Đề thi học sinh giỏi năm học 2007 - 2008 môn: Địa Lý

Câu I: (6,0Điểm):

 Chứng minh rằng nước ta có tiềm năng to lớn về nguồn lao động, nhưng chưa được sử dụng hợp lý. Chúng ta đang đẩy mạnh việc đa dạng hoá các hoạt động kinh tế gắn với quá trình Công nghiệp hoá. Theo anh (Chị) Vấn đề này có ý nghĩa như thế nào đối với việc sử dụng hợp lý sức lao động và giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay.

CâuII: (6,0Điểm):

 Dựa vào bảng số liệu sau: Tổng sản phẩm trong nước( theo giá so sánh năm 1994) phân theo khu vực

doc6 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi năm học 2007 - 2008 môn: Địa Lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Đông Sơn I đề thi học sinh giỏi năm học 2007-2008 môn: Địa lý (Thời gian làm bài: 180 phút – không kể thời gian giao đề ) Câu I: (6,0Điểm): Chứng minh rằng nước ta có tiềm năng to lớn về nguồn lao động, nhưng chưa được sử dụng hợp lý. Chúng ta đang đẩy mạnh việc đa dạng hoá các hoạt động kinh tế gắn với quá trình Công nghiệp hoá. Theo anh (Chị) Vấn đề này có ý nghĩa như thế nào đối với việc sử dụng hợp lý sức lao động và giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay. CâuII: (6,0Điểm): Dựa vào bảng số liệu sau: Tổng sản phẩm trong nước( theo giá so sánh năm 1994) phân theo khu vực kinh tế của nước ta thời kì 1985 – 1999. Năm Tổng số(tỉ đồng) Nông – Lâm – Ngư nghiệp(%) Công nghiệp – Xây dựng(%) Dịch vụ(%) 1985 105726,0 34,4 25,0 40,6 1986 109189,0 34,7 26,8 38,5 1990 131968,0 31,8 25,2 43,0 1995 195567,0 26,2 29,9 43,9 1999 256269,0 23,8 34,4 41,8 Anh (chị) hãy: Vẽ biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của nước ta thời kì 1985 – 1999. Hãy nhận xét và giải thích tình hình phát triển kinh tế của nước ta trong thời gian qua? Câu III :(4,0Điểm): Cho bảng số liệu sau đây: Năm Các loại đất 1993*(%) 2000**(ha) Đất nông nghiệp 22,2 9.345.000 Đất lâm nghiệp có rừng 30,0 11.576.000 Đất chuyên dùng và đất ở 5,6 1.976.000 Đất chưa sử dụng 42,2 10.027.000 Tổng số 100,0 32.924.000 *Số liệu SGK Địa lý 12. ** Số liệu Tạp chí địa chính tháng 3/ 2001 (đã làm tròn số). Dựa vào bảng số liệu trên hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi của các loại đất ở nước ta. Câu IV: (4,0Điểm): Dựa vào átlát Địa lý Việt Nam trang 13(Bản đồ công nghiệp chung) và trang 14(Bản đồ công nghiệp luyện kim, cơ khí, hoá chất) anh (chị) hãy nhận xét và giải thích sự phân bố của ngành công nghiệp cơ khí nước ta . Học sinh được sử dụng At lat địa lý Việt nam Của trung tâm bản đồ và tranh ảnh bộ giáo dục in lần thứ IV trở ở lại đây Hướng dẫn chấm thi thử học sinh giỏi năm học2007-2008 môn địa lý Câu I (6,0 Điểm) 1- Nước ta có tiềm năng to lớn về nguồn lao động (2,0 điểm) + Nguồn lao động rất dồi dào năm 1998 có 37,4 triệu LĐ, mỗi năm lại tăng thêm khoảng 1,1 triệu LĐ ( 0,5 điểm) + Người LĐ Việt nam cần cù, khéo tay và có truyền thống, kinh nghiệm trong sản xuất được tích luỹ qua nhiều thế hệ. ( 0,5điểm) + Lực lượng LĐ trẻ, khoẻ, có khả năng tiếp thu nhanh KHKT. (0,5điểm) + Chất lượng LĐ ngày càng được nâng cao. Số LĐ có trình độ chuyên môn kỹ thuật gần 5 triệu người chiếm hơn 13% tổng số LĐ ( Trong đố số LĐ có trình độ Đại học, Cao đẳng trở lên chiếm 23% ) ( 0,5điểm ) 2- Việc sử dụng LĐ chưa hợp lý ( 2,0 điểm ) + Sự chuyển dich LĐ theo ngành có chuyển biến nhưng còn chậm, tỉ lệ LĐ trong khu vực Nông nghiệp rất cao ( 63,5% ) khu vực Công nghiệp và Dịch vụ còn thấp. (0,5 điểm ) + Năng xuất LĐ xã hội nói chung còn thấp, quỹ thời gian LĐ chưa được sử dụng hết đặc biệt là ở khu vực nông thôn. ( 0,5 điểm ) + Vấn đề LĐ và việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt - Năm 1998 cả nước có 9,4 triệu người thiếu việc làm, 856.000 người thất nghiệp. ( 0,5 điểm ) - Tỉ lệ LĐ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn là 28,2% tỉ lẹ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 6,8% ( 0,5 điểm ) 3- Năng cao năng xuất LĐ và đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ở nông thôn có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế- xã hội. ( 2,0 điểm ) + Nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần cải thiện đời sống của dân cư nông thôn. ( 0,5 điểm ) + Hạn chế các dòng di cư tự phát từ nông thôn ra thành thị. ( 0,5 điểm ) + Sử dụng hợp lý sức LĐ và góp phần giải quyết việc làm. ( 0,5 điểm ) + Góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và LĐ ở khu vực nông thôn và trên phạm vi cả nước. (0,5 điểm ) Câu II: (6,0 Điểm) Vẽ biểu đồ (2,0 Điểm) + Chọn dạng: Biểu đồ Miền. + Tỉ lệ: Các trục. (Học sinh có thể vẽ định tính nhưng phải đảm bảo tính chính xác về mặt khoa học.) + Yêu cầu: Có chú giải. Có ghi số liệu trên biểu đồ. Khoảng cách các năm chính xác. Có ghi tên biểu đồ. Các trường hợp bị trừ điểm: + Dạng biểu đồ khác không cho điểm. + Vẽ sai tỉ lệ trừ 1,0 Điểm. + Thiếu 1 trong các yêụ cầu trên trừ 0,5 Điểm. Nhận xét và giải thích: (4,0 Điểm) a. Xử lý bảng số liệu: (1,0 Điểm) Từ bảng số liệu đã cho tính giá trị sản xuất của từng ngành kinh tế (A ), cách tính như sau: A = Tỷ trọng kinh tế của ngành đó X Tổng sản phẩm quốc dân : 100 (0,25 Điểm) Kết quả tính được như sau: (Đơn vị: Tỉ đồng) (0,75 Điểm) Năm Tổng số Nông-Lâm-Ngư nghiệp Công nghiệp-Xây dựng Dịch vụ 1985 105.726,0 36.369,7 26.431,1 42.925,2 1986 109.189,0 37.888,6 29.262,7 42.027,7 1990 131.968,0 41.965,8 33.255,9 56.746,3 1995 195.567,0 51.238,6 58.474,5 85.853,9 1999 256.269,0 60.992,0 88.156,5 107.120,5 b- Nhận xét: (2,25) + Tổng sản phẩm xã hội của nước ta trong giai đoạn 1986-1999 tăng nhanh năm (1999 so với năm 1986 tăng 2,42 lần) (0,25 Điểm) + Các ngành kinh tế đều tăng trưởng nhưng tốc độ tăng khác nhau. (0,25 Điểm) - Khu vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp tăng trưởng chậm nhất.1,68 lần. (0,25 Điểm) - Khu vực Công nghiệp – Xây dựng tăng trưởng nhanh nhất. 3,33 lần . (0,25 Điểm) - Khu vực Dịch vụ có tốc độ tăng trưởng đứng thứ 2 sau Công nghiệp. (0,25 Điểm) Do có sự tăng trưởng không đều giữa các nganh kinh tế nên cơ cấu kinh tế của nước ta thay đổi. + Tỉ trọng kinh tế ở khu vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp giảm mạnh (10,6%) (0,25 Điểm) + Tỉ trọng kinh tế ở khu vực Công nghiệp-xây dựng tăng nhanh (11,4%) (0,25 Điểm) + Tỉ trọng kinh tế ở khu vực Dịch vụ tăng 1,2%. (0,25 Điểm) + Kết luận: Nền kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng Công nghiệp hoá và hiện đại hoá. (Tỉ trọng kinh tế ở khu vực sản xuất vật chất giảm, Tỉ trọng kinh tế ở khu vực không sản xuất vật chất tăng) (0,25 Điểm) c- Giải thích: Sự chuyển dịch tích cực của nền kinh tế nước ta là kết quả của các nguyên nhân sau: + Nhờ đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế hàng hoá với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. (0,25 Điểm) + Nhờ đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. (0,25 Điểm) + Sự chuyển dịch trên phù hợp với xu thế chung của thời đại. (0,25 Điểm) Câu III (4,0 Điểm) 1- Xử lý bảng số liệu (1,0 Điểm) +Tính cơ cấu diện tích các loại đất năm 2000 kết quả tính được như sau: (1,0 Điểm) (Đơn vị % ) Các loại đất 1993 2000 Đất nông nghiệp 22,2 28,4 Đất lâm nghiệp có rừng 30,0 