1. Về kiến thức:
- Biết được các thế mạnh và hạn chế của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta.
- Biết được đặc điểm của nền nông nghiệp nước ta đang chuyển dịch từ nông nghiệp cổ truyề sang nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hoá quy mô lớn.
- Biết được xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nước ta.
2. Về kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích bản đồ.
- Rèn kĩ năng phân tích bảng số liệu.
6 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Tiết 24 - Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 24
Ngày soạn: 21/01/10
ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ
Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta
MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần:
Về kiến thức:
Biết được các thế mạnh và hạn chế của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta.
Biết được đặc điểm của nền nông nghiệp nước ta đang chuyển dịch từ nông nghiệp cổ truyề sang nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hoá quy mô lớn.
Biết được xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nước ta.
Về kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng phân tích bản đồ.
Rèn kĩ năng phân tích bảng số liệu.
Về thái độ:
Nhận thức đúng đắn đặc điểm của nền nông nghiệp nước ta hiện nay và góp phần xây dựng đất nước và bảo vệ môi trường.
CHUẨN BỊ:
Bản đồ nông nghiệp Việt Nam
Atlat địa lí Việt Nam
Một số hình ảnh về nông nhiệp nước ta
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ: HS khá – 9 đ- 7 phút
Câu hỏi: Em hãy trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của nước ta. Nêu nguyên nhân của sự chuyển dịch đó.
Đáp án: Hs cần trả lời các ý:
Trình bày sự chuyển dịch giữa các ngành
Sự chuyển dịch trong nội bộ các ngành
Nguyên nhân sự chuyển dịch
3. Dạy bài mới:
Hoạt động của Gv và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: 12 phút
Tìm hiểu nền nông nghiệp nhiệt đới
Cách thức: cá nhân
HS dựa vào kiến thức đã học trả lời các câu hỏi: GV gợi ý, tổng kết
- ĐKTN và TNTN nước ta có đặc điểm như thế nào để quy định nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới ?
- ĐKTN và TNTN có ảnh hưởng như thế nào đến nền nông nghiệp nước ta ?
- Em hãy lấy ví dụ chứng minh sự phân hoá mùa vụ trong nông nghiệp là do sự phân hoá khí hậu.
→ ĐBSH có 2 mùa: chiêm xuân (2-5) và mùa (7-10) còn ĐBSCL có 3 vụ: đông xuân, hè thu và vụ mùa.
Trong đk nền nông nghiệp nhiệt đới cần chú ý trong sử dụng đất vì khả năng xói mòn, rửa trôi lớn, đất dễ bị bạc màu
- Làm thế nào để phát huy những thế mạnh và hạn chế những khó khăn của nền nôngnghiệp nhiệt đới?
HS quan sát bản đồ nông nghiệp kết hợp kiến thức đã học kể tên các cây trồng, vật nuôi chính ở các vùng nông nghiệp nước ta.
Việc phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và đẩy mạnh trao đổi sản phẩm giữa các vùng là đk tốt để khai thác sự khác biệt về mùa vụ giữa các địa phương, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Hoạt động 2: 10 phút
Tìm hiểu đặc điểm nền cổ truyền và nền NN sản xuất hàng hoá
Cách thức: cặp
GV yêu cầu HS lập bảng so sánh giữa nền NN cổ truyền và nền NN hàng hoá hiện đại.
Nội dung so sánh: - Quy mô sx
- Công cụ sx - Năng suất lđ
- Pthức sx - Mđ sx
- Phân bố
HS trao đổi với bạn và dựa vào SGK để trả lời
GV tổng kết
ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ
Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp
Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta
1.Nền nông nghiệp nhiệt đới:
a. ĐKTN và TNTN cho phép nước ta phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới:
- Thuận lợi:
+ Sản phẩm nông nghiệp đa dạng, chủ yếu là sản phẩm nhiệt đới, ngoài ra còn có sản phẩm cận nhiệt và ôn đới
+ Cơ cấu mùa vụ đa dạng, khả năng xen canh, tăng vụ lớn.
