Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Bài 6.: Dân cư và lao động Việt Nam

I. Đọc bản đồ Dân cư dân tộc Việt Nam, trong atlas địa lý Việt Nam.

1. Đặc điểm dân cư dân tộc Việt Nam

Có thể nhận ra gần như tuyệt đối trên bản đồ “dân cư dân tộc”, trang 9, atlas địa lý Việt Nam:

v Từ biểu đồ dân số qua các năm, ta nhận ra dân số nước ta tăng nhanh nhất là sau năm 1960 (các em quan sát thời gian dân số nước ta tăng gấp đôi, trước và sau năm 1960), những năm gần đây tốc độ tăng có giảm; theo số liệu năm 1980 nước ta có số dân trên 50 triệu (đông dân). Học sinh thử trả lời câu hỏi tại sao? - để giải thích đặc điểm trên. Cũng từ đặc điểm phát triển nhanh nên qua tháp tuổi năm 1989, ta thấy dân số nước ta thuộc loại trẻ.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Bài 6.: Dân cư và lao động Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 6. DÂN CƯ VÀ LAO ĐỘNG VIỆT NAM. Nội dung. Đọc bản đồ Dân cư dân tộc Việt Nam, trong atlas địa lý Việt Nam. Đặc điểm dân cư dân tộc Việt Nam Có thể nhận ra gần như tuyệt đối trên bản đồ “dân cư dân tộc”, trang 9, atlas địa lý Việt Nam: Từ biểu đồ dân số qua các năm, ta nhận ra dân số nước ta tăng nhanh nhất là sau năm 1960 (các em quan sát thời gian dân số nước ta tăng gấp đôi, trước và sau năm 1960), những năm gần đây tốc độ tăng có giảm; theo số liệu năm 1980 nước ta có số dân trên 50 triệu (đông dân). Học sinh thử trả lời câu hỏi tại sao? - để giải thích đặc điểm trên. Cũng từ đặc điểm phát triển nhanh nên qua tháp tuổi năm 1989, ta thấy dân số nước ta thuộc loại trẻ. Từ biểu đồ các dân tộc Việt Nam (theo ngôn ngữ), ta rút ra nhận xét Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Gồm 7 nhóm ngôn ngữ, trong đó nhóm Việt mường chiếm ưu thế nhất. (Việt Nam có 54 dân tộc anh em) Từ nền màu trên bản đồ ta thấy: Dân cư nước ta phân bố không đồng đều. Tập trung chủ yếu ở đồng bằng, ven biển, nhất là đồng bằng sông Hồng, đồng bằng nam bộ, duyên hải miền trung. Thưa dần khi lên miền núi và trung du, vùng sâu, vùng xa, nhất là tây nguyên, tây bắc. (Dân cư Việt Nam còn không đều giữa nông thôn với thành thị). Từ nền gạch, ta thấy được sự phân bố của các dân tộc thuộc các nhóm ngôn ngữ khác nhau. Nhóm Việt mường do tỉ lệ cao nên cũng phân bố rộng rãi nhất gần như dọc theo đất nước, nhất là các vùng đồng bằng duyên hải; các nhóm ngôn ngữ thiểu số thường cư trú tại các vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Xác định trong từng khu vực miền núi có những nhóm ngôn ngữ nào cư trú. Lưu ý, mỗi dân tộc có nét văn hoá riêng, kinh nghiệm sản xuất riêng, nhưng trình độ khoa học kĩ thuật, phong tục tập quán cũng có nhiều điểm khác nhau. Và qua các bức ảnh gợi ý cho ta nhìn thấy nét dân tộc độc đáo, thấy hình ảnh các dân tộc Việt Nam đoàn kết quanh Đảng, bác Hồ gìn giữ và xây dựng đất nước. Ngoài ra chúng ta cũng cần chú ý đến nhiều truyền thông văn hoá tích cực của dân tộc Việt Nam: giàu lòng yêu nước, kinh nghiệm sản xuất, cần cù lao động, sáng tạo Ảnh hưởng của nó đến kinh tế xã hội Từ những đặc điểm trên, với kinh tế, xã hội, ta thấy có những ưu, nhược điểm sau: Ưu điểm: Là thị trường có khả năng tiêu thụ lớn, có nuồn lao động đồi dào và tăng nhanh (cho đến nay có trên 40 triệu lao động, hàng năng nguồn lao động tăng khoảng 