Mục tiêu bài học:
Qua bài này GV giúp HS:
1. Kiến thức: - Biết được nội dung chính của bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp.
- Biết cách lập bản vẽ chi tiết.
2. Kĩ năng: vẽ được bản vẽ của sản phẩm cơ khí đơn giản.
3. Thái độ: Nghiêm túc trong giờ học và có hứng thú trong việc thiết kế sản phẩm đơn giản.
II. Chuẩn bị:
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài 7 SGK, tham khảo SGV và một số tài liệu khác có liên quan nội dung bài dạy.
- Tranh vẽ các hình: 9.1 và mô hình 9.2 SGK
III. Tiến hành tiết dạy:
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1035 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 9 - Tiết 9 - Bài 9: Bản vẽ cơ khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 9
Tiết: 9
BÀI 9: BẢN VẼ CƠ KHÍ
I. Mục tiêu bài học:
Qua bài này GV giúp HS:
1. Kiến thức: - Biết được nội dung chính của bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp.
- Biết cách lập bản vẽ chi tiết.
2. Kĩ năng: vẽ được bản vẽ của sản phẩm cơ khí đơn giản.
3. Thái độ: Nghiêm túc trong giờ học và có hứng thú trong việc thiết kế sản phẩm đơn giản.
II. Chuẩn bị:
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài 7 SGK, tham khảo SGV và một số tài liệu khác có liên quan nội dung bài dạy.
- Tranh vẽ các hình: 9.1 và mô hình 9.2 SGK
III. Tiến hành tiết dạy:
1. Ổn định lớp: KTSS HS
2. Ôn bài cũ: (5 phút)
? Trình bày nội dung cơ bản của giai đoạn thiết kế?
? Ở mỗi giai đoạn thiết kế thường dùng loại bản vẽ nào?
? Có mấy loại bản vẽ kĩ thuật? Vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với thiết kế.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới.
Trong thiết kế và trong chế tạo, bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp là tài liệu kỹ thuật chủ yếu của sản phẩm cơ khí.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: (10 phút)
Tìm hiểu bản vẽ chi tiết
Bước 1: tìm hiểu nội dung bản vẽ chi tiết.
- GV yêu cầu học sinh quan sát hình 9.1 về bản vẽ chi tiết của giá đỡ trong SGK và liên hệ với nội dung của bản vẽ chi tiết học sinh đã học ở phần vẽ kỹ thuật môn công nghệ lớp 8 để trả lời câu hỏi.
? Bản vẽ chi tiết gồm những nội dung gì?
? Bản vẽ chi tiết dùng để làm gì?
- GV Nhận xét các câu trả lời của học sinh và đưa ra kết luận
Bước 2: tìm hiểu cách lập bản vẽ lắp.
- GV Yêu cầu học sinh quan sát hình 9.3 a, b, c, d và nêu ra các câu hỏi theo các bước:
- GV yêu cầu HS quan sát hình 9.4 về bản vẽ lắp của bộ giá đỡ trong SGK và liên hệ với nội dung của bản vẽ lắp HS đã học ở phần vẽ kỹ thuật môn công nghệ lớp 8 để thảo luận trả lời câu hỏi.
? Bản vẽ chi lắp gồm những nội dung gì?
? Bản vẽ lắp dùng để làm gì?
? Trình bày những nội dung chính của bản vẽ lắp?
- Gọi một HS trả lời câu hỏi và một HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét các câu trả lời của học sinh và đưa ra kết luận:
- HS Quan sát hình 9.1 trong SGK và liên hệ với kiến thức đã học về bản vẽ chi tiết đã học trong môn công nghệ 8 để trả lời câu hỏi của giáo viên
- HS quan sát hình vẽ 9.3a, b, c, d SGK trả lời và làm theo hướng dẫn của GV.
- HS quan sát hình 9.4 về bản vẽ lắp của bộ giá đỡ trong SGK và thảo luận trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe GV nhận xét và đưa ra kết luận
I. Bản vẽ chi tiết
1. Nội dung của bản vẽ chi tiết.
Bản vẽ chi tiết thể hiện hình dạng, kích thước và các yêu cầu kỹ thuật của chi tiết. Bản vẽ chi tiết dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết.
2. Cách lập bản vẽ chi tiết.
- Khẳng định: Để lập bản vẽ chi tiết trước hết cần nghiên cứu, đọc các tài liệu có liên quan để hiểu rõ công dụng, yêu cầu kỹ thuật của chi tiết
Trên cơ sở phân tích hình dạng và kết cấu của chi tiết, chọn phương án biểu diễn như chọn hình chiếu, hình cắt mặt cắt Sau đó chọn khổ giấy, tỷ lệ vẽ và vẽ theo trình tự nhất định.
- Lấy ví dụ về trình tự lập bản vẽ chi tiết giá đỡ.
Bước 1. Bố trí các hình biểu diễn và khung tên( H 9.3a)
- Bố trí các hình biểu diễn trên bản vẽ bằng đường trục và đường bao của hình biểu diễn.
Bước 2. Vẽ mờ (H9.3b).
-Lần lượt vẽ bằng nét mảnh hình dạng bên ngoài và phần bên trong của các bộ phận, vẽ hình cắt và mặt cắt.
Bước 3. Tô đậm (H9.3c).
- Kiểm tra, sửa chữa những sai sót của bước vẽ mờ, xoá những nét không cần thiết. Dùng bút chì cứng kẻ các đường gạch gạch của mặt cắt, kẻ các đường gióng và đường ghi kích thước. Dùng bút chì mềm vẽ nét đậm.
Bước 4. Ghi phần chữ.(H9.3d).
- Đo kích thước trên chi tiết và ghi vào bản vẽ.Ghi các yêu cầu kỹ thuật và nội dung khung tênKiểm tra và hoàn thiện bản vẽ.
II. Bản vẽ lắp.
Bản vẽ lắp dùng để trình bày hình dạng và vị trí tương quan của một nhóm chi tiết được lắp với nhau. Bản vẽ lắp dùng để lắp ráp các chi tiết.
IV. Củng cố: (5 phút)
? Bản vẽ chi tiết dùng để làm gì? Nêu nội dung và cách lập bản vẽ chi tiết?
? Bản vẽ lắp dùng để làm gì?
V. Dặn dò:
- HS về nhà học bài, làm các bài tập cuối bài, xem trước bài 10 SGK và mang theo giấy vẽ cho tiết thực hành sau.
File đính kèm:
- giao an 11.doc