I. Để sử dụng Atlas trả lời các câu hỏi trong quá trình làm bài, HS lưu ý các vấn đề sau:
1. Nắm chắc các ký hiệu:
HS cần nắm các ký hiệu chung, tự nhiên, nông nghiệp, công nghiệp, lâm ngư nghiệp.ở trang bìa đầu của quyển Atlas.
2. HS nắm vững các ước hiệu của bản đồ chuyên ngành:
Ví dụ:
-Nắm vững các ước hiệu tên từng loại mỏ, trữ lượng các loại mỏ khi sử dụng bản đồ khoáng sản.
-Biết sử dụng màu sắc (ước hiệu) vùng khí hậu để nêu ra các đặc điểm khí hậu của từng vùng khi xem xét bản đồ khí hậu.
-Nắm vững ước hiệu mật độ dân số khi tìm hiểu phân bố dân cư ở nước ta trên bản đồ “Dân cư và dân tộc”.
-Ước hiệu các bãi tôm, bãi cá khi sử dụng bản đồ lâm ngư nghiệp.
6 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 678 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Rèn luyện kĩ năng phân tích atlat địa lý Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG PHÂN TÍCH ATLAT ĐỊA LÝ VIỆT NAM
I. Để sử dụng Atlas trả lời các câu hỏi trong quá trình làm bài, HS lưu ý các vấn đề sau:
1. Nắm chắc các ký hiệu:
HS cần nắm các ký hiệu chung, tự nhiên, nông nghiệp, công nghiệp, lâm ngư nghiệp...ở trang bìa đầu của quyển Atlas.
2. HS nắm vững các ước hiệu của bản đồ chuyên ngành:
Ví dụ:
-Nắm vững các ước hiệu tên từng loại mỏ, trữ lượng các loại mỏ khi sử dụng bản đồ khoáng sản.
-Biết sử dụng màu sắc (ước hiệu) vùng khí hậu để nêu ra các đặc điểm khí hậu của từng vùng khi xem xét bản đồ khí hậu.
-Nắm vững ước hiệu mật độ dân số khi tìm hiểu phân bố dân cư ở nước ta trên bản đồ “Dân cư và dân tộc”.
-Ước hiệu các bãi tôm, bãi cá khi sử dụng bản đồ lâm ngư nghiệp...
3. Biết khai thác biểu đồ từng ngành:
a. Biểu đồ giá trị tổng sản lượng các ngành hoặc biểu đồ diện tích của các ngành trồng trọt:
Thông thường mỗi bản đồ ngành kinh tế đều có từ 1 đến 2 biểu đồ thể hiện sự tăng, giảm về giá trị tổng sản lượng, về diện tích (đối với các ngành nông lâm nghiệp) của các ngành kinh tế, HS biết cách khai thác các biểu đồ trong các bài có liên quan.
b. .Biết cách sử dụng các biểu đồ hình tròn để tìm giá trị sản lượng từng ngành ở những địa phương tiêu biểu như:
-Giá trị sản lượng lâm nghiệp ở các địa phương (tỷ đồng) trang 15 Atlas.
-Giá trị sản lượng công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm (triệu đồng) trang 17.
4. Biết rõ câu hỏi như thế nào, có thể dùng Atlas:
-Tất cả các câu hỏi đều có yêu cầu trình bày về phân bố sản xuất, hoặc có yêu cầu nói rõ ngành đó ở đâu, vì sao ở đó ? Trình bày về các trung tâm kinh tế ... đều có thể dùng bản đồ của Atlas để trả lời.
-Tất cả các câu hỏi có yêu cầu trình bày tình hình phát triển sản xuất, hoặc quá trình phát triển của ngành này hay ngành khác, đều có thể tìm thấy các số liệu ở các biểu đồ của Atlas, thay cho việc phải nhớ các số liệu trong SGK.
5. Biết sử dụng đủ Atlas cho 1 câu hỏi:
Trên cơ sở nội dung của câu hỏi, cần xem phải trả lời 1 vấn đề hay nhiều vấn đề, từ đó xác định những trang bản đồ Atlas cần thiết.
a. Những câu hỏi chỉ cần sử dụng 1 bản đồ của Atlas như:
-Hãy trình bày nguồn tài nguyên khoáng sản ở nước ta:
+Khoáng sản năng lượng
+Các khoáng sản: kim loại
+Các khoáng sản: phi kim loại
+Khoáng sản: vật liệu xây dựng
Với câu hỏi trên chỉ sử dụng bản đồ:”Địa chất-khoáng sản” ở trang 6 là đủ.
