Mục tiêu bài học:
1- Kiến thức :
-Củng cố kiến thức đã học về một số vấn đề phát triển ngành công nghiệp Việt nam.
-Bổ sung kiến thức về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp.
2-Kĩ năng:
-Biết cách phân tích lựa chọn và vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp.
-Biết phân tích nhận xét , giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trên cơ sở đọc bản đồ SGK hoặc Atlat Địa lí Việt nam .
II. Phương tiện :
-Bản đồ giáo khoa treo tường việt nam.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 612 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Bài 29: Thực hành vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 29: Thực hành
VẼ BIỂU ĐỒ, NHẬN XÉT VÀ GIẢI THÍCH SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP
I.Mục tiêu bài học:
1- Kiến thức :
-Củng cố kiến thức đã học về một số vấn đề phát triển ngành công nghiệp Việt nam.
-Bổ sung kiến thức về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp.
2-Kĩ năng:
-Biết cách phân tích lựa chọn và vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp.
-Biết phân tích nhận xét , giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trên cơ sở đọc bản đồ SGK hoặc Atlat Địa lí Việt nam .
II. Phương tiện :
-Bản đồ giáo khoa treo tường việt nam.
-Thước kẻ , copa, máy tính..
III. Hoạt động dạy học:
-GV giới thiệu vào bài mới
-Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1: (Cả lớp)
Bước 1: Gv yêu cầu Hs đọc kĩ đầu bài và gợi ý cách làm:
+Xem bảng số liệu là tuyệt đối hay tương đối, có phải xử lí hay không.
+Vẽ biểu đồ dạng nào cho thích hợp.
+Lưu ý phải đảm bảo các bước tiến hành vẽ biểu đồ (Tên biểu đồ. Chú thích.).
Bước 2: Gọi Hs lên bảng làm bài tập.
Bước 3: Đề nghị Hs nhận xét và bổ sung.
Bước 4:GV nhận xét và đánh giá.
Hoạt đông 2: (Cá nhân, lớp)
-Hs làm bài tập số 2 , nhận xéet về sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng.
Bước 1: GV yêu cầu Hs đọc kĩ đầu bài và gợi ý cách nhận xét:
+Nhận định chung về tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng.
+Sự thay đổi về tỉ trọng giữa năm 1995 và năm 2005 đối với từng vùng.
Bước 2: Gọi Hs trình bày và GV nhận xét bổ sung kiến thức.
Hoạt động 3: (Cá nhân, lớp)
-Hs làm bài tập số 3, giải thích tại sao Đông nam bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất cả nước?
Bước 1: Yêu cầu Hs xem lại bảng số liệu ở bài tập 2 để thấy được tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ. Căn cứ vào bản đồ công nghiệp Việt Nam hoặc Atlat và các kiến thức đã học để nhận xét và giải thích vấn đề.
Bước 2:Yêu cầu Hs trả lời, GV nhận xét và bổ sung kiến thức.
1/Bài 1:
a/ vẽ biểu đồ:
-Xử lí số liệu cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (%).
Thành phần kinh tế
1995
2005
-Nhà nước
-Ngoài nhà nước
-K/vực có vốn đầu tư nước ngoài
50.3
24.6
25.1
25.1
31.2
43.7
-Vẽ biểu đồ hình tròn là thích hợp nhất.
-Lưu ý :
+Tính bán kính hình tròn năm 1995 và 2005.
+Có tên biểu đồ và chú giải.
b/ Nhận xét:
-K/v nhà nướcgiảm mạnh.
-K/v ngoài quốc doanh và có vốn đầu tư của nước ngoài tăng nhanh (Sử dụng số liệu để chứng minh)
c/ Giải thích:
-Do chính sách đa dạng hóa các thành phần kinh tế
-Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài .
-Chú trọng phát triển công nghiệp.
2/ Bài 2:
-Do sự khác nhau về nguồn lực, cho nên cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp không đều giữa các vùng.
+Các vùng có tỉ trọng lớn nhất (Dẫn chứng).
+Các vùng có tỉ trọng nhỏ nhất (Dẫn chứng).
-Có sự thay đổi về tỉ trọng giữa năm 1995 và 2005 đối với từng vùng.
+Vùng tăng mạnh nhất (Dẫn chứng)
+Vùng giảm mạnh nhất (Dẫn chứng)
3/ Bài 3:
Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng công nghiệp cao nhất là vì:
-Có vị trí thuận lợi.
-Lãnh thổ công nghiệp sớm phát triển, có TP Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn cả nước . Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
-Tài nguyên thiên nhiên.
-Dân cư và nguồn lao động.
-Cơ sở vật chất kĩ thuật.
-Đặc biệt thu hút nguồn vốn đầu tư của nước ngoài .
-Các nhân tố khác (Thị trường, đường lối chính sách..)
IV/ Đánh giá:
V/ Hoạt động nối tiếp:
File đính kèm:
- bai 29.doc