nho vào mạch baz của tầng cao tần. - dùng mạch caskot. * Mạch mắc Caskot: - h 5.16 sgk - do trơ kháng vào của mạch baz chung rất nhỏ và hệ số truyền đạt dòng gần bằng 1 nên làm cho điện dung tương đương của mạch EC giảm nhỏ. - hệ số truyền đạt toàn mạch được duy trì không đổi. - mạch có trở kháng ra lớn nên làm việc ổn định và có thể làm việc tron một dỉa tần rộng. 4. Củng cố: Nhiệm vụ, phân loại mạch khuếch đại cao tần? Đặc điểm cấu tạo các loại mạhc khuếch đại cao tần dảI rộng và khuếch đại cao tần cộng hưởng? 5. Bài tập: trả lời các câu hỏi sgk trang 262. Bài 48: mạch đổi tần(mix) Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết CT: I. Mục tiêu: 1. Học sinh nắm đụơc nhiệm vụ tầng đổi tần và nguyên lí đổi tần. 2. Các em hiểu được nguyên lí của mạch dao động ngoại sai, mạch trộn và đổi tần. 3. Rèn luyện tư duy kĩ thuật, ý thức công nghiệp cho các em. II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: tranh vẽ h 5.17 – 5.25 sgk một mạch đổi tần máy thu thanh làm mẫu. 2.Học sinh: - đọc trước nội dung bài 48 - tài liệu ghi chép đầy đủ. III. Tiến trình: 1.ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: ? nhiệm vụ của khối khuếch đại cao tần? ? có những loại mạch đổi tần nào? 3.Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Tg I. Nhiệm vụ của tầng đổi tần và nguyên lí đổi tần: 1. nhiệm vụ: Gv: tại sao cần có tầng đổi tần? máy thu đổi tần có ưu điểm gì so với máy thu khuếch đại thẳng? Hs: trả lời 2. Nguyên lí đổi tần: Gv: về mặt nguyên lí, quá trình đổi tần được diễn ra như thế nào? Hs: trả lời Gv: ở đầu ra trên nguyên lí sẽ có bao nhiêu loại tín hiệu? Hs: trả lời Gv: để thực hiện được công việc đổi tần trong máy thu cần có được những bộ phận nào? Hs: trả lời Gv: thế nào là mạch đổi tần? Hs: trả lời Gv: trình bày về nguyên lí đổi tần? Hs: trả lời Gv: tín hiệu trung tần FM và AM trong các sóng thu thanh là bao nhiêu? Hs: trả lời Gv: khi nào thì chọn tần số dao động ngoại sai lớn hơn tần số cần thu? Hs: trả lời Gv: khi nào thì fd< ft? Hs: trả lời Gv: trong các máy thu hiện đại thường sử dụng tụ xoay như thế nào? Hs: trả lời 3. Phân loại mạch đổi tần: Gv: có những cách phân loại mạch đổi tần nào? Hs: trả lời II. Nguyên lí làm việc của mạch đổi tần: 1. Mạch dao động ngoại sai: Gv: mạch tạo dao động ngoại sai có đặc điểm gì? Hs: trả lời Gv: thế nào là mạch khuếch đại tự điều khiển bằng hồi tiếp dương từ đầu ra về đầu vào? Hs: trả lời Gv: thế nào là điều kiện cân bằng biên độ và điều kiện cân bằng pha? Hs: trả lời a) Mạch dao động 3 điểm điện cảm: gv giới thiệu sơ đồ mạch h 5.17 sgk. Gv: mô tả sơ đồ và đặc điểm cấu tạo của mạch? Hs: trả lời Gv: về mặt nguyên lí mạhc có những điêm cần lưu ý nào? Hs: trả lời Gv: điện áp hồi tiếp được láy ra ở đâu? Hs: trả lời Gv: trình bày về qêas trình tự dao động của mạch? Hs: trả lời b) Mạch dao động 3 điểm điện dung: Gv giới tiệu sơ đồ mạch điện: H 15. 