II. Bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới
A. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
Học sinh nắm được một số nôi dung đầu, và là nôi dung cơ bản của tình hình kinh tế thế giới ở những thập niên cuối thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21
7 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 494 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Chương 1: Đối tượng, nội dung nghiên cứu môn học kinh tế quốc tế (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0
Ngày soạn: 11/2009
Ngày dạy: 11/2009
Số tiết của môn học: 30 tiết
Giáo án lý thuyết số: 3
Chương 1: Đối tượng, nội dung nghiên cứu môn học kinh tế quốc tế (tiếp)
II. Bối cảnh chung của nền kinh tế thế giới
A. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
Học sinh nắm được một số nôi dung đầu, và là nôi dung cơ bản của tình hình kinh tế thế giới ở những thập niên cuối thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21:
- Hiểu được kinh tế thị trường và xu hướng phát triển theo nền kinh tế thị trường, xu hướng mở cửa nền kinh tế trên thế giới, nguyên nhân dẫn đến sự thất bại, phi hiệu quả của nền kinh tế phi thị trường và chính sách đóng cửa nền kinh tế.
- Vấn đề toàn cầu hoá về kinh tế và những biểu hiện của nó.
- Vấn đề cạnh tranh kinh tế cùng với tiến trình toàn cầu hoá.
- Quan hệ kinh tế hợp tác và đối thoại giữa các nước phát triển và đang phát triển.
2. Về kỹ năng:
Kỹ năng phân tích các đặc điểm chung nền kinh tế thế giới và kỹ năng so sánh.
3. Trọng tâm của bài:
Xu hướng phát triển kinh tế thị trường, mở cửa nền kinh tế và toàn cầu hoá kinh tế (mục 1 và 2).
3. Thái độ:
- Lôi cuốn được học sinh tham gia bài học.
- Học sinh hứng thú với bài học, hăng say phát biểu ý kiến.
B. Thiết bị dạy học:
- Phấn và bảng.
C. Kế hoạch lên lớp:
1. Ổn định và kiểm tra sĩ số lớp: 1 phút
2. Nhắc lại nội dung bài cũ: 1 phút
3. Dẫn dắt bài mới:
Giáo viên đặt câu hỏi tư duy cho học sinh: Theo hiểu biết của các bạn thì đặc điểm chung, nổi bật và cơ bản của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay là gì? (giai đoạn cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21) ---> Giáo viên tổng hợp lại các ý kiến, bổ sung và đúc kết lại thành một số nội dung của bài học như sau...: 3 phút
4. Nội dung giảng bài mới:
Nội dung
Thời gian
Các hoạt động của giáo viên
Các hoạt động của học sinh
1
2
3
4
1. Phát triển kinh tế thị trường và thực hiện ‘mở cửa’ nền kinh tế trở thành xu hướng chung của các nước.
- Khái niệm kinh tế thị trường và so sánh với kinh tế phi thị trường.
Nền KTTT là nền ktế giảiquyết 3 vấn đề ktế cơ bản dựa trên những quan hệ thị trường: quan hệ cung-cầu, quan hệ giá cả, quan hệ cạnh tranh.
...
Ngược lại với nền KTTT là nền KTPTT...
- Xu hướng phát triển KTTT trên thế giới.
Ưu điểm của nền KTTT hơn so với nền KTPTT và sự phù hợp của việc phát triển KTTT trong giai đoạn hiện nay, xu hướng của các nước hiện nay là phát triển KTTT.
. Ví dụ một số nước phát triển KTTT thành công: Việt Nam, Trung Quốc, Nga, các nước Đông Âu...
Kết luận: Phát triển KTTT là một đặc điểm nổi bật của nền KTTG giai đoạn hiện nay.
- Xu hướng ‘mở cửa’ nền kinh tế trên thế giới:
+Chính sách ‘đóng cửa’ kinh tế-chiến lược kinh tế kiểu cũ: (Ví dụ)
.Có thể hiểu chính sách ‘đóng cửa’ nền kinh tế với những đặc điểm như: sản xuất để phục vụ trong nước, chỉ xuất khẩu sau khi đã đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và không khuyến khích nước ngoài đầiu tư vốn, KHCN.
Ở cuối những năm thập niên 60, chính sách ‘đóng cửa’ nền kinh tế bị thất bại do một số nguyên nhân...(Ví dụ)
+ ‘Mở cửa’ nền kinh tế là xu hướng chung của các nước đang phát triển trong giai đoạn hiện nay:
. Chính sách ‘mở cửa’ nền kinh tế là các nước mở rộng mối quan hệ ngoại giao, đặc biệt là ngoại thương, thu hút vốn đầu tư, KHCN...
. Tính ưu việt hơn của chính sách ‘mở cửa’ nền kinh tế so với chính sách ‘đóng cửa’.
