1. Về kiến thức :
- Hiểu được sự thay đổi trong cơ cấu ngành nông nghiệp ( Trồng trọt, chăn nuôi).
- Hiểu được sự phát triển và phân bố sản xuất cây lương thực – thực phẩm và sản xuất cây công nghiệp, các vật nuôi chủ yếu.
2. Về kỹ năng :
- Đọc và phân tích biểu đồ (SGK).
- Xác định trên bản đồ và trên lược đồ các vùng chuyên canh cây lương thực - thực phẩm và cây công nghiệp trọng điểm.
- Đọc bản đồ, lược đồ và giải thích được đặc điểm phân bố ngành chăn nuôi.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 570 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Tiết 25 - Bài 22 : Vấn đề phát triển nông nghiệp (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : /2009
Ngày dạy : /2009
Tiết : 25
Tuần : ( HKII )
BÀI 22 : VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP
I. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức :
- Hiểu được sự thay đổi trong cơ cấu ngành nông nghiệp ( Trồng trọt, chăn nuôi).
- Hiểu được sự phát triển và phân bố sản xuất cây lương thực – thực phẩm và sản xuất cây công nghiệp, các vật nuôi chủ yếu.
2. Về kỹ năng :
- Đọc và phân tích biểu đồ (SGK).
- Xác định trên bản đồ và trên lược đồ các vùng chuyên canh cây lương thực - thực phẩm và cây công nghiệp trọng điểm.
- Đọc bản đồ, lược đồ và giải thích được đặc điểm phân bố ngành chăn nuôi.
3. Về thái độ :
- Xác lập mối quan hệ giữa : Tự nhiên – sản xuất nông nghiệp. Sản xuất lương thực – chăn nuôi.
4. Kiến thức trọng tâm :
- Ý nghĩa của việc đảm bảo an tồn lương thực ở nước ta. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lương thực ở những vùng sinh thái khác nhau. Những thành tựu chủ yếu trong sản xuất lương thực.
- Ý nghĩa sâu sắc của việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, đặc biệt là việc đẩy mạnh phát triển các cây công nghiệp nhiệt đới.
- Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển ngành chăn nuôi, đặc điểm phân bố các vật nuôi chủ yếu theo các vùng.
II. Đồ dùng dạy học :
- Bản đồ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản Việt Nam. Atlat địa lí Việt Nam.
III. Phương pháp : Phát vấn, nêu vấn đề, thảo luận.
IV. Tiến trình tổ chức dạy học :
1. Ổn định lớp : ( Kiểm diện sĩ số ghi vào sổ đầu bài )
2. Kiểm tra bài cũ :
CH 1 : Nền nông nghiệp nhiệt đới có những thuận lợi và khó khăn gì ? Hãy cho ví dụ chứng minh rằng nước ta đang phát triển ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới ?
à Sgk trang 88.
CH 2 : Hãy phân biệt một số nét khác nhau cơ bản giữa nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hàng hóa ? à Sgk trang 89.
3. Bài mới :
Giáo viên nhắc lại kiến thức kiến thức bài cũ, chuyển tiếp vào nội dung bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
HĐ 1 : Cá nhân/cả lớp
Bước 1 :
- Giáo viên yêu cầu học sinh xem lại bảng 20.1 trang 83 nhận xét về tỉ trọng của ngành trồng trọt trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp.
- Chuyển ý : Giáo viên tiếp tục yêu cầu học sinh dựa vàọ hình 22 nhận xét về cơ cấu của ngành trồng trọt và xu hướng chuyển dịch cơ cấu của ngành này. Sau đó sẽ tìm hiểu nội dung chi tiết của từng ngành.
HĐ 2 : Cá nhân/ lớp
Bước 1 : Giáo yêu cầu học sinh dựa vào kênh chữ Sgk và vốn hiểu biết để trả lời các câu hỏi sau :
? Hãy nêu vai trò của ngành sản xuất lương thực ?
? Hãy nêu các điều kiện thuận lợi, khó khăn trong sản xuất lương thực ở nước ta ?
Bước 2 : HS trả lời, GV chuẩn kiến thức
Bước 3 : Giáo viên yêu cầu học sinh đọc Sgk, hoàn thành phiếu học tập về những xu hướng chủ yếu trong sản xuất lương thực những năm qua.
Bước 4 : Học sinh trình bày, sau đó giáo viên
đưa thông tin phản hồi để học sinh tự đối chiếu.
- Vấn đề sản xuất cây thực phẩm ( Giáo viên
cho học sinh tự tìm hiểu trong Sgk ).
HĐ 3 : Cặp/cá nhân
Bước 1 : Giáo yêu cầu học sinh dựa vào kênh chữ Sgk và vốn hiểu biết để trả lời các câu hỏi sau :
? Nêu ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp ?
? Nêu các điều kiện phát triển cây công nghiệp ở nước ta ?
? Giải thích tại sao cây công nghiệp nhiệt đới lại là cây công nghiệp chủ yếu ở nước ta ?
? Tại sao cây công nghiệp lâu năm lại đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp nước ta ?
Bước 2 : Học sinh trả lời, giáo viên giúp học sinh chuẩn kiến thức.
