Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Tiết 22 - Tuần 2 - Bài 19 :Thực hành : Vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hóa về thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng

 1. Về kiến thức :

- Nhận biết và hiểu được sự phân hóa về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng.

- Biết được một số nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng.

 2. Về kỹ năng

- Vẽ biểu đồ cột thanh ngang và phân tích bảng số liệu.

- So sánh và nhận xét mức thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng.

 3. Về thái độ :

- Rèn luyện tinh thần, ý thức học tập của học sinh.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Tiết 22 - Tuần 2 - Bài 19 :Thực hành : Vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hóa về thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 07/01/2009 Ngày dạy : 09/01/2009 Tiết : 22 Tuần : 2 ( HKII ) BÀI 19 : THỰC HÀNH : VẼ BIỂU ĐỒ VÀ PHÂN TÍCH SỰ PHÂN HÓA VỀ THU NHẬP BÌNH QUÂN THEO ĐẦU NGƯỜI GIỮA CÁC VÙNG I. Mục tiêu bài học : 1. Về kiến thức : - Nhận biết và hiểu được sự phân hóa về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng. - Biết được một số nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng. 2. Về kỹ năng - Vẽ biểu đồ cột thanh ngang và phân tích bảng số liệu. - So sánh và nhận xét mức thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng. 3. Về thái độ : - Rèn luyện tinh thần, ý thức học tập của học sinh. 4. Kiến thức trọng tâm : - Biểu đồ thanh ngang về sự phân hoá thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng. - Nhận biết được sự chênh lệch thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng lãnh thổ ở Việt Nam qua bảng số liệu. II. Đồ dùng dạy học : - Bảng số liệu về thu nhập bình quân theo đầu người của các vùng nước ta. - Các dụng cụ để đo vẽ ( Com pa, thước kẻ, bút chì,...) III. Phương pháp : Phát vấn, nêu vấn đề, hướng dẫn mẫu. IV. Tiến trình tổ chức dạy học : 1. Ổn định lớp : ( Kiểm diện sĩ số ghi vào sổ đầu bài ) 2. Kiểm tra bài cũ : CH 1 : Trình bày đặc điểm đô thị hóa ở nước ta ? à Sgk trang 77, 78. CH 2 : Phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa ở nước ta đối với phát triển kinh tế – xã hội ? à Sgk trang 79. 3. Bài mới : GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH HĐ l : Cả lớp * Xác định yêu cầu của bài thực hành : - GV yêu cầu học sinh đọc nội dung của bài thực hành, sau đó nêu yêu cầu của bài thực hành. GV nói : Như vậy bài thực hành này có hai yêu cầu : + Một là : Chọn và vẽ biểu đồ thể hiện thu nhập bình quân theo đầu người các vùng nước ta năm 2004. + Hai là : Phân tích bảng số liệu để rút ra nhận xét mức thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng của nước ta qua các năm 1999, 2002, 2004. HĐ 2 : Cá nhân * Xác định loại biểu đồ thích hợp thể hiện yêu cầu của bài thực hành : Bước 1 : - GV gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập 1 ( Vẽ biểu đồ thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng của nước ta, năm 2004 ). - GV nói : Bảng số liệu có 3 năm nhưng bài tập chỉ yêu cầu vẽ một năm 2004. ? Loại biểu đồ nào là thích hợp nhất với số liệøu yêu cầu của bài tập ? à HS trả lời ( Biểu đồ cột thanh ngang, mỗi vùng một cột ). GV : Chúng ta đã xác đinh được loại biểu đồ cần vẽ, bây giờ mỗi em hãy vẽ nhanh biểu dồ vào vở, cố gắng trong 10 phút phải vẽ xong biểu đồ, sau đó chúng ta sẽ phân tích bảng số liệu. - GV yêu cầu 1 à 2 học sinh lên vẽ biểu đồ trên bảng. Bước 2 : Cá nhân học sinh vẽ biểu đồ vào vở. Bước 3 : Cả lớp cùng quan sát biểu đồ đã vẽ trên bảng, nhận xét, chỉnh những chỗ chưa chính xác, chưa đẹp; mỗi cá nhân học sinh tự nhận xét, chỉnh sửa biểu đồø đã vẽ. HĐ 3 : Cặp * Phân tích bảng số liệu : Bước 1 : Các cặp học sinh làm bài tập 2 ( So sánh, nhận xét mức thu nhập bình quân theo đầu người/tháng giữa các vùng qua các năm ). Gợi ý : - So sánh các chỉ số theo hàng ngang để biết sự thay đổi mức thu nhập bình quân đầu người/tháng của từng vùng qua các năm, cần tính tốc độ tăng để biết sự khác nhau về tốc độ tăng. - So sánh các chỉ số theo hàng dọc để tìm sự khác nhau về mức thu nhập bình quân theo đầu người/tháng giữa các vùng qua các năm, tính xem giữa tháng cao nhất và thấp nhất chênh nhau bao nhiêu lần. - Nguyên nhân sự chênh lệch về mức thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng. Bước 2 : HS trình bày kết quả, GV giúp HS chuẩn kiến thức. - Kết luận : + Mức thu nhập bình quân đầu người/tháng của các vùng đều tăng ( Tây Nguyên có sự biến động theo chiều hướng giảm vào giai đoạn 1999 – 2002 ). Tốc độ tăng không đều (dẫn chứng) + Mức thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng luôn có chênh lệch (dẫn chứng). + Nguyên nhân chênh lệch : Do các vùng có sự khác nhau về phát triển kinh tế và số dân. 4. Củng cố : - Nhận xét tiết học và phần chuẩn bị của HS. - Củng cố lại cách nhận dạng và vẽ biểu đồ thanh ngang. - Hệ thống phương pháp nhận xét bảng số liệu (Theo chiều ngang và dọc). - Hướng học sinh tìm hiểu các nguyên nhân giải thích cho các bảng số liệu. 5. Dặn dò : - Hoàn thành bài thực hành vào vở nếu chưa xong. - Chuẩn bị trước bài mới “ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ”.

File đính kèm:

  • docBai 19 thuc hanhVe bieu do.doc