35,5 Đất chuyên dùng và đất ở 5,6 6,0 Đất chưa sử dụng 42,2 30,5 Tổng số 100,0 100,0 2- Nhận xét và giải thích (3,0 Điểm) + Đất nông nghiệp: Trong 7 năm diện tích đất nông nghiệp tăng 6,2% (0,25 Điểm) Nguyên nhân: + Do chính sách khai hoang, thuỷ lợi. (0,25 Điểm) + Nhờ khuyến khích phát triển kinh tế trang trại (0,25 Điểm) + Sử dụng tương đối hợp lý đất chuyên dùng. (0,25 Điểm) + Đất lâm nghiệp: Tỉ lệ đất lâm nghiệp tăng 5,1% (0,25 Điểm) Nguyên nhân. + Nhờ các chính sách bảo vệ, đóng cửa rừng. (0,25 Điểm) + Do thực hiện tốt các dự án trồng rừng mới (đặc biệt là kế hoạch trồng 5 triệu ha rừng ) và phát triển kinh tế trang trại.(Với các mô hình vườn-Rừng) (0,25 Điểm) + Đất chuyên dùng và đất ở: Tỉ lệ đất chuyên dùng và đất ở tăng chậm. (0,25 Điểm) Nguyên nhân: + Tỉ lệ đất chuyên dùng tăng là do dân số tăng và do quá trình đô thị hoá. (0,25 Điểm) + Tuy nhiên loại đất này tăng chậm là do Nhà nước đã có các chính sách nhằm sử dụng hợp lý đất chuyên dùng, kiểm soát chặt chẽ trong quá trình xây dựng và Đô thị hoá. (0,25 Điểm) + Đất chưa sử dụng: - Tỉ lệ đất chưa sử dụng giảm mạnh (12%) (0,25 Điểm) Nguyên nhân: Do tăng cường khai hoang và tích cực trồng rừng. (0,25 Điểm) Câu IV (4,0 Điểm) a- Nhận xét (2,5 Điểm) + Ngành Công nghiệp cơ khí phân bố không đều giữa các vùng miền: Các cơ sở cơ khí tập trung cao ở Đồng bằng và các Đô thị lớn còn khu vực Trung du và Miền núi các cơ sở Công nghiệp cơ khí phân bố thưa và ít. (0,5 Điểm) + ĐBSH và các vùng phụ cận các cơ sở Công nghiệp cơ khí có mức độ tập trung cao nhất với các ngành Công nghiệp ché tạo máy, Công nghiệp chế tạo các phương tiện vận tải và cơ khí chính xác. (0,25 Điểm) + Hà nội là khu vực Công nghiệp cơ khí phát triển có quy mô lớn và tương đối đa dạng. (0,25 Điểm) + Đông nam bộ là khu vực có mức độ tập trung Công nghiệp cao , các cơ sở Công nghiệp cơ khí với các ngành chế tạo máy, phương tiên vận tải, cơ khí chính xác. (0,25 Điểm) + Thành phố Hồ Chí Minh Công nghiệp cơ khí phát triển với quy mô lớn và rất đa dạng. (0,25 Điểm) + Các khu vực còn lại: Đồng bằng SCL, DHMT các cơ sở Công nghiệp phân bố thưa hơn và nằm rải rác ở các Đô thị ven biển với các ngành Công nghiệp chế tạo máy và sửa chữa. (0,5 Điểm) + Khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên là những vùng mà Công nghiệp cơ khí kém phát triển nhất những vùng này chỉ có vài cơ sở Công nghiệp cơ khí mang tính chất lắp ráp, sửa chữa. (0,5 Điểm) b- Giải thích: (1,5 Điểm) + Sự phân bố của các ngành Công nghiệp cơ khí phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Vị trí, nguồn vốn, cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng đặc biệt là trình độ phát triển kinh tế, thị trường và lực lượng lao động lành nghề. (0,5 Điểm) + ở ĐBSH, ĐNB đặc biệt là Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển Công nghiệp cơ khí với quy mô lớn và hiện đại do có nguồn vốn lớn, CSVC tốt trình độ phát triển cao và lực lượng lao động lành nghề có trình độ kỹ thuật cao. (0,5 Điểm) + Các vùng còn lại đặc biệt là Tây Bắc, Tây Nguyên, khu vực Trung du miền núi, Nông thôn trình độ phát triển thấp, CSVC lạc hậu, thiếu lao động lành nghề nên Công nghiệp cơ khí phát triển với quy mô nhỏ, phân tán, Công nghiệp cơ khí ở các vùng này chỉ mang tính chất sửa chữa. (0,5 Điểm) Những điểm lưu ý khi chấm thi: + Học sinh có thể trình bày cùng nội dung theo cách khác nếu hợp lý vẫn cho điểm tối đa. + Điểm toàn bài quy tròn 0,5 Điểm (5,25 Điểm thành 5,5 Điểm, 5,75 Điểm thành 6,0 Điểm )

File đính kèm:

  • docDe thi HSG Mon Dia ly k12 07-08.doc
Giáo án liên quan