-Hãy nhận xét tình hình phân bố dân cư nước ta ? Tình hình phân bố như vậy có ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển kinh tế như thế nào ? Trong trường hợp này, chỉ cần dùng 1 bản đồ “Dân cư” ở trang 11 là đủ.
b. Những câu hỏi dùng nhiều trang bản đồ trong Atlas, để trả lời như:
-Những câu hỏi đánh giá tiềm năng (thế mạnh) của 1 ngành như:
+Đánh giá tiềm năng của ngành công nghiệp nói chung, không những chỉ sử dụng bản đồ địa hình đề phân tích ảnh hưởng của địa hình, dùng bản đồ khoáng sản để thấy khả năng phát triển các ngành công nghiệp nặng, sử dụng bản đồ dân cư để thấy rõ lực lượng lao động, sử dụng bản đồ nông nghiệp để thấy tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nói chung...
+Đánh giá tiềm năng (thế mạnh) để phát triển cây công nghiệp lâu năm nước ta: HS biết sử dụng bản đồ địa hình (lát cắt) phối hợp với ước hiệu các vùng khí hậu để thấy được những thuận lợi phát triển từng lọai cây theo khí hậu (nhiệt đới, cận nhiệt đới) sử dụng bản đồ “Đất-thực vật và động vật” trang 6- thấy được 3 loại đất chủ yếu của 3 vùng; dùng bản đồ Dân cư và dân tộc trang 9- sẽ thấy được mật độ dân số chủ yếu của từng vùng, dùng bản đồ công nghiệp chung trang 16 sẽ thấy được cơ sở hạ tầng của từng vùng.
-Những câu hỏi tiềm năng (thế mạnh) của 1 vùng như:
HS tìm bản đồ “Nông nghiệp chung” trang 13 để xác định giới hạn của vùng, phân tích những khó khăn và thuận lợi của vị trí vùng. Đồng thời HS biết đối chiếu vùng ở bản đồ nông nghiệp chung với các bản đồ khác nhằm xác định tương đối giới hạn của vùng ở những bản đồ này (vì các bản đồ đó không có giới hạn của từng vùng). Trên cơ sở đó hướng dẫn HS sử dụng các bản đồ: Địa hình, Đất-thực vật và động vật, phân tích tiềm năng nông nghiệp; bản đồ Địa chất-khoáng sản trong quá trình phân tích thế mạnh công nghiệp, phân tích nguồn lao động trong quá trình xem xét bản đồ Dân cư và dân tộc.
c. Lọai bỏ những bản đồ không phù hợp với câu hỏi:
Ví dụ:
-Đánh giá tiềm năng phát triển cây công nghiệp có thể sử dụng bản đồ: đất, địa hình, khí hậu, dân cư,... nhưng không cần sử dụng bản đồ khoáng sản.
-Đánh giá tiềm năng công nghiệp có thể sử dụng bản đồ khoáng sản nhưng không cần sử dụng bản đồ đất, nhiều khi không sử dụng bản đồ khí hậu...
II. Yêu Cầu Chung Khi Khai Thác Bản Đồ Trên Atlas:
1. Đọc chú giải ở trang KÝ HIỆU CHUNG (trang bìa trong):
Trang ký hiệu chung gồm có các ký hiệu chia thành 4 nhóm: Nhóm các yếu tố tự nhiên (sông, kênh, đầm lầy, địa hình, mỏ khoáng sản); Nhóm các yếu tố công nghiệp ( công nghiệp khai thác, qui mô công nghiệp, phân bố các ngành công nghiệp); Nhóm các yếu tố nông lâm thủy sản; Nhóm các yếu tố khác (ranh giới, đường giao thông, sân bay)
2. Đọc chú giải và tỷ lệ dành cho từng trang theo mục đích sử dụng:
Ví dụ : Đọc trang 8 về đất, thực vật và động vật sẽ có phần chú giải riêng về các nhóm đất, thực vật, động vật và có tỷ lệ sử dụng bản đồ là 1/6.000.000
3. Biết cách xác định vị trí của các đối tượng:
Các đối tượng này có thể được xác định rất dễ bởi tên tỉnh hoặc tên sông được ghi kề bên, có thể phải liên kết đối chiếu với bản đồ hành chính trang 2, 3.
Ví dụ để xác định mỏ than Cẩm Phả thuộc tỉnh nào ở trang 6 HS không thể xác định ngay, phải nhờ đối chiếu với trang Hành Chính.
