Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Tiết 12 - Tuần 12 - Bài 12 : Thiên nhiên phân hóa đa dạng ( tiết 2 )

I. Mục tiêu bài học :

 1. Về kiến thức :

- Biết được sự phân hoá thiên nhiên theo độ cao. Đặc điểm về khí hậu, các loại đất và các hệ sinh thái chính theo 3 đai cao ở Việt Nam. Nhận thức được mối liên hệ có qui luật trong sự phân hoá thổ nhưỡng và sinh vật.

- Hiểu sự phân hoá cảnh quan thiên nhiên thành 3 miền địa lí tự nhiên và đặc điểm cơ bản của mỗi miền.

- Nhận thức được các mặt thuận lợi và hạn chế trong sử dụng tài nguyên ở mỗi miền.

 2. Về kỹ năng :

- Làm việc theo nhóm, xác định nội dung kiến thức, điền vào bảng để nhận thức được qui luật phân bố của thổ nhưỡng – sinh vật theo đai cao và đặc điểm 3 miền địa lí tự nhiên.

- Đọc, hiểu phạm vi và đặc điểm các miền địa lí tự nhiên trên bản đồ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 744 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Tiết 12 - Tuần 12 - Bài 12 : Thiên nhiên phân hóa đa dạng ( tiết 2 ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : /09/2008 Ngày dạy : /09/2008 Tiết : 12 Tuần : 12 Bài 12 : THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG ( Tiết 2 ) I. Mục tiêu bài học : 1. Về kiến thức : - Biết được sự phân hoá thiên nhiên theo độ cao. Đặc điểm về khí hậu, các loại đất và các hệ sinh thái chính theo 3 đai cao ở Việt Nam. Nhận thức được mối liên hệ có qui luật trong sự phân hoá thổ nhưỡng và sinh vật. - Hiểu sự phân hoá cảnh quan thiên nhiên thành 3 miền địa lí tự nhiên và đặc điểm cơ bản của mỗi miền. - Nhận thức được các mặt thuận lợi và hạn chế trong sử dụng tài nguyên ở mỗi miền. 2. Về kỹ năng : - Làm việc theo nhóm, xác định nội dung kiến thức, điền vào bảng để nhận thức được qui luật phân bố của thổ nhưỡng – sinh vật theo đai cao và đặc điểm 3 miền địa lí tự nhiên. - Đọc, hiểu phạm vi và đặc điểm các miền địa lí tự nhiên trên bản đồ. 3. Về thái độ : - Tinh thần và thái độ học tập của học sinh. 4. Kiến thức trọng tâm : - Thiên nhiên phân hóa theo độ cao. - Ba miền địa lý tự nhiên. II. Đồ dùng dạy học : - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.Atlat địa lý Việt Nam. Bản đồ đất, động thực vật Việt Nam. - Một số hình ảnh về các hệ sinh thái. III. Phương pháp : Thảo luận, phân tích, giảng giải. IV. Tiến trình tổ chức dạy học : 1. Ổn định lớp : ( Kiểm diện sĩ số ghi vào sổ đầu bài ) 2. Kiểm tra bài cũ : CH 1 : Nêu đặc điểm thiên nhiên nổi bật của phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam nước ta ? à Sgk trang 48. CH 2 : Nêu khái quát sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây.Dẫn chứng về mối liên hệ chặt chẽ giữa đặc điểm thiên nhiên của vùng thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi kề bên. à Sgk trang 49, 50. 3. Bài mới : Thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng biểu hiện không chỉ theo Bắc – Nam, theo Đông – Tây mà còn phân hóa theo độ cao.Đó là nội dung mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong nội dung bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH HĐ 1 : Nhóm Bước1 : GV chia lớp thành 6 nhóm.Sau đó yêu cầu HS dựa vào kiến thức SGK, Atlat địa lí VN, bản đồ tự nhiên VN treo tường) hoàn thành nội dung theo phiếu học tập theo sự phân công : - Nhóm 1,2 : Tìm hiểu đai nhiệt đới GM. - Nhóm 3,4 : Tìm hiểu đai cận nhiệt đới GM trên núi. - Nhóm 5,6 : Tìm hiểu đai ôn đới GM trên núi. Bước 2 : GV yêu cầu đại diện nhóm 1,3,5 trình bày. Nhóm 2,4,6 nhận xét, bổ sung và đặt câu hỏi cho nhóm trình bày.GV yêu cầu nhóm trình bày lên chỉ trên bản đồ các khu vực có đai mà nhóm trình bày. Bước 3 : GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức. HĐ 2 : Cả lớp - GV đặt câu hỏi: Dựa trên những cơ sở nào để phân chia thành các miền tự nhiên? à GV cung cấp các tiêu chí để phân chia thành các miền tự nhiên và giới thiệu về các vùng tự nhiên ở VN. -Yêu cầu HS chỉ ra được vị trí của các miền trên bản đồ. HĐ 3 : Nhóm Bước1 : GV chia lớp làm 3 nhóm, thảo luận trong thời gian 7’ hoàn thành nội dung theo sự phân công : + Nhóm 1: Tìm hiểu các thành phần tự nhiên của miền Bắc và ĐBBB. + Nhóm 2 : Tìm hiểu các thành phần tự nhiên của miền Tây Bắc và BTB. + Nhóm 3: Tìm hiểu các thành phần tự nhiên của