HĐ 4 : Cả lớp
Bước 1 : Giáo viên yêu cầu học sinh :
- Xem lại bảng 20.1 cho biết tỉ trọng của ngành chăn nuôi và sự chuyển biến của nó trong cơ cấu ngành nông nghiệp.
? Dựa vào Sgk nêu xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi ?
? Cho biết điều kiện phát triển của ngành chăn nuôi nước ta hiện nay ?
Bước 2 : Học sinh trình bày, giáo viên giúp học sinh chuẩn kiến thức.
Bước 3 : Tìm hiểu tình hình phát triển và phân bố một số gia súc, gia cầm chính ởû nước ta.
- Học sinh tự tìm hiểu trong Sgk, sau đó trình bày và chỉ bản đồ về sự phân bố một số gia súc, gia cầm chính.
- Sau khi học sinh trình bày về sự phân bố xong, giáo viên hỏi : ? Tại sao gia súc gia cầm lại phân bố nhiều ở những vùng đó ?
1. Ngành trồng trọt :
Chiếm gần 75% giá trị sản lượng nông nghiệp.
a. Sản xuất lương thực :
- Việc đẩy mạnh sản xuất lương thực có tầm quan trọng đặc biệt :
+ Đảm bảo lương thực cho nhân dân.
+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
+ Làm nguồn hàng xuất khẩu.
+ Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp.
- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất lương thực :
+ Điều kiện tự nhiên.
+ Điều kiện kinh tế - xã hội .
- Tuy nhiên cũng có những khó khăn : Thiên tai, sâu bệnh...
- Những xu hướng chủ yếu trong sản xuất lương thực ( Thông tin phản hồi của phiếu học tập ở phần phụ lục )
b. Sản xuất cây thực phẩm : (SGK)
c. Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn qua û:
* Cây công nghiệp :
- Ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp:
+ Sử dụng hợp lí tài nguyên đất, nước và khí hậu.
+ Sử dụng tốt hơn nguồn lao động nông nghiệp, đa dạng hóa nông nghiệp.
+ Tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
+ Là mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
- Điều kiện phát triển :
+ Thuận lợi ( về tự nhiên,xã hội )
+ Khó khăn ( thị trường )
- Nước ta chủ yếu trồng cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới, ngoài ra còn có một số cây có nguồn gốc cận nhiệt.
- Cây công nghiệp lâu năm :
+ Có xu hướng tăng cả về năng suất, diện tích, sản lượng.
+ Đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp.
+ Nước ta đã hình thành được các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm với qui mô lớn.
+ Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu : Cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa, chè.
- Cây công nghiệp hàng năm : Mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, tằm, thuốc lá...
* Cây ăn quả : ( SGK )
2. Ngành chăn nuôi :
- Tỉ trọng ngành chăn nuôi còn nhỏ ( so với trồng trọt ) nhưng đang có xu hướng tăng.
- Xu hướng phát triển của ngành chăn nuôi hiện nay :
+ Ngành chăn nuôi tiến mạnh lên sản xuất hàng hoá.
+ Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.
+ Các sản phẩm không qua giết mổ.
( Trứng, sữa ) chiếm tỉ trọng ngày càng cao.
- Điều kiện phát triển ngành chăn nuôi nước ta :
+ Thuận lợi ( Cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt hơn, dịch vụ giống, thú y có nhiều tiến bộ...)
+ Khó khăn ( Giống gia súc, gia cầm năng suất thấp, dịch bệnh...)
- Chăn nuôi lợn và gia cầm : ( SGK )
+ Tình hình phát triển
+ Phân bố
- Chăn nuôi gia súc ăn cỏ : ( SGK )
+ Tình hình phát triển
+ Phân bố
4. Củng cố :
- Tầm quan trọng của việc sản xuất lương thực ở VN ? Nêu một số thành tựu nổi bật về sản xuất lương thực năm 2005 ?
- Trình bày và giải thích sự phân bố của cây cà phê , cây cao xu, cây chè? Ý nghĩa của việc phát triển cây CN lâu nãm ở Tây Nguyên ?
5. Dặn dò : - Học bài cũ, trả lời các câu hỏi sau bài học Sgk. Làm bài tập 3, 4 trang 97.
- Chuẩn bị trước bài mới “ Thực hành ”.
V. Phụ lục :
THÔNG TIN PHẢN HỒI CỦA PHIẾU HỌC TẬP.
Những xu hướng chủ yếu trong sản xuất lương thực những năm qua.
Diện tích
Tăng mạnh từ năm 1980 ( 5,6 triệu ha ) đến 2002 ( 7,5 triệu ha ), năm 2005 giảm nhẹ ( 7,3 triệu ha ).
Cơ cấu mùa vụ
Có nhiều thay đổi.
Năng suất
Tăng rất mạnh ( Hiện nay đạt khoảng 49 tạ/ha/vụ ) do áp dụng tiến bộ KHKT, thâm canh tăng vụ.
Sản lượng lúa
Sản lượng tăng mạnh ( Hiện nay đạt trên dưới 36 triệu tấn ).
Bình quân lương thực
470 kg/người/năm.
Tình hình xuất khẩu
Là 1 trong những nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới.
Các vùng trọng điểm
Đồng bằng Sông Cửu Long.
Đồng bằng Sông Hồng.
File đính kèm:
- Bai 22Van de phat trien nong nghiep.doc