4. Biết rõ mục đích sử dụng để phối hợp trang chung với trang riêng dành cho từng vùng:
-Ví dụ: muốn tìm hiểu đặc điểm tự nhiên Trung du-miền núi Bắc Bộ ta phải xem phối hợp trang 9 với trang 21; muốn xác định vị trí mỏ khoáng sản ở Trung du-miền núi Bắc Bộ ta phải đọc phối hợp trang 6 với trang 21.
-Ví dụ: Kiến thức đã học giúp HS biết cây chè được trồng trên đất Feralit và nơi có khí hậu cận nhiệt. Dựa vào kiến thức này ta giúp HS thấy được sự phân bố cây chè nước ta thích hợp ở Trung du-miền núi Bắc Bộ, hoặc trên đồi núi cao ở Tây Nguyên. Vì nước ta có nền khí hậu chung là nhiệt đới nhưng có sự phân hoá theo đai cao, theo đó những nơi có địa hình cao của Tây Nguyên có khí hậu cận nhiệt. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác ảnh hưởng đến phân bố và sản lượng chè, đó là các nguyên nhân thuộc về kỹ thuật, chính sách, thị trường
MỘT SỐ BÀI TẬP GỢI Ý
1. Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 18,19, hãy hoàn thành các câu hỏi và bảng sau đây:
a.Các cây chè, cafe, cao su, hồ tiêu trồng ở những vùng nào? Vùng nào có diện tích nhiều nhất?
b. Bảng 1.
Tên vùng
Hiện trạng sử dụng đất
Cây trồng
Vật nuôi
2. Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 19, BĐ Lúa, hãy hoàn thành các bảng sau đây:
Bảng 2
Tên tỉnh
Diện tích lúa
Sản lượng lúa
Năng suất lúa
Các tỉnh có DT & SL lớn
b. Bảng 3.
Diện tích trồng lúa so với DT trồng cây LT (%)
Tên tỉnh
Nhận xét
< 60
60 – 70
71 – 80
81 – 90
> 90
3. Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 20, BĐ Lâm nghiệp & Thủy sản, hãy trả lời các câu hỏi & hoàn thành bảng sau đây:
Tỉ lệ diện tích rừng (so với diện tích toàn tỉnh) của tỉnh nào nhiều nhất? Số lượng bao nhiêu?
Nêu nhận xét chung về tỉ lệ diện tích rừng của nước ta?
Rừng ngập mặn & rừng đặc dụng ở nước ta phân bố ở những tỉnh nào? Kể tên các vườn quốc gia nổi tếng?
Kể tên các ngư trường, các tỉnh trọng điểm nghề cá ở nước ta?
Vì sao ngành nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh ĐBSCL lại phát triển hơn các tỉnh khác?
Bảng 4.
Tỉ lệ diện tích rừng so với DT toàn tỉnh ( % )
Phân bố (tên tỉnh, thành)
Nhận xét
< 10
10 – 25
26 – 50
> 50
Bảng 5.
SL thủy sản đánh bắt & nuôi trồng
Phân bố (tên tỉnh, thành)
Nhận xét
4.Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 21, BĐ CN chung, hãy trả lời các câu hỏi & hoàn thành bảng sau đây:
a. Nêu các TTCN tiêu biểu trong các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta? Vai trò? Ý nghĩa?
b. Phân tích mối quan hệ giữa các TTCN của nước ta? Mối quan hệ giữa các TTCN với điểm công nghiệp? Cho VD cụ thể?
Bảng 6.
Các TT, điểm công nghiệp
(nghìn tỷ đồng)
Phân bố
(tên tỉnh, thành)
TTCN nằm trong vùng KT trọng điểm
> 50
10 – 50
3 – 9,9
1 – 2,9
< 1
5. Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 22, BĐ Công nghiệp Năng lượng, hãy trả lời các câu hỏi sau đây:
Kể tên các nhà máy nhiệt điện trên 1000MW, dưới 1000MW?
Thủy điện: Tên nhà máy thủy điện đã và đang xây dựng, tên sông, công suất.
Qua các biểu đồ: SL dầu thô, than sạch, điện, nhận xét về sự phát triển ngành năng lượng?
6. Dựa vào Atlat Địa lý VN trang 23, BĐ Giao thông, hãy hoàn thành bảng sau đây:
Bảng 7
Tuyến – điểm.