+ Sự phân hoá các đk địa hình, đất trồng cho phép và đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp canh tác khác nhau:
* TD –MN: trồng cây lâu năm, chăn nuôi gia súc
* Đồng bằng : trồng cây ngắn ngày, thâm canh, tăng vụ, nuôi trồng thuỷ sản...
- Khó khăn:
+ Nhiều thiên tai , sâu bệnh
+ Tính thất thường của khí hậu gây nên tính bấp bênh trong sản xuất
+ Quy định tính mùa vụ khắt khe trong nông nghiệp.
b. Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới:
- Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp.
- Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật cơ cấu mùa vụ đang có sự thay đổi đem lại hiêụ quả kinh tế cao.
- Nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản nên tính mùa vụ được khai thác tốt hơn.
- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản đã phát huy thế mạnh sản xuất nông nghiệp.
2. Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hoá góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới:
Nước ta hiện nay đang có sự tồn tại song song của nền NN tự cấp, tự túc cổ truyền và nền NN sx hàng hoá hiện đại
Đặc điểm
Nền nông nghiệp cổ truyền
Nền nông nghiệp hiện đại
- Quy mô sản xuất
- Công cụ sản xuất
- Năng suất lao động
- Phương thức sản xuất
- Mục đích sản xuất
- Phân bố
Nhỏ
Thủ công
Thấp
Sản xuất tự cấp, tự túc, đa canh
Người sx quan tâm nhiều đến sản lượng
Phổ biến, rộng rãi
Lớn
Sử dụng nhiều máy móc
Cao
Sx hàng hoá, chuyên môn hoá, liên kết nông – công nghiệp, thâm canh
Người sx quan tâm nhiều đến lợi nhuận
Ở những nơi có điều kiện thuận lợi để sx hàng hoá: gần đường giao thông, các thành phố lớn ...
Hoạt động 3: 15 phút
Tìm hiểu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
Cách thức: Cả lớp
HS dựa vào kiến thức đã học và kiến thức thực tế nêu các ngành kt ở nông thôn và xu hướng thay đổi cơ cấu kinh tế ở đây.
HS dựa vào Bảng 21/91 SGK nêu nhận xét sự thay đổi cơ cấu hộ nông thôn theo ngành sx chính.
HS dựa vào kiến thức thực tế kể tên các tpkt ở địa phương
HS quan sát BSL/92 SGK nhận xét về số lượng trang trại, cơ cấu tt và vai trò của ĐNB và ĐBSCL trong pt kt trang trại
HS quan sát hình 21/90 SGK để thấy được sự phân hoá theo không gian trong cơ cấu kt nông thôn
→TN và TDMNPB kt nông thôn vẫn dựa chủ yếu vào n- l-nn, còn các vùng khác nhất là ĐBSH và ĐNB cơ cấu kt ngày càng đa dạng
3. Kinh tế nông thôn nước ta đang chuyển dịch rõ nét:
a. HĐ nông nghiệp là bộ phận chủ yếu của kt nông thôn:
- KT nông thôn dựa chủ yếu vào nông – lâm – ngư nghiệp nhưng hđ phi NN ngày càng phát triển.
b. KT nông thôn bao gồm nhiều thành phần kt: Bao gốm:
- Doanh nghiệp nông – lâm nghiệp – thuỷ sản
- HTX nông – lâm – nghiệp – thuỷ sản
- Kt hộ gia đình
- Kt trang trại
c.Cơ cấu KT nông thôn đang từng bước chuyển dịch theo hướng sx hàng hoá và đa dạng hoá:
Biểu hiện:
- Đẩy mạnh chuyên môn hoá NN, hình thành các vùng NN chuyên môn hoá, kết hợp NN với công nghiệp chế biến, hướng ra xuất khẩu.
- Sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp và phi nông nghiệp cũng có sự thay đổi
IV. ĐÁNH GIÁ: 3 phút
- GV cho điểm 1 số HS có phần đóng góp xây dựng bài tốt.
- GV hướng dẫn HS làm bt 2/92 SGK
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
Gv dăn dò HS làm bài tập và học bài
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- BAI 21.doc