Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Tiết 24 - Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Sau bài hoc, HS cần:

 1. Kiến thức

 - Hiểu được sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

 - Trình bày được các thay đổi trong cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ nước ta trong thời kì Đổi mới.

 2. Kĩ năng

 - Biết phân tích các biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu kinh tế.

 - Có kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Tiết 24 - Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/1/2009. Lớp dạy: 12A, 12B. Ngày dạy: 14/1/2009. Tiết: 24. Bài 20: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ I. MỤC TIÊU Sau bài hoc, HS cần: 1. Kiến thức - Hiểu được sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Trình bày được các thay đổi trong cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ nước ta trong thời kì Đổi mới. 2. Kĩ năng - Biết phân tích các biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu kinh tế. - Có kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Các biểu đồ cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế nước ta( phóng to). - Bản đồ kinh tế chung Việt Nam. - Át lát địa lí Việt Nam. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động: Một nền kinh tế mạnh không chỉ phải có nhịp độ phát triển kinh tế cao mà quan trọng hơn là phải có cơ cấu hợp lí giữa các thành kinh tế, các thành phần kinh tế và các vùng kinh tế. Xác định cơ cấu kinh tế hợp lí và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu cho ngày càng hợp lí là vấn đề quan trọng hàng đầu trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Ở nước ta sự chuyển dịch kinh tế đã diễn ra như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này trong bài học hôm nay. 2. Hoạt động của GV và HS Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm hiểu sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta. - CH: Quan sát hình 20.1, em hãy phân tích sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1990-2005. - Khu vực II: công nghiệp và xây dựng. Năm 1990 khu vực II chỉ chiếm 22.7% thì năm 2005 đã đạt 41%, trở thành khu vực có tỉ trọng cao nhất trong GDP. - Khu vực I: nông-lâm-ngư nghiệp. Năm 1990 khu vực I chiếm 38.7% có tỉ trọng cao nhất trong GDP, thì năm 2005 chỉ còn 21% trở thành khu vực có tỉ trọng thấp nhất trong GDP. - Khu vực III: dịch vụ. Chiếm 38.6% năm 1990, giảm còn 35.7% năm 1991, năm 1995 tăng lên 41%. Song kể từ đó tỉ trọng khu vực III ngày càng giảm, và đến năm 2005 chỉ còn 38%. Tuy nhiên so với thời kì trước Đổi mới thì ngành dịch vụ đã có những chuyển biến tích cực trong cơ cấu GDP. - CH: Dựa vào nội dung SGK và bảng 20.1, em hãy trình bày sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành kinh tế nước ta. - Từ năm 1990-2005: + Tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 83.4% xuống còn 71.5%. + Tỉ trọng ngành thủy sản tăng từ 8.7% lên 24.8%. Từ năm 1990 đến năm 2005 tỉ trọng của ngành trồng trọt giảm từ 79.3% xuống còn 73.5%. Trong ngành trồng trọt : → Giảm tỉ trọng cây lương thực. → Tăng tỉ trọng cây công nghiệp, nhất là những cây phục vụ xuất khẩu và làm nguyên liệu cho công nghiệp có giá trị cao. Từ năm 1990 đến năm 2005 tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 19.9% lên 24.7%. - Công nghiệp chế biến chiếm khoảng 80.5% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp và chiếm 18.7% tổng sản phẩm trong nước. Tỉ trọng này vẫn còn thấp so với mục tiêu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. + Một số ngành chế biến chủ lực là: chế biến thực phẩm, dệt, da dày, may mặc, sản xuất hóa chất, cao su, platic + Hình thành một số ngành công nghệ cao như sản xuất ô tô, thiết bị chính xác, máy móc điện tử, viễn thông + Các sản phẩm này ít có khả năng cạnh tranh, không đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. - Các loại hình dịch vụ mới ra đời đã đáp ứng được yêu cầu phát triển mới, góp phần tích cực vào sự tăng trưởng của đất nước. - GV tổng kết: xu hướng chuyển dịch như trên cho thấy các ngành kinh tế của nước ta đang phát triển cân đối, toàn diện hơn, hiện đại hơn và phù hợp với xu thế hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Chuyển ý: Bên cạnh sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế nước ta cũng có sự chuyển dịch rất cơ bản. Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này trong mục 2 sau đây. Hoạt động II: Tìm hiểu sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế nước ta. - CH: Dựa vào bảng 20.2, em hãy phân tích để thấy sự chuyển dịch cơ cấu GDP giữa các thành phần kinh tế. Sự chuyển dịch đó có ý nghĩa gì? - Cụ thể, trong cơ cấu GDP, từ năm 1995 đến năm 2005: + Kinh tế nhà nước giảm từ 40,2% xuống còn 38.4%. + Kinh tế tư nhân tăng từ 7.4% lên 8.9%. + Kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài tăng từ 6.3% lên 16%. Đây là khu vực có mức tăng nhanh nhất, đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Chuyển ý: không chỉ có sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế mà cơ cấu các vùng lãnh thổ nước ta cũng có sự thay đổi tích cực, chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này trong mục 3 sau đây. Hoạt động 3: Tìm hiểu sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế nước ta. - CH: Dựa vào nội dung SGK và sự hiểu biết của mình, em hãy nêu biểu hiện của sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ nước ta. - Ví dụ: + Đông Nam Bộ là vùng phát triển công nghiệp mạnh nhất, đạt 55.6% giá trị sản lượng công nghiệp của cả nước ( năm 2005). + Đồng bằng sông Cữu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm. Giá trị sản xuất nông, lâm và thủy sản chiếm 40.7% cả nước. - Ba vùng kinh tế trọng điểm là: + Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. + Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. + Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 1. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ a. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng: - Tăng tỉ trọng khu vực II. - Giảm nhanh tỉ trọng khu vực I. - Khu vực III có tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định. => Cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. b. Sự chuyển dịch trong nội bộ từng ngành. - Ở khu vực I: + Giảm tỉ trọng nông nghiệp. + Tăng tỉ trọng ngành thủy sản. + Riêng trong nông nghiệp, tỉ trọng của: → Trồng trọt giảm. → Chăn nuôi tăng. - Ở khu vực II: + Tăng tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến. + Giảm tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác. + Trong từng ngành công nghiệp: → Tăng tỉ trọng các sản phẩm cao cấp, có thể cạnh tranh về chất lượng và giá cả. → Giảm tỉ trọng các sản phẩm chất lượng thấp và trung bình. - Ở khu vực III. + Gia tăng lĩnh vực kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị. + Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như: viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ. 2. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU THÀNH PHẦN KINH TẾ. - Kinh tế nhà nước giảm tỉ trọng. - Khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư của nước ngoài tăng tỉ trong. - Tuy nhiên, kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt vẫn do nhà nước quản lí. 3.CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LÃNH THỔ KINH TẾ. Trên cả nước đã hình thành: - Các vùng động lực phát triển kinh tế, các vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn. - Hình thành ba vùng trọng điểm kinh tế trên ba miến. IV. CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ. Câu 1: Điền nội dung thích hợp vào bảng theo mẫu sau: XU HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Cơ cấu Xu hướng chuyến dịch Ngành kinh tế Thành phần kinh tế Lãnh thổ kinh tế V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP - HS làm bài tập trong SGK, tập bản đồ Địa lí lớp 12 - Học bài đầy đủ, chuẩn bị bài mới.

File đính kèm:

  • docBai 20 Dia li 12 Co ban(1).doc