Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Tiết 20 - Tuần 1- Bài 17 : Lao động và việc làm

 1. Về kiến thức :

- Chứng minh được nước ta có nguồn lao động dồi dào với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất phong phú, chất lượng lao động được nâng lên.

- Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta.

- Hiểu được vì sao việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội lớn, tầm quan trọng của việc sử dụng lao động trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề và hướng giải quyết việc làm cho người lao động.

 2. Về kỹ năng

- Phân tích các bảng số liệu.

- Xác lập mối quan hệ giữa dân số, lao động và việc làm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Tiết 20 - Tuần 1- Bài 17 : Lao động và việc làm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 31/12/2008 Ngày dạy : 02/01/2009 Tiết : 20 Tuần : 1 ( HKII ) BÀI 17 : LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM I. Mục tiêu bài học : 1. Về kiến thức : - Chứng minh được nước ta có nguồn lao động dồi dào với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất phong phú, chất lượng lao động được nâng lên. - Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta. - Hiểu được vì sao việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội lớn, tầm quan trọng của việc sử dụng lao động trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề và hướng giải quyết việc làm cho người lao động. 2. Về kỹ năng - Phân tích các bảng số liệu. - Xác lập mối quan hệ giữa dân số, lao động và việc làm. 3. Về thái độ : - Quyết tâm học tập để trở thành người lao động có chuyên môn nghiệp vụ. 4. Kiến thức trọng tâm : - Nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động đang được nâng cao. - Vấn đề sử dụng hợp lý nguồn lao động. - Hướng giải quyết việc làm hiện nay. II. Đồ dùng dạy học : - Các bảng số liệu về lao động và nguồn lao động qua các năm ởû nước ta. III. Phương pháp : Phát vấn, nêu vấn đề. IV. Tiến trình tổ chức dạy học : 1. Ổn định lớp : ( Kiểm diện sĩ số ghi vào sổ đầu bài ) 2. Kiểm tra bài cũ : CH 1 : Chứng minh rằng : Nước ta là nước cĩ dân số đơng, nhiều thành phần dân tộc, dân số cịn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ ? à Sgk trang 67, 68. CH 2 : Câu hỏi 1, 2, 3 Sgk trang 72. 3. Bài mới : GV hỏi : Dân số nước ta có những đặc điểm gì ? à HS trả lời. GV nói : Dân số đông và tăng nhanh đã tạo cho nước ta có nguồn lao động dồi dào. Vậy nguồn lao động của nước ta có những mặt mạnh và hạn chế nào? HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH HĐ 1 : Cá nhân/Cặp Bước 1 : HS dựa vào SGK, bảng 17. 1 vốn hiểu biết, nêu những mặt mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta. Bước 2 : HS trình bày, GV giúp HS chuẩn kiến thức. à Đặc biệt trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. HĐ 2 : Cá nhân/Cặp Bước 1 : Căn cứ vào các bảng số liệu trong SGK, phân tích và trả lời các câu hỏi kèm theo giữa bài. Gv gợi ý: Ởû mỗi bảng, các em cần nhận xét theo dàn ý : - Loại chiếm tỉ trọng cao nhất, thấp nhất ? - Xu hướng thay đổi tỉ trọng của mỗi loại ? Bước 2 : Trình bày kết quả. Mỗi HS trình bày về một loại cơ cấu, các HS khác bổ sung, GV giúp HS chuẩn kiến thức dựa trên nền các câu hỏi : - Năm 2005 : Nông thôn : 75 % dân số, thành thị 25 % dân số. ? Nêu những hạn chế trong sử dụng lao động ở nước ta ? HĐ 3 : Cả lớp. ? Tại sao việc làm lại là vấn đề kinh tế – xã hội lớn ởû nước ta ? ? So sánh vấn đề việc làm ở nông thôn và thành thị. Tại sao có sự khác nhau đó ? ? Chúng ta đã có nhứng biện pháp gì để giải quyết vấn đề việc làm ? ? Địa phương em đã đưa ra những chính sách gì để giải quyết việc làm ? Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. Gv chuẩn kiến thức. 1. Nguồn lao động : a. Mặt mạnh : - Nguồn lao động rất dồi dào 42,53 triệu người, chiếm 51,2% dân số ( năm 2005 ) . - Mỗi năm tăng thêm trên 1triệu lao động. - Người lao động cần cù, sáng tạo có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn với truyền thống dân tộc, được tích lũy qua nhiều thế hệ. - Chất lượng lao động ngày càng nâng lên nhờ những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế. b. Hạn chế : - Nhiều lao động chưa qua đào tạo. - Lực lượng lao động có trình độ cao còn ít. 2. Cơ cấu lao động : a. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế : - Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất. Cơ cấu lao đọng phân theo khu vực kinh tế năm 2005 : + Nông – lâm – ngư nghiệp : 57,3 %. + Công nghiệp – xây dựng : 18,2 %. + Dịch vụ : 24,5 %. - Xu hướng : Giảm tỉ trọng lao động nông, lâm, ngư nghiệp; tăng tỉ trọng lao động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, nhưng còn chậm. b. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế: - Phần lớn lao động làm ở khu vực ngoài nhà nước. - Tỉ trọng lao động khu vực ngoài Nhà nước và khu vực Nhà nước ít biến động, lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng. c. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn : - Phần lớn lao động ở nông thôn. - Tỉ trọng lao động nông thôn giảm, khu vực thành thị tăng. * Hạn chế : - Năng suất lao động thấp. - Phần lớn lao động có thu nhập thấp. - Phân công lao động xã hội còn chậm chuyển biến. - Chưa sử dụng hết thời gian lao động. 3. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm : a. Vấn đề việc làm : - Việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội lớn hiện nay. - Năm 2005, cả nước có 2,1% lao động thất nghiệp và 8,1% thiếu việc làm. Ở khu vực thành thị tỉ lệ thất nghiệp là 5,3%, ở nông thôn là 1,1 %; tỉ lệ thiếu việc làm ở thành thị là 4,5 %, ở nông thôn là 9,3 % à mỗi năm nước ta giải quyết gần 1 triệu việc làm. b. Hướng giải quyết việc làm : - Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng. -Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản. -Thực hiện đa dạng hoá các hoạt động sản xuất ( nghề truyền thống, thủ công nghiệp, tiểu thủ công ngiệp) chú ý thích đáng đến hoạt động của các ngành dịch vụ. -Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu. - Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động để họ có thể tự tạo những công việc hoặc tham gia vào các đơn vị sản xuất dễ dàng, thuận lợi hơn. -Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. 4. Củng cố : - Dựa vào bảng 17.1 nhận xét về cơ cấu lao động có việc làm chia theo trình độ kỹ thuật của nước ta. - Trình bày các hướng giải quyết việc làm ởû nước ta. 5. Dặn dò : - Học bài cũ, trả lời các câu hỏi sau bài học Sgk. Dựa vào bảng 17.2 : a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2000 - 2005. b . Từ biểu đồ đãõ vẽ, nêu nhận xét và giải thích. - Đọc trước bài mới “ Đơ thị hĩa ”.

File đính kèm:

  • docBai 17Lao dong va viec lam.doc
Giáo án liên quan