. Hạn chế của chính sách ‘mở cửa” kinh tế
. Kết luận: “Mở cửa” nền kinh tế vẫn có những khó khăn trong thực hiện, nhưng ngày nay “đóng cửa nền kinh tế” không còn phù hợp nữa và xu xướng trên thế giới hiện nay là...
18 phút
- Nêu vấn đề và đặt câu hỏi: Trong kinh tế vi mô định nghĩa kinh tế thị trường (KTTT) và kinh tế phi trường (KTPTT) là gì? Tại sao ngày nay các nước đồmg loạt phát triển nền kinh tế thị trường?
- Giáo viên nhận xét trả lời.
- Thuyết trình.
- Lấy vị dụ.
- Thuyết trình.
- Lấy vị dụ.
- Thuyết trình.
- Lấy vị dụ.
- Học sinh suy nghĩ và trả lời.
- Học sinh nghe, ghi
chép bài.
-Học sinh nghe, ghi
chép bài.
- Học sinh nghe, ghi
chép bài
2. Toàn cầu hoá về kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ.
- Khái niệm toàn cầu hoá và toàn cầu hoá về kinh tế.
- Phân tích toàn cầu hoá kinh tế và dẫn ví dụ.
- Những biểu hiện của toàn cầu hoá kinh tế:
+ Chính sách đối ngoại của mỗi nước mang tính quốc tế cao.
+ Sự chuyển dịch tài nguyên giữa các nước thông qua một số hoạt động:
+ Sản phẩm sản xuất mang tính quốc tế cao.(Ví dụ)
+ Hoạt động thương mại giữa các nước gia tăng.
+ Vấn đề di dân và xuất khẩu lao động. (Ví dụ)
+ Một số biểu hiện khác:
(dẫn theo ví dụ)
- Kết luận: Toàn cầu hoá nói chung và toàn cầu hoá kinh tế nói riêng đang diễn ra mạnh mẽ và là một tất yếu lịch sử, khách quan tác động đến không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội trên thế giới. Trong một thế giới mà tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày càng gia tăng thì không một quốc gia nào có thể phát triển được nếu không có mối liên hệ với bên ngoài.
12 phút
- Đặt câu hỏi về toàn cầu hoá và toàn cầu hoá về kinh tế.
- Nhận xét, trả lời và thuyết trình.
- Dẫn dắt những ví dụ thực tế trong những trường hợp cụ thể.
- Kết luận
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Hoc sinh nghe và ghi chép bài.
3. Cạnh tranh kinh tế gay gắt cùng quá trình toàn cầu hoá kinh tế
- Phân tích sự cạnh tranh kinh tế trong quá trình toàn cầu hoá.
- Biểu hiện của hoạt động cạnh tranh kinh tế:
+ Hoàn thiện môi trường đầu tư với các nước khác trong thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài.(Ví dụ)
+ Cạnh tranh trong hoạt động thương mại làm cho sản phẩm tốt hơn, rẻ hơn so với đối thủ cạnh tranh...
- Kết luận: Toàn cầu hoá về kinh tế khiến tính cạnh tranh giữa các nền kinh tế trở thành đặc trưng quan trọng góp phần thúc đẩy sự hoàn thiện môi trường kinh doanh ở mỗi nước.
4 phút
- Thuyết trình
- Nêu một số ví dụ phân tích
- Kết luận
- Học sinh nghe và ghi chép bài.
4. Quan hệ kinh tế Nam-Bắc mang tính hợp tác và đối thoại tăng lên nhưng vẫn đối lập gay gắt
- Quan hệ kinh tế này thay đổi theo chiều hướng tích cực: hỗ trợ hợp tác với nhau để chung giải quyết các vấn đề kinh tế mang tính chất toàn cầu như: Mở rộng thị trường, năng lượng, di dân, nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế, môi trường...
- Tuy nhiên về sâu xa các mối quan hệ này vẫn chứa đựng những mâu thuẫn liên quan đến sự bình đẳng trong phát triển như: Nợ nần, chính sách Bảo hộ mậu dịch, các vấn đề về sinh thái, môi trường, áp đặt chính sách kinh tế...
4 phút
- Thuyết trình
- Nghe và ghi chép bài
D. Kết bài: 2 phút
1. Củng cố kiến thức: Nêu lại trọng tâm của bài, những kiến thức cần ghi nhớ.
2. Bài tập về nhà: “Phân tích những tác động tiêu cực và tích cực của quá trình toàn cầu hoá kinh tế trên thế giới”.
3. Dặn dò học sinh chuẩn bị những nội dung tiếp theo của phần “bối cảnh nền KTTG”
HIỆU TRƯỞNG
TỔ TRƯỞNG BỘ MÔN
Người soạn bài
Nguyễn Thị Thanh Xuân
File đính kèm:
- boi canh chung nen KTTG.doc