19 sgk Gv: mô tả đặc điểm cấu tạo cuỷa mạch? Hs: trả lời Gv:Trình bày về nguyên lí làm việc của mạch? Hs: trả lời Gv: để khắc phục nhựơc điểm của mạch người ta đã đưa ra biện pháp cơ bản nào? Hs: trả lời 3. Mạch trộn tần và mạch đổi tần: Phân loại: Gv: trình bày về các cách phân laọi mạch đổi tần? Hs: trả lời Gv: nêu ưu và nhược điểm của mỗi mạch? Hs: trả lời a) Mạch đổi tần dùng một Transistor: Sơ đồ mạch: Gv giới thiệu sơ đồ mạch h. 5.22 sgk Gv: mô tả đặc điểm cấu tạo cuỷa mạch? Hs: trả lời Gv:Trình bày về nguyên lí làm việc của mạch? Hs: trả lời Gv: để khắc phục nhựơc điểm của mạch người ta đã đưa ra biện pháp cơ bản nào? Hs: trả lời b) Mạch đổi tần dùng 2 Transistor: Sơ đồ mạch: Gv giới thiệu sơ đồ mạch h.5. 24 và 5.25 sgk Gv: mô tả đặc điểm cấu tạo cuỷa mạch? Hs: trả lời Gv:Trình bày về nguyên lí đổi tần dùng 2 Transistor? Hs: trả lời Gv: ưu điểm cơ bản của mạch đổi tần laọi này là gì? Hs: trả lời I. Nhiệm vụ của tầng đổi tần và nguyên lí đổi tần: 1. nhiệm vụ: - Biến đổi tín hiệu cao tần thành tín hiệu trung tần. 2. Nguyên lí đổi tần: Xét nguyên lí đổi tần điều biên: - Nếu đồng thời đem 2 tín hiệu có tần số khác nhau là f1 và f2 cùng đưa đến đầu vào của một linh kiện không đường thẳng thì ở đầu ra ngoài những tần số như f1, f2 còn có các tần số mới là f1 + f2, f1 - f2Nếu ở đầu ra dùng mạch cộng hưởng để chọn lọc thì có thể dễ dàng chọn lấy tín hiệu có tần số cần mong muốn. - để thực hiện công việc đổi tần trong máy thu phảI có bộ tạo dao động ngoai sai, bộ trộn tần và mạch lọc lấy trung tần. - mạch điện tổ hợp của 3 bộ phận trên gọi là mạch đổi tần. Nguyên lí đổi tần: - gọi tần số tín hiệu cao tần cần thu là f1, tần số do bộ dao động ngoại sai tạo ra là fd, để tạo ra một trung tần, 2 tần số ft và fd luôn phảI lệch nhau một trung tần. - khi làm việc voí dảI tần thuộc băng sóng ngắn, sóng dài và sóng trung thường chọn ft > ft nhiều ưu điểm. - khi làm việc với băng sóng cực ngắn thường chọn fd < ft. - trong các máy thu hiện đại thường chọn tụ xoay 2 ngăn đồng trục, một ngăn là tụ cộng hưởng của mạch vào, một ngăn là tụ cộng hưởng của bộ dao động ngoại sai. 3. Phân loại mạch đổi tần: - Mạch đổi tần dùng 1 transistor: vừa tạo dao động vừa trộn tần. - Mạch đổi tần dùng 2 transistor: 1 tạo dao động, 1 làm nhiệm vụ trộn tần. II. Nguyên lí làm việc của mạch đổi tần: 1. Mạch dao động ngoại sai: Đặc điểm: - mạch tạo dao dộng cũng là 1 mạch khuếch đại tự điều khiển bằng hồi tiếp dương. - muốn có dao động mạch phải thoã mãn điều kiện cân bằng biên độ và điều kiện cân bằng pha. - mạch phải chứa ít nhất 1 pần tử tích cực làm nhiệm vụ biến đổi năng lượng một chiều thành năng lượng xoay chiều. - mạch phảI chứa ít nhất 1 phần tử không đường thẳng hay một khâu điều chỉnh để đảm bảo mạch ở trạng thái xác lập. a) Mạch dao động 3 điểm điện cảm: * Sơ đồ mạch điện: - h 5.17 agk * Nguyên lí làm việc: - điện áp LC được lấy ra trên mạch dao động được đưa vè cửa vào của Transistor. - điện áp hồi tiếp lấy ra trên cuộn L2 qua tụ C1 nối vào cực của Baz. - khi cấp nguồn, Transistor dẫn, điện cảm L và tụ C tạo thành mạch dao động được mắc giữa cực C và B. Do điện áp ở 2 đầu cuộn cảm lệch pha nhau 180o, qua điểm rút giữa 2 đầu cuộn cảm sẽ có phần điẹn áp hồi tiếp đưa về giữa E và B của Transistor. Đây là điện áp hồi tiếp dương nên mạch có thể dao động. b) Mạch dao động 3 điểm điện dung: * Sơ đồ mạch điện: H 15. 19 sgk * Nguyên lí làm việc: - khi cấp nguồn, Transistor mở, L và C tạo thành mạch dao động. Điện áp trên mạhc cộng hưởng LC qua các tụ phân áp C1, C2 đưa điện áp hồi tiếp về giữa E và

File đính kèm:

  • docdien tu 11.doc