3% năm). Kích thích kinh tế, xã hội phát triển và thu hút sự hợp tác quốc tế. Có ưu thế về chất lượng lao động, do giầu truyền thống, văn hoá các dân tộc phong phú, phần lớn lao động Việt Nam có độ tuổi trung bình thấp, nhạy bén với khoa học kĩ thuật . Nhược điểm: Trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn chưa phát triển thì dân số đông phát triển nhanh gây khó khăn chó việc cải thiện đời sống, gây sức ép về nhà ở, y tế, giáo dục, giao thông vận tải và môi trường. Gây khó khăn lớn về vấn đề việc làm cho xã hội Trình độ văn hoá, khoa học kĩ thuật của chúng ta còn thấp chưa đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, xã hội. Dân cư và lao động phân bố không đều, dẫn đến nơi thì thừa lao động, thiếu việc làm, nơi thì thiếu lao động khai thác tài nguyên thiên nhiên phân bố rộng rãi. Như vậy vừa lãng phí về lao động, vừa lãng phí tài nguyên thiên nhiên, nền kinh tế phát triển chậm (vì nền kinh tế chỉ phát triển nhanh khi chúng ta khai thác triệt để mọi nguồn lực). Phương hướng phát triển dân cư Việt Nam Như phân tích trên, nên để đáp ứng mọi nhu cầu của con người tốt hơn, đồng thời cũng nhằm phát huy tốt nhất nguồn lực con người chúng ta cần có những phương hướng sau: Kế hoạch hoá dân số. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số quá nhanh như hiện nay. Củng cố khối đoàn kết các dân tộc, đẩy mạnh giáo dục văn hoá khoa học kĩ thuật, nhất là xoá dần sự chênh lệch về trình độ văn hoá khoa học kĩ thuật giữa các dân tộc như hiện nay tạo ra sức mạnh tổng hợp, đồng đều để xây dựng, bảo vệ đất nước. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động đồng đều, phù hợp hơn trên phạm vi cả nước. Trước đây chúng ta cũng đã có nhiều thành tích trong lĩnh vực này, như trước năm 1975 trong phạm vi miền bắc giữa đồng bằng với miền núi và trung du, sau năm 1975 giữa 2 miền nam và bắc chủ yếu bằng những sự đầu khuyến khích của nhà nước. Nhưng hiện nay chúng ta chủ trương quy hoạch, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội tốt hơn cho những nơi thưa dân còn nhiều tiềm năng tự nhiên để thu hút dân cư tự giác di cư đến vì việc làm và chính cuộc sống của họ. Lao động và việc làm ở nước ta hiện nay Đặc điểm nguồn lao đông Việt Nam Giữa dân cư và lao động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Từ đặc điểm dân cư, nên nguồn lao động của nước ta những ưu nhược điểm sau: Ưu điểm: Dồi dào về số lượng. Do dân số đông lại đang phát triển nhanh. Ngoài ra cũng do dân số phát triển nhanh nên có kết cấu trẻ, từ đó nguồn lao động của nước ta tăng nhanh, tuổi trung bình của người lao động thấp, từ đó rất nhạy bén với những tiến bộ về khoa học kĩ thuật, nhạy bén, có khả năng nhận thức nhanh và sáng tạo. Trình độ của nguồn lao động Việt Nam không ngừng tăng, cùng với nhiều truyền thống tốt đẹp của dân tộc nên chất lượng nguồn lao động nước ta cũng có nhiều ưu điểm. Nhược điểm: Như trên có nói đến sự tiến bộ của lao động Việt Nam về chất lượng, tuy nhiên so với nhu cầu hiện nay của nền kinh tế đang tìm mọi cách nhanh chóng hoà nhập trên thế giới và khu vực, thì trình độ nguồn lao động nước ta vẫn còn thấp, chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế (cả người quản lý, cả người lao động trực tiếp). Từ nền sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu đi lên nên nguồn lao động nước ta còn thiếu tác phong công nghiệp. Đây là trở ngại không nhỏ khi ta đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hoà nhập với thế giới. Nguồn lao động Việt Nam phân bố không điều dẫn đến chúng ta rơi vào tình trạng vừa thiếu lao động, vừa thừc lao động ngay trong một thời gian tại những không gian khác nhau, gây khó khăn cho cả nhà nước và bản thân người lao động. Tình hình sử dụng lao động nước ta hiện nay Mặc dù có nhiều chuyển biến so với thời kì đầu đổi mới, song tỉ lệ lao động của chúng ta vẫn chủ yếu thuộc khu vực sản xuất vật chất, nhất là nông nghiệp. Chứng tỏ sự phân cong lao động theo ngành chậm phát triển. (theo sách hiện hành: 63.5% thuộc khu vực nông lâm ngư nghiệp, 11.9% thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng, 24.6% thuộc khu vực dịch vụ). Việc sử dụng lao động trong các thành phần kinh tế cũng có những chuyển biến quan trọng. Khu vực ngoài quốc doanh, ngày càng thu hút nhiều lao động không chỉ ở khu vực nông lâm ngư nghiệp mà cả trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Năng suất lao động xã hội nói chung còn thấp, làm cho phần lớn người lao động có thu nhập thấp, đồng thời kìm hãm sự phân công lao động xã hội. Thên vào nữa còn nhiều quỹ thời gian lao động chưa sử dụng hết, nếu tận dụng tốt sẽ làm tăng năng suất lao động xã hội. Vấn đề việc làm Tại sao vấn đề việc làm lại là vấn đề quan tâm chung của cả nước, của xã hội, của từng người lao động Theo điều tra của bộ lao động – thương binh xã hội, năm 1998 cả nước có 9.4 triệu người thiếu việc làm và 856000 người thất nghịêp. Tỉ lệ thiếu việc làm ở vùng nông thôn là 28.2%, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị là 6.8%. tỉ lệ này không đều giữa các vùng, căng thẳng nhất là đồng bằng sông hồng, rồi đến bắc trung bộ. Tỷ lệ thiếu việc làm hay thất nghiệp trước hết gây khó khăn về đời sống của những người lao động, đối với xã hội là lãng phí một nguồn lực quan trọng thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. Chính vì thế nên việc làn đang được mọi người qun tâm, cả xã hội quan tâm. Khả năng tạo ra việc làm (sử dụng hợp lý nguồn lao động) Muốn tìm ra khả năng tạo ra việc làm, ta căn cứ vào đặc điểm nguồn lao động nước ta và tình hình sử dụng lao động của nước ta hiện nay: Một đặc điểm của nguồn lao động Việt Nam là mặc dù trình độ đã được nâng cao song nhìn chung còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Những người thất nghiệp hay thiếu việc làm nhiều hơn là những người không có trình độ nghề nghiệp nhất định. Vậy nếu ta nâng cao được trình độ của người lao động là tạo ra cơ hội có việc làm thứ nhất cho họ. Thứ hai là đặc điểm lao động của ta phân bố không đều, nên thì thừa, nơi thì thiếu lao động. Vậy nếu ta phân bố lại lao động giữa các vùng cũng tạo ra khả năng có việc làm cho người lao động. Qua tình hình sử dụng lao động, sự phân công lao động theo ngành chậm phát triển, nền kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển tương xứng. Nên nếu ta đa dạng hoá cơ cấu ngành kinh tế sẽ tạo ra thêm nhiều việc làm cho người lao động. Và cũng chính tình hình sử dụng lao động chúng ta đã biết, nền kinh tế nhiều thành phần của chúng ta chính thức vạch ra từ sau đại hội Đảng