miền NTB và NB. à Sau khi tìm hiểu các thành phần tự nhiên, các nhóm đánh giá những thuận lợi, khó khăn của ĐKTN đối với sự phát triển kinh tế của vùng. Bước 2 : Sau khi thảo luận, đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét, đặt câu hỏi cho nhóm trình bày. - GV đặt thêm câu hỏi (nếu các nhóm khác chưa nêu ra) cho nhóm trình bày: ? Vị trí địa lí và địa hình ảnh hưởng như thế nào đến thủy văn của miền Bắc và ĐBBB ? ? Vì sao có sự giảm sút GMĐB ở TB và BTB ? ? Vị trí, đặc điểm khí hậu của miền NTB và NB ảnh hưởng như thế nào dến hệ thực vật của vùng này? Bước 3 : GV nhận xét phần trình bày của các nhóm và chốt lại kiến thức cho HS. 3. Thiên nhiên phân hoá theo độ cao : Đai – độ cao Đặc điểmkhí hậu Các loại đất chính Các hệ sinh thái chính Ý nghĩa kinh tế Đai nhiệt đới GM - Miền Bắc:Dưới 600 -700 m - Miền Nam: 900-1000 m Khí hậu nhiệt đới rõ nét. Có 2 nhóm đất : + Nhóm đất phù sa ( 24% DT cả nước ) + Nhóm đất feralit đồi núi thấp ( hơn 60% DT cả nước ). Có các hệ sinh thái nhiệt đới + Rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. + Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới GM. Thuận lợi để phát triển kinh tế, đặc biệt là ngành nông nghiệp. Đai cận nhiệt đới GM trên núi. - Miền Bắc: 600 -700 tới 2600 m - Miền Nam: 900 - 1000 tới 2600 m Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào trên 250C. Chủ yếu là nhóm đất feralit có mùn và đất mùn. Hình thành hệ sinh thái cận nhiệt đới nhưng càng lên cao thì thành phần loài càng giảm. Tạo điều kiện phát triển ngành nông -lâm nghiệp Đai ôn đới GM trên núi (từ 2600 m trở lên) Khí hậu mang tính ôn đới, quanh năm dưới 150C. Chủ yếu là đất mùn thô. Phát triển các loài thực vật ôn đới: Đỗ quyên, Lãnh sam ... Phát triển Lâm nghiệp, du lịch. 4. Các miền địa lí tự nhiên : ( Nội dung ở bảng phần phụ lục ) 4. Củng cố : - So sánh đặc điểm tự nhiên của đai nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt đới gió mùa trên núi. - So sánh đặc điểm ( khí hậu, sông ngòi, đất ) của ĐB Đông Bắc với ĐB Tây Nam Bộ. 5. Dặn dị : - Học bài cũ, trả lời các câu hỏi sau bài học trong SGK.Chuẩn bị bài tực hành “Đọc bản đồ địa hình, điền vào lược đồ trống một số dãy núi và đỉnh núi ”. V. Phụ lục : Tên miền Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ Phạm vi Từ tả ngạn S. Hồng kéo sang vùng núi Đông Bắc và ĐBBB. Từ hữu ngạn S. Hồng đến dãy Bạch Mã. Từ dãy Bạch Mã trở vào Nam. Địa hình - Đồi núi thấp ( khoảng 600m ) chạy theo hướng vòng cung. - Có ĐB Bắc Bộ khá rộng. - Có nhiều vịnh, đảo. - Địa hình núi trung bình, cao chiếm ưu thế, chủ yếu chạy theo hướng TB-ĐN. - Có nhiều sơn nguyên, cao nguyên. - Đồng bằng thu nhỏ, chuyển tiếp từ ĐB châu thổ sang ĐB ven biển. - Có nhiều vũng, vịnh, đảo, bãi biển. - Đồi núi, sơn nguyên, cao nguyên ở cực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. - Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, đồng bằng châu thổ Nam Bộ rộng lớn thấp và phẳng. - Có nhiều vũng, vịnh, đảo. Khí hậu Mùa Hạ nóng, mưa nhiều; Mùa Đông lạnh, ít mưa. Khí hậu thời tiết có nhiều biến động. - GM Đông Bắc suy yếu và biến tính. Số tháng lạnh dưới 2 tháng (ở vùng thấp). - Bắc Trung Bộ có gió phơn Tây Nam, bão mạnh, mùa mưa chậm hơn, vào tháng VIII đến tháng XII, tháng I. - Khí hậu cận xích đạo GM - Hai mùa mưa, khô rõ rệt. Mùa mưa ở Tây Nguyên từ tháng V - XI, ở Nam Trung Bộ từ tháng IX - XII. Lũ có hai cực đại vào tháng IX và tháng VI. Sông ngòi Mạng lưới sông ngòi dày đặc. Sông chảy theo hướng TB - ĐN và hướng vòng cung. - Sông chảy theo hướng TB -ĐN, Tây – Đông. - Hầu hết là sông ngắn và có độ dốc lớn. Các con sông ở Nam Trung bộ ngắn, dốc. Có hai hệ thống sông lớn là sông ĐN và sông Cửu Long. Thổ nhưỡng – Sinh vật - Đai cận nhiệt đới hạ thấp -Trong thành phần rừng có các loài cây cận nhiệt (dẻ, re) và động vật miền Hoa Nam Có đủ hệ thống đai cao. Có nhiều thành phần loài của cả 3 luồng di cư. Đai nhiệt đới chân núi lên đến 1000 m. Các loài thực vật nhiệt đới, xích đạo chiếm ưu thế. Có rừng ngập mặn rất đặc trưng. Khoáng sản Giàu khoáng sản: than, sắt, thiếc, vonfram ... Có: thiếc, sắt, crôm, titan, ... Dầu khí có trữ lượng lớn, Tây Nguyên có nhiều bôxít.

File đính kèm:

  • docBai 12 THIEN NHIEN PHAN HOA DA DANG .doc