Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 9 - Tiết 9: Kiểm tra 1 tiết
MUÏC ĐÍCH:
Nhằm kiểm tra đánh giá lại kiến thức của HS sau 7 bài học.
II/ CHUAÅN BÒ
Chuẩn bị đề kiểm tra
III/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tuần 9 - Tiết 9: Kiểm tra 1 tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 9
Tieát PPCT: 9
Ngày soạn:../../2009
Ngày dạy:./. đến../../2009
MÔN: CÔNG NGHỆ 11
Thời gian bài giảng:
45 phút
Kiểm tra 1 tiết
I/ MUÏC ĐÍCH:
Nhằm kiểm tra đánh giá lại kiến thức của HS sau 7 bài học.
II/ CHUAÅN BÒ
Chuẩn bị đề kiểm tra
III/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP
OÅn ñònh: oån ñònh toå chöùc lôùp. (1 phuùt)
Kieåm tra:
Nội dung đề:
Đề 1:
Lý thuyết: ( 5 điểm ):
Câu 1: Hãy trình bày tiêu chuẩn về các loại nét vẽ? (1,5 điểm)
Câu 2: Hãy trình bày phương pháp chiếu góc thứ 1? (2,0 điểm)
Câu 3: Hãy trình bày hình cắt?(1,5 điểm)
Bài tập ( 5 điểm ):
Hãy vẽ hình cắt toàn bộ của vật thể sau lên hình chiếu vuông góc (hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh).
Đề 2:
Lý thuyết: ( 5 điểm ):
Câu 1: Theo TCVN 7285:2003 (ISO 5457:1999) qui định khổ giấy có mấy loại? Mỗi loại có kích thước bao nhiêu? (1,5 điểm)
Câu 2: Hãy trình bày phương pháp chiếu góc thứ 3? (2,0 điểm)
Câu 3: Hãy nêu khái niệm hình chiếu trục đo? Hình chiếu trục đo xiên góc cân có góc trục đo và hệ số biến dạng như thế nào? (1,5 điểm)
Bài tập ( 5 điểm ):
Bài tập 1:
Hãy vẽ hình cắt một nửa của vật thể sau lên hình chiếu vuông góc (hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh).
Đáp án:
Đề 1:
Lý thuyết: (5 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm)
Các loại nét vẽ:
Tên gọi
Hình dạng
Ứng dụng của nét vẽ
Nét liền đậm
Vẽ đường bao thấy, cạnh thấy
Nét liền mảnh
Đường kích thước, đường gióng, đướng gạch gạch trên mặt cắt
Nét lượng sóng
Đường giới hạn một phần hình cắt
Nét đứt mảnh
Đường bao khuất, cạnh khuất
Nét gạch chấm mảnh
Đường tâm, đường trục đối xứng
Chiều rộng nét vẽ: 0.13, 0.18, 0.25, 0.5, 0.7, 1.4, và 2.0 mm.
Câu 2: (2 điểm)
Vật thể được đặt trong một góc tạo thành từ 3 mặt phẳng: mặt phẳng hình chiếu đứng (MPHCĐ), mặt phẳng hình chiếu bằng (MPHCB), mặt phẳng hình chiếu cạnh (MPHCC). Ba mặt phẳng này hợp với nhau tạo thành 1 góc vuông. MPHCĐ ở phía sau, MPHCB ở dưới, MPHCC ở bên phải vật thể.
Hướng chiếu từ trước đến vẽ ra hình chiếu đứng.
Hướng chiếu từ trên xuống vẽ ra hình chiếu bằng.
Hướng chiếu từ trái sang vẽ ra hình chiếu cạnh.
Cách bố trí các hình chiếu: hình chiếu bằng vẽ ở dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh vẽ ở bên phải hình chiếu đứng.
Câu 3: (1,5 điểm)
Hình cắt toàn bộ: dùng một mặt phẳng cắt cắt toàn bộ vật thể để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể.
Hình cắt một nửa: dùng 2 mặt phẳng cắt cắt bỏ đi 1/4 vật thể để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể. Vẽ gồm một nửa hình cắt ghép với một nửa hình chiếu, đường giới hạn giữa hình cắt và hình chiếu vẽ bằng nét gạch chấm mảnh, hình cắt một nửa chỉ dùng cho những vật thể đối xứng.
Hình cắt cục bộ: hình biểu diễn một phần vật thể dưới dạng hình cắt, phần giới hạn phần hình cắt vẽ bằng nét lượng sóng.
Bài tập: (5 điểm)
Đáp án:
Đề 2:
Lý thuyết: (5 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm)
Theo TCVN 7285:2003 (ISO 5457:1999) qui định
Kí hiệu
A0
A1
A2
A3
A4
Kích thước
1189x841
841x594
594x420
420x297
297x210
Câu 2: (2 điểm)
Vật thể được đặt trong một góc tạo thành từ 3 mặt phẳng: mặt phẳng hình chiếu đứng (MPHCĐ), mặt phẳng hình chiếu bằng (MPHCB), mặt phẳng hình chiếu cạnh (MPHCC). Ba mặt phẳng này hợp với nhau tạo thành 1 góc vuông. MPHCĐ ở phía trước, MPHCB ở trên, MPHCC ở bên trái vật thể.
Hướng chiếu từ trước đến vẽ ra hình chiếu đứng.
Hướng chiếu từ trên xuống vẽ ra hình chiếu bằng.
Hướng chiếu từ trái sang vẽ ra hình chiếu cạnh.
Cách bố trí các hình chiếu: hình chiếu bằng vẽ ở trên hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh vẽ ở bên trái hình chiếu đứng.
Câu 3: (1,5 điểm)
Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn hình dạng ba chiều của vật thể được xây dựng bằng phép chiếu song song.
Góc trục đo của hình chiếu trục đo xiên góc cân có ba góc: góc X’O’Y bằng góc Y’O’Z’ bằng 135o, góc Y’O’Z’ bằng 90o
Hệ số biến dạng trên các trục của hình chiếu trục đo xiên góc cân là:
p = r = 1, q = 0.5. p là hệ số biến dạng trên trục O’X’, r là hệ số biến dạng trên trục O’Z’, q là hệ số biến dạng trên trục O’Y’
Bài tập: (5 điểm)
Đánh Giá. ( 1 phút )
GV: thu bài kiểm ta và đánh giá tiết kiểm tra.
Dặn dò: ( 2 phút )
Về nhà các em xem lại các bài đã học để tiết tới chúng ta học.
File đính kèm:
- Tuan09-Kiemtra 1 tiet HKI.doc