Đi từ . . . đến . . .(trong nước)
Đi từ . . . đến . . .(nước ngoài)
Sân bay Nội Bài
Sân bay Tân Sơn Nhất
Sân Bay Đà Nẵng
Cảng Hải Phòng
Cảng Đà Nẵng
Cảng Sài Gòn
Tuyến đường ôtô & đường sắt Bắc Nam
Tuyến đường ôtô & đường sắt Tây Đông
7. Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 24, BĐ Thương Mại, trả lời các câu hỏi sau:
a. Xác định tổng mức bán lẻ hàng hóa và kinh doanh DV các tỉnh tính theo đầu người.
b. Phân tích cơ cấu hàng XK, NK? Mặt hàng CN nặng & khoáng sản XK chiếm tỉ lệ cao hơn có ý nghĩa gì?
8. Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 25, BĐ Du lịch, trả lời các câu hỏi sau:
a. Xác định các TT du lịch quốc gia? Các TT du lịch vùng?
b. Kết hợp với kiến thức địa lý, các em sẽ tự giải thích được:
+ Tại sao thời kỳ 1996-1998 số lượng khách nội địa & quốc tế đều tăng nhưng doanh thu lại giảm.
+ Cơ cấu mỗi loại khách DL QT năm 1996-2000 tăng hay giảm?
9. Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 26, BĐ Vùng trung du & MN Bắc bộ, vùng ĐBSH (Kinh tế) hoàn thành bảng sau:
a. Bảng 8
Đối tượng CN
Phân bố (Tên TP,TX, nơi khai thác nguyên nhiên liệu)
Nơi chế biến
TTCN, TT KT vùng
Nhiệt điện, thủy điện
LK đen
LK màu
CN hóa chất
Vật liệu xây dựng
b. Nhận xét về GDP của ĐBSH so với cả nước? Tính xem ĐBSH chiếm bao nhiêu tỉ đồng trong GDP cả nước? Đứng thứ mấy trong cả nước?
c. Đọc tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không từ Hà Nội đi các nơi trong & ngoài nước.
9. Dựa vào Atalat VN trang 27, BĐ Vùng Bắc Trung bộ (Kinh tế) hoàn thành bảng sau:
Bảng 9
Đối tượng công nghiệp
Phân bố
(Tên TP, TX, nơi khai thác)
Nơi chế biến
TTCN, TT KT vùng
Các ngành công nghiệp
b. So sánh GDP của vùng với cả nước? Tính xem BTB chiếm bao nhiêu tỷ đồng trong GDP cả nước? So với ĐBSH, GDP của BTB cao hay thấp hơn? Hơn kém bao nhiêu?
10. Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 28, BĐ Vùng Duyên hải NTB & Tây Nguyên (Kinh tế) hoàn thành bảng sau:
Bảng 10
Đối tượng nông nghiệp
Phân bố (tên vùng,tỉnh)
Nhận xét
Lúa
Ngô
Mía
Càphê
Hồ tiêu
Cao su
Bông
Dừa
Trâu
Bò
Vùng trồng cây LTTP và cây công nghiệp hàng năm
Vùng trồng cây CN lâu năm
Rừng giàu & trung bình
Vùng nông lâm kết hợp
Mặt nước nuôi trồng thủy sản
Vùng đánh bắt hải sản
10. Dựa vào Atalat Địa lý trang 29, BĐ Vùng ĐNB & ĐBSCL (Kinh tế) hoàn thành bảng sau:
Bảng 11. So sánh về sản xuất lương thực của 2 ĐBSH & ĐBSCL:
Toàn quốc
ĐBSH
ĐBSCL
1994
2004
1994
2004
1994
2004
DT cây LT (ha)
Trong đó lúa
SL LT quy thóc (tấn)
Trong đó lúa
các TTCN TP.HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu gồm có các ngành CN nào? So với các TTCN của các vùng khác nhiều hơn hay ít hơn ngành nào? Vì sao?
So sánh DT cây công nghiệp của ĐNB với các vùng khác, DT cây công nghiệp vùng nào lớn nhất? Vì sao?
Đọc tên các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không từ TP.HCM đi các tỉnh trong nước & đi nước ngoài.
So sánh GDP của ĐNB với GDP cả nước? Tính xem ĐNB chiếm bao nhiêu tỉ đồng trong GDP cả nước? Đứng hàng thứ mấy so với các vùng khác?
File đính kèm:
- CHUYEN DE DIA 12 THPT TAN PHU TPHO CHI MINHUY TIN.doc