VI, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh mới có cơ hội hình thành và phát triển từ thời gian đó, nhưng nó đã nhanh chóng thu hút nhiều lao động, thậm chiếm tỉ lệ cao hơn nhiều thành phần kinh tế nhà nước. Nên nếu ta khuyến khích mạnh mẽ hơn nữa các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển, kể cả các thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, thì sẽ tạo ra nhiều hơn nữa việc làm cho xã hội. Biện pháp tạo ra việc làm Biện pháp chỉ mang lại hiệu quả thực sự, khi nó phù hợp với thực tiễn, vạch ra từ thực tiễn. Nên căn cứ vào những khả năng tạo ra việc làm như ta đã phân tích ở trên, ta có các biện pháp thiết thực như sau: Trước hết là coi trọng giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao trình độ người lao động tạo cho họ có cơ hội tìm việc làm. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động trên quy mô toàn quốc. Trước đây đã có 2 lần ta có thành tích đáng kể về mặt này (một trước năm 1975, trong phạm vi miền bắc, và một sau năm 1975, trên phạm vi cả nước) song do nhà nước tuyên truyền, đầu tư, trợ cấp trong khi không đáp ứng nhu cầu dân cư về kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, nên có những biểu hiện kém hiệu quả. Nay nhà nước chủ trương tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội tại những vùng thưa dân, nhưng có tiềm năng kinh tế để thu hút dân cư và lao động. Họ di cư tự giác hơn. Đa dạng hoá cơ cấu ngành kinh tế để tạo ra thêm nhiều việc làm. Nông thôn chủ yếu là đa dạng hoá cơ cấu ngành nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ truyền thống,rồi phát triển công nghiệp chế biến, phục vụ nông nghiệp và các ngành dịch vụ có liên quan. Còn thành thị thì chủ yếu đa dạng hoá cơ cấu các ngành công nghiệp, dịch vụ. Khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển. Ngoài ra, vì áp dụng các biện pháp trên đòi hỏi phải có thời gian và cũng là những việc không dễ dàng thực hiện nhanh chóng, nên ta vẫn cần phải thực hiện kế hoạch hoá dân số. Nếu không, số công ăn việc làm việc chúng ta tạo ra được, chỉ tương đương, thậm chí nhỏ hơn lượng lao động tăng lên hàng năm. Như vậy số lao động thiếu việc làm sẽ vẫn không giảm, thậm chí vẫn có khả năng tăng lên và còn gánh chịu nhiều hậu quả khác của sự gia tăng dân số nhanh. Câu hỏi, bài tập thực hành. Nắm vững đặc điểm dân cư, lao động Việt Nam. Giải thích được những đặc điểm đó. Đánh giá được sự tác động của dân cư, lao động đối với kinh tế, xã hội. Giải thích được tại sao việc làm đang được cả nước quan tâm (cả nhà nước và từng người lao động). Khả năng và biện pháp giải quyết. Vẽ biểu đồ và nhận xét bảng thống kê sau về tình hình sử dụng lao động của nước ta giữa các thành phần kinh tế: Năm Khu vực nhà nước Khu vực ngoài quốc doanh 1985 1990 1998 15.0 11.3 9.0 85.0 88.7 91.0 Phân tích bảng thống kê sau về quá trình phát triển dân số Việt Nam Theo “Dân số học đại cương”, GS Nguyễn Minh Tuệ và PGS Nguyễn Văn Lê, trang 100. : Năm Dân số (triệu người) Năm Dân số (triệu người) 1802 – 1819 1820 – 1840 1841 – 1847 1847 – 1883 1931 1939 1945 1960 4.3 5.0 6.9 7.2 17.7 18.0 23.0 30.0 1970 1975 1979 1985 1987 1989 1990 1993 41.0 47.6 52.7 60.0 63.0 64.4 66.1 71.0

File đính kèm:

  • docDan cu va lao dong viet Nam.doc